*Dưới thời Bắc thuộc nhân dân ta liên tiếp đấu tranh vì :
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vì lòng căm thù giặc
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước cùng ý chí quật cường, bất khuất, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, chủ quyền của nhân dân ta
-vì lòng yêu nước,lòng yêu dân tộc,mong muốn bảo vệ vùng đất thiêng liệng mà ông ha để lại, quyết đấu tranh vì dân tộc, con cháu đời sau, nghĩ đến những việc mà chúng gây ra cho chúng ta, dân tộc đã quyết ko chịu phục, quyết trả thù bằng xương bằng máu.
-ý nghia:thể hiện lòng quyết tâm đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc,đánh đuổi quân xâm lược, giành lại non sông. nêu lên tinh thần ko chịu phục của dân tộc ta, ý chí kiên cường,mạnh mẽ quyết song hành cùng đất nước
Dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh vì ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc khiến đời sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ.
Các cuộc đấu tranh đó thể hiện tinh thần yêu nước,khát vọng hòa bình và tinh thần đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Trình bày nét chính về sự chuyển biến của nền kinh tế và văn hóa nước ta trong thời Bắc thuộc ?
* Về kinh tế:
+ Thủ công nghiệp, thương mại:
- Nghề rèn sắt vẫn phát triển: Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.
- Các công trình thủy lợi được xây dựng.
- Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
- Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
- Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.
+ Trong nông nghiệp:
- Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.
- Nhân dân ta đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ.
- Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển: nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán
* Về văn hóa:
+ Chữ Hán, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền bá vào nước ta.
+ Bắt nhân dân học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa dân tộc ta, đây chính là chính sách thâm độc nhất
+ Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.
+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Tại sao dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhân dân ta lại liên tiếp đứng lên lên đấu tranh ?
Vì các chính sách bóc lột tàn bạo -> Nhân dân đứng dậy dành độc lập
Các cuộc đấu tranh đó nói lên điều gì ?
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Sự hi sinh, chiến đấu bất khuất
- Năm 40: Hai Bà Trưng khởi nghĩa
- Năm 100, 137, 144: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam
- Năm 157: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cửu Chân
- Năm 248: Khởi nghĩa Bà Triệu
- Năm 542: Khởi nghĩa Lý Bí
- Năm 687: Khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Kiên
- Năm 722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Năm 776: Khởi nghĩa Phùng Hưng
- Năm 905: Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
- Năm 938: Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
- Tính liên tục : Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, các cuộc khởii nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra liên tiếp, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân. Trong 10 thế kỉ đã có 13 cuộc nổi dậy lớn của nhân dân nhằm lật đổ ách thống trị thế kỉ II đã nổ ra 5 cuộc nổi dậy vào các năm 100,137, 144, 157. 178 - 181 ; dưới triều Đường cai trị, đã có 5 cuộc khởi nghĩa lớn của Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 -791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820), khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905)
- Quy mô rộng lớn : các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả 3 quận của nước ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam...
- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.
- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trị vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.
- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.
- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.
Người Việt vẫn giữ được phong tục ,tập quán và tiếng nói riêng của tổ tiên bởi vì:
- Trường học được mở, chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo khổ, không có điều kiện, do vậy họ vẫn giữ được phong tục, tập quán, tiếng nói của tổ tiên.
- Phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên đã được hình thành và xác định vững chắc từ lâu đời, nó trở thành đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc dân tộc Việt và có sức sống bất diệt
sự căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương bắc