K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2017

Em làm được ! Cho 100k đi !

7 tháng 4 2017

làm đi

22 tháng 5 2019

Sáng hôm thứ bảy vừa rồi, tôi đang rửa mặt bên hè nhà đế sửa soạn đi học. Bỗng nghe tiếng hỏi của em tôi, lại nghe có tiếng đáp. Tôi không ngoảnh mặt ra, nhưng cũng nhận biết đó là tiếng anh Quang, người bạn thân với tôi. Tôi vội lau tay, thay áo rồi chạy ra, cùng nhau chào hỏi mừng rỡ. Liền đó, tôi cũng sửa soạn sách vở cùng anh đi đến trường học.

   Ra đi được một đoạn đường, bạn tôi chợt hỏi, câu hỏi thường nghe trong đám học trò chúng tôi trước giờ vào lớp:

   - Hôm nay có bài Quốc sử anh đã thuộc chưa? - Câu hỏi đó, nếu ở một người khác hỏi thì tôi chỉ trả lời một tiếng cho qua là “thuộc” hay là “không” mà thôi, nhưng đối với anh Quang, tôi trả lời có khác. Vỗ vai bạn ra chiều yêu mến tôi nói:

   -  Anh ơi! Sử là môn học rất cần cho học trò chúng ta thì không học là làm sao? Nếu ta không thuộc sử tức là chúng ta không biết đất nước mở mang thế nào, nòi giống ta sinh trưởng làm sao. Làm người dân một nước mà không biết lịch sử nước mình là người vong tổ, ai còn kể là giống gì nữa!

   Bạn tôi lại nói:

   - Tôi cũng biết thế và tôi có học lắm, nhưng sử là môn học khó nhớ lắm; thường tôi học mãi mà không thuộc và nhớ bao nhiêu, là tại làm sao thế?

   - Ô hay! Đời nào lại có học mà không nhớ! Không thuộc! Ở đời có việc gì là khó đâu. Nếu người ta định chí cho cứng mạnh, thì dẫu có việc khó mà cũng hoá ra dễ vậy.

   Bấy giờ gió mát buổi sớm mai thổi nhẹ, hai bên đường lác đác vài cái lá vàng rơi, bạn tôi vừa đi vừa cúi xuống ra dáng ngẫm nghĩ lắm. Một chốc rồi cười lớn ra vẻ đắc ý và nói với tôi rằng: “Lời anh vừa nói, tôi cho là phải và hay lắm, chứ từ trước mỗi khi tôi học thấy khó rồi thôi, thành thử không hiểu gì cả. Từ nay tôi sẽ nghe lời anh mà bền chí học kĩ cho thuộc cho nhớ mới thôi”.

   Rồi đó, tôi kể qua các sự tích hay trong lịch sử nước nhà cho bạn nghe. Trong khi nói, có đoạn thì tôi với bạn cùng vui có đoạn thì tôi với bạn cùng buồn...

   Được một lát đến cửa trường, hai người chúng tôi bèn dứt câu chuyện mà bước vào. Bây giờ có khi tôi ngồi nghĩ buổi hôm ấy thì lòng lấy làm vui thích lắm vi đã khuyên được một việc phải cho người bạn hiền.

22 tháng 5 2019

nhưng đấy là bài về môn sử , ko phải về môn toán và tiếng việt . bạn suy nghĩ lại đi nhé

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV

8 tháng 12 2021

Tham khảo:

Đối với mỗi học sinh thì phương pháp học tập là yếu tố quan trọng cần có để có thể đạt được thành tích học tập tốt và hiệu quả. Phương pháp học tập đúng đắn không chỉ giúp cho học sinh tiết kiệm được một khoảng thời gian cho chính bản thân mình mà vẫn đạt được hiệu quả trong công việc học tập. Phương pháp học tập đầu tiên đó chính là học chủ động, học tranh thủ. Trên lớp, các bạn học sinh hãy luôn chăm chú tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài. Sau đó, về nhà khi làm bài tập, luyện tập thì hãy cố gắng làm hết những yêu cầu được thầy cô giao cho. Một số khoảng thời gian rảnh rỗi như ngồi xe buýt hay giờ ra chơi thì học sinh có thể tranh thủ trao đổi kiến thức với các bạn, hoặc xem lại sách vở, chuẩn bị bài mới và đọc lại bài cũ. Phương pháp học tập thứ hai đó chính là tự học. Bên cạnh việc nghe thầy cô giáo giảng bài, việc tự học ở nhà cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc tự học sẽ giúp mỗi người có thể chủ động lĩnh hội và tiếp thu kiến thức nhanh và khắc sâu hơn nữa. Tự học chính là chìa khóa thành công trong học tập của biết bao những doanh nhân vĩ đại. Tự học, tự đọc, tự mình khám phá chân trời tri thức và trao đổi với mọi người xung quanh. Đó chẳng phải là một phương pháp học hiệu quả và thú vị hay sao?

 

Câu nghi vấn: Đó chẳng phải là một phương pháp học hiệu quả và thú vị hay sao?

Câu cầu khiến: Trên lớp, các bạn học sinh hãy luôn chăm chú tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài. 

8 tháng 12 2021

Viết thành một đoạn văn tự sự có hội thoại đc ko bạn
Cảm ơn bạn đã trả lời!

 

ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.” Họ đi tiếp, tìm thấy...
Đọc tiếp

ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”

                     (Trích  Lỗi lầm và sự biết ơn – Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Tr.160)

Câu 1: Chép lại chính xác câu văn chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?

Câu 2: Hãy giải sao khi bị xúc phạm, nhân vật trong câu chuyện viết suy nghĩ của mình lên cát còn khi được bạn cứu anh ta lại viết lên đá?

Câu 3: Dựa vào đoạn trích kết hợp với sự hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: “Tha thứ sẽ mang lại cho con người niềm hạnh phúc trong cuộc sống.”

Giúp e với, cần gấp ạa <33

0
Đọc và trả lời các câu hỏi sau:a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:Ai ơi giữ chí cho bềnDù ai xoay hướng đổi nền...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?

b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?

c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?

d)Lời phát biểu của thây (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?

đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?

e)Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đôi, thiếp mời dự đám cưới,...có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết

1
10 tháng 2 2017

a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.

b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.

c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.

     + Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

     + Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.

     + Ca dao cũng được coi là một văn bản.

d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc

e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.

BÀI 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời 3 câu hỏi:LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠNHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”Họ đi tiếp, tìm thấy...
Đọc tiếp

BÀI 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời 3 câu hỏi:

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(Trích Ngữ văn 9, tập I, NXB GD)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Văn bản trên có những tình huống nào? Hãy cho biết ý nghĩa của các tình huống đó.

Câu 3. Chỉ ra câu ghép có trong đoạn trích và cho biết:

- Cách nối các vế câu ghép.

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.

0