cho tam giác ABc vuông tại A, đường phân giác BD. kẻ AE vuông góc với BD, AE cắt BC ở K
a) biết ac= 8cm, ab = 6CM tính BC
b) tam giác ABK là tam giác gì
c) cM DK vuông góc BC
d kẻ AH vuông với BC, CM AK là phân giác của góc Hac
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bn tham khảo câu hỏi của bn Viêt Thanh Nguyễn Hoàng nhé, bài ấy mik cx làm đấy
a) Có tam giác ABC vuông tại A
=>BC2=AC2+AB2 ( định lí Pitago)
=>BC2=82+62=100
=> BC=10 (cm)
b) Xét tam giác vuông ABE và tam giác vuông KBE có
Cạnh BE chung
Góc DBA= góc DBK hay góc EBA= góc EBK ( vì BD là tia phân giác của góc ABC)
=> tam giác ABE= tam giác KBE( cạnh góc vuông- góc nhọn)
=> BA=BK ( 2 cạnh tương ứng)
Vạy tam giác ABK cân tại B
c) Nối D với K, ta có tam giác DKE vuông tại E
Theo câu b, ta có tam giác ABE= tam giác KBE
=> KE=EA( 2 cạnh tương ứng) và góc EAB=góc EKB (1)
Xét tam giác vuông DEA và tam giác vuông DEK có
Cạnh DE chung
EA=KE
=> tam giác DEA= tam giác DEK ( 2 cạnh góc vuông)
=> Góc DAE=góc DKE (2)
Từ (1) và (2) =>góc DKE+ góc EKB=góc DAE+ góc EAB= góc DAB=90 độ
=> Góc DKB= 90 độ
Vậy DK vuông góc với BC
a) Áp dụng định lí Pi-Ta-go vào ΔABC :
\(AC^2=BC^2-AB^2=10^2-6^2=64\)
\(AC=\sqrt{64}=8\left(cm\right)\).
b) ΔABK có BE vừa là đường cao vừa là trung tuyến nên tam giác ABk là tam giác cân.( nếu bạn chưa học tính chất này thì xét 2 tam giác BEA và BEK cũng được, điều kiện xét đã có sẵn r).
c) Xét ΔABD và ΔKBD có:
AB=AK(ΔABK cân tại B)
Góc ABD=KBD(gt)
BD cạnh chung
Vậy ΔABD=ΔKBD(c.g.c)
=> Góc BAD=BKD=90o(hai góc tương ứng)
hay DK vuông góc với BC
d) Vì DK vuông góc với BC
AH vuông góc với BC
nên DK//AH => Góc DKA=HAK(so le trong) (1)
Vì ΔABD=KBD(cmt) => AD=KD(2 cạnh tương ứng) hay tam giác ADK cân tại K
=> Góc DKA=DAK hay DKA=CAK (2)
Từ (1) và (2) suy ra Góc HAK=CAK
Hay AK là tia phân giác của góc HAC.
bài này à ko bít kamf khai đi học trường nào tỉ tỉ giảng bài cho
a, áp dụng định lí py-ta-go ta có:
\(BC^2\)=\(AB^2+AC^2\)
=> \(BC^2\)=36+64=100 cm
=>BC=10 cm
vậy BC=10 cm
b,xét 2 t.giác vuông ABE VÀ KBE có:
EB cạnh chung
\(\widehat{ABE}\)=\(\widehat{KBE}\)(gt)
=>t.giác ABE=t.giác KBE(cạnh góc vuông-góc nhọn)
=>AB=KB
=>t.giác ABK cân tại B
c, xét t.giác ABD và t.giác KBD có:
AB=KB(vì t.giác ABK cân)
\(\widehat{ABD}\)=\(\widehat{KBD}\)(gt)
DB cạnh chung
=>t.giác ABD=t.giác KBD(c.g.c)
=>\(\widehat{DAB}\)=\(\widehat{DKB}\)mà \(\widehat{DAB}\)=90 độ nên suy ra \(\widehat{DKB}\)=90 độ
=>DK\(\perp\)BC
a) BC = 10
b) xét tg ABE vuông tại E và tg KBE vuông tại E có:
^ABE = ^EBK (do BD là đường phân giác của góc B)
BE là cạnh chung
=> tg ABE = tg KBE ( cgv - gnk )
=>AB = BK ( 2 cạnh tương ứng )
=> tg ABK cân tại B
xin lỗi nhé câu c) và d) mình chưa biết cách làm
a) Xét tam giác vuông ABE và tam giác vuông KBE có
Cạnh BE chung
DBA=DBK hay EBA=EBA ( vì BD là phân giác của góc ABC)
=>\(\Delta ABE=\Delta KBE\) ( cạnh góc vuông- góc nhọn)
=>BA=BK
Vậy tam giác ABK cân tại B
b) Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta KBD\) có
AB=BK
ABD=KBD
Cạnh BD chung
=> \(\Delta ABD=\Delta KBD\left(c.g.c\right)\)
=> DKB=DAB=90 độ
Vậy \(DK⊥BC\)
c)d)
Xét \(\Delta ABI\) và \(\Delta KBI\) có
BA=BK
ABI=FBI
Cạnh BF chung
=> \(\Delta ABI=\Delta KBI\left(c.g.c\right)\)
=> IA=IK
Ta có DA=DK, IA=IK hay ID là đường trung trực của AK
=>AE=EK
Có \(DK⊥BC,AH⊥BC\) => DK//AH
=>DKE=EAI( 2 góc so le trong)
Xét tam giác vuông DKE và tam giác vuông EAI có
AE=EK
DKE=EAI
=> \(\Delta DKE=\Delta EAI\)(cạnh góc vuông- góc nhọn)
=>DK=AI
Mà DK=DA
=>AI=AD
Xét tam giác vuông DAE và tam giác vuông IAE có
DA=DI
Cạnh AE chung
=> \(\Delta DAE=\Delta IAE\)( cạnh huyền- cạnh góc vuông)
=>DAE=EAI hay góc CAK= góc KAH
Vậy AK là phân giác của HAC
Xét tam giác vuông IKE và tam giác vuông EAD có
AE=EK
KEI=AED( 2 góc đối đỉnh)
=>\(\Delta IKE=\Delta EAD\)( cạnh góc vuông- góc nhọn)
=>IKE=EAD
Mà IKE và EAD là 2 góc so le trong =>IK//AC
a) xét ABE vuông tại E và KBE vuông tại E
có góc ABE =KBE(gt)
BE chug
=> ABE=KBE ( ch -gn)
=> AB=KB( cạnh t/ư)
=> ABK cân tại B
b) xét ABD và KBD
có AB=KB
ABD=KBD
BD chung
=> ABD = KBD( cgc)
=> BAD = BKD
mà BAD = 90 độ
=> BKD =90 độ
hay DK vuông góc BC tại K
a: Xét ΔBAK có
BE là đường cao
BE là đường trung tuyến
Do đó: ΔBAK cân tại B
b: Xét ΔBAD và ΔBKD có
BA=BK
\(\widehat{ABD}=\widehat{KBD}\)
BD chung
Do đó: ΔBAD=ΔBKD
Suy ra: \(\widehat{BAD}=\widehat{BKD}=90^0\)
a) Có tam giác ABC vuông tại A
=>\(BC^2=AC^2+AB^2\) ( định lí Pitago)
=>\(BC^2=8^2+6^2=100\)
=> BC=10 (cm)
b) Xét tam giác vuông ABE và tam giác vuông KBE có
Cạnh BE chung
Góc DBA= góc DBK hay góc EBA= góc EBK ( vì BD là tia phân giác của góc ABC)
=> tam giác ABE= tam giác KBE( cạnh góc vuông- góc nhọn)
=> BA=BK ( 2 cạnh tương ứng)
Vạy tam giác ABK cân tại B
c) Nối D với K, ta có tam giác DKE vuông tại E
Theo câu b, ta có tam giác ABE= tam giác KBE
=> KE=EA( 2 cạnh tương ứng) và góc EAB=góc EKB (1)
Xét tam giác vuông DEA và tam giác vuông DEK có
Cạnh DE chung
EA=KE
=> tam giác DEA= tam giác DEK ( 2 cạnh góc vuông)
=> Góc DAE=góc DKE (2)
Từ (1) và (2) =>góc DKE+ góc EKB=góc DAE+ góc EAB= góc DAB=90 độ
=> Góc DKB= 90 độ
Vậy DK vuông góc với BC
d)
Có \(DK⊥BC,AH⊥BC\) =>DK//AB
=> góc DKE= góc EAH (1)
Có tam giác DEA=tam giác DEK
=> góc DAE= góc DKE (2)
Từ (1) và (2) => góc EAH= góc DAE hay góc CAK= góc KAH
Vậy AK là phân giác của góc HAC