Câu 1 (trang 116, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Tham khảo và hoàn thành bảng sau:
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Loại văn bản đọc | Thể loại hoặc kiểu văn bản | Tên văn bản |
Văn bản văn học
| Thần thoại và sử thi | Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) |
Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn) | ||
Ra - ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki) | ||
Thơ tự do | Đất nước (Nguyễn Đình Thi) | |
Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa) | ||
Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên) | ||
Kịch bản chèo và tuồng | Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) | |
Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Ngêu, Sò, Ốc, Hến) | ||
Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính) | ||
Văn bản nghị luận | Nghị luận xã hội | Bài văn về một vấn đề nghị luận xã hội Nữ Oa (Trích thần thoại Trung Quốc) |
Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau Xử kiện (Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến) | ||
Nghị luận văn học | Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ) | |
Văn bản thông tin | Bản tin | Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 (Theo Thế Phương) |
Văn bản thông tin tổng hợp | Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh) | |
Lễ hội Ok Om Bok (Theo Thạch Nhi) | ||
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) |
– Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)
– Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)
– Đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại:
Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên ba cõi này không chia tách thành ba thế giới chuyên biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau.
Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.
Cốt truyện của thần thoại và sử thi là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.
Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.
Trong thần thoại và sử thi lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.
* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:
– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ
– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau
* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ
– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.
– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.
– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.
* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:
– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu
– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng
– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.
– Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)
– Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)
– Đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại:
Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên ba cõi này không chia tách thành ba thế giới chuyên biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau.
Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.
Cốt truyện của thần thoại và sử thi là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.
Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.
Trong thần thoại và sử thi lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.
- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật
- Khác nhau:
+ Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng
+ Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau
+ Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước