Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong câu chuyện như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đó là những từ:
a) Lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu thương, thương yêu, yêu mến, quý mến, độ lượng, bao dung, cảm thông, thương xót, chia sẻ,...
b) Tàn bạo, tàn ác, ác độc, thâm độc, độc địa, ...
c) Cưu mang, bảo bọc, che chở, nhường nhịn, cứu giúp, cứu trợ ,...
d) Hiếp đáp, ức hiếp, hành hạ, đánh đập, lây thịt đè người,...
Đó là những từ:
a) Lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu thương, thương yêu, yêu mến, quý mến, độ lượng, bao dung, cảm thông, thương xót, chia sẻ,...
b) Tàn bạo, tàn ác, ác độc, thâm độc, độc địa, ...
c) Cưu mang, bảo bọc, che chở, nhường nhịn, cứu giúp, cứu trợ ,...
d) Hiếp đáp, ức hiếp, hành hạ, đánh đập, lây thịt đè người,...
-Ông chủ nhà trong câu truyện cư xử rất tốt và ko phân biệt giàu hay nghèo
-Ongo đã làm cho mọi người đều phải cảm động
+)Hạnh phúc,cảm động
+)Vui vẻ,tươi tắn
+)Đồng cảm và cho họ là tốt
Tui hc qua bài này rùi
- Ông chủ nhà trong câu truyện cư xử rất tốt và không phân biệt giàu hay nghèo.
- Ông đã làm cho mọi người phải cảm động.
+ Hạnh phúc, cảm động.
+ Vui vẻ, tươi tắn.
+ đồng cảm và cho họ là tốt.
a)M : lòng thương người, yêu thương, xót thương tha thứ, lòng vị tha, lòng nhân ái, bao dung, thông cảm, đồng cảm, yêu quý, độ lượng.
b)M : độc ác, hung dữ, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, dữ dằn, dữ tợn, hung ác, nanh ác, tàn ác.
c)M : cưu mang, bảo bọc, bảo vệ, che chở, nâng đỡ, ủng hộ, bênh vực, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ.
d)M : ức hiếp, hà hiếp, hiếp đáp, hành hạ, đánh đập, lấn lướt, bắt nạt.
a.Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm thương đồng loại
-Lòng thương người
b.Thể hiện tính cách hay việc làm trái với lòng nhân hậu, yêu thương.
-ác độc,ích kỉ
c.Thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại.
-che chở,cưu mang
d.Thể hiện tính cách hay việc làm trái với đùm bọc, giúp đỡ.
bắt nạt,ức hiếp
Lòng Yêu Thương Con người là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất la những người gặp khó khăn hoạn nạn
Biểu Hiện:
Sẵn Sàng giúp đỡ thông cảm chia sẻ
Biết Tha Thứ
Có lòng vị tha
Ý nghĩa:
Là phẩm chất đạo đức
Là truyền thông đạo đức của dân tộc ta
Người có lòng yêu thương con người sẽ được mọi người kính trọng sống hạnh phúc sống thanh thản
-Người được nhận tình yêu thương: vui, hạnh phúc, cảm động, có thêm nghị lực trong cuộc sống và đưa họ đến được bến bờ thành công
-Người đã thể hiện tình yêu thương: vui, hạnh phúc, được mọi người yêu mến và kính trọng
-Những người xung quanh: có sức lan tỏa, tạo ra sự đồng cảm, có thể cảm hóa, thay đổi và thôi thúc mọi người làm theo
-Xã hội: xây dựng mối quan hệ giữa người và người \(->\)xây dựng xã hội trong sáng, lành mạnh, vun đắp truyền thống nhân ái có từ bao đời trước của nhân dân ta
Mk trả lời rồi dó bạn xem có đúng k nhé
1.Ông chủ đối xử rất tốt ko phân biệt giàu hay nghèo
2.Đã làm cho mọi người đều phải cảm động
3.+)Hạnh phú,cảm động
+)Vui vẻ, tươi tắn
+)Đồng cảm cho họ là tốt
TK
Nói đến Nguyễn Thành Long, người ta lại nhắc đến một cây bút cần mẫn, nhiệt thành đi sâu vào thực tiễn, tìm kiếm chất liệu từ cuộc đời để phản ánh cuộc đời một cách chân thực. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến hành trình thực tế ấy tại Lào Cai. Truyện khắc họa nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng với biết bao phẩm chất cao đẹp về lý tưởng và lẽ sống đáng quý của con người.
Không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, nhưng người đọc biết đến anh thanh niên qua những lời chuyện trò của bác lái xe trên chuyến hành trình trở về thành phố từ đỉnh Yên Sơn. Hình ảnh ấy lại được khắc họa rõ ràng hơn trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa anh và mọi người khi xe dừng lại nghỉ ở giữa hành trình. Dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng anh thanh niên đã giúp mọi người có thêm những suy nghĩ mới mẻ: Trong cái lặng im của Sa Pa […] Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét với công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ chiến đấu và sản xuất cho đồng bào ta. Việc làm tuy mang lại nhiều ý nghĩa nhưng cũng dễ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi ngày cứ đều đặn bốn lần, bất kể nắng, gió hay mưa bão, anh đều phải thực hiện nhiệm vụ của mình và báo về trung tâm.
Công việc không khó nhưng gian khổ, “gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một giờ sáng. Rét, có cả mưa tuyết. Nửa đêm, chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão có vặn to đến mức nào cũng cảm thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và cái im lặng bên ngoài chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. Gian khổ trong công việc là vậy, gian khổ trong hoàn cảnh sống lại càng lớn hơn gấp bội.
Một mình quanh năm giữa “bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn lặng lẽ, không một bóng người. Có lúc lại “thèm người” đến độ lăn cây chặn giữa đường để có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò cùng hành khách trên xe. Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng điều gì đã giúp anh vượt lên hoàn cảnh ấy? Phải chăng đó là ý thức công việc, là lòng yêu nghề khi thấy được công việc lặng thầm này mang lại lợi ích cho cuộc sống và cho mọi người.
Miệt mài với công việc, xem công việc là bạn nên không thấy cô đơn. Anh hiểu rằng công việc của mình mang lại lợi ích cho cuộc sống, giúp quân ta đánh thắng trận, giúp đồng bào ta sản xuất được mùa. Vì vậy, dù không có ai đôn đốc, thúc giục hay giám sát, anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Anh yêu công việc của mình, anh xem đó là niềm vui, là người bạn thân thuộc và kể về điều đó một cách say sưa, đầy tự hào. “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cất nó đi cháu buồn chết mất”, lời tâm sự của anh với bác họa sĩ cũng chính là lời bộc bạch chân thành cho lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm ở anh thanh niên.
Giá trị đích thực của con người chính là ở lý tưởng và lẽ sống của mình. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa chính là người dung hòa được lý tưởng và lẽ sống ấy. Anh biết cách sắp xếp công việc hợp lý, biết tìm niềm vui trong cuộc sống, tổ chức cuộc sống ở trạm khí tượng ngăn nắp, đầy đủ và thú vị. Những vườn hoa thược dược đầy màu sắc, những chú gà mái cho quả trứng to tròn, những chú gà con tíu tít, những quyển sách chứa đựng biết bao điều thú vị. Cuộc sống buồn tẻ nhưng với cái nhìn lạc quan và sự chủ động của người con trai đầy lý tưởng đã làm cuộc sống ấy trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Anh thanh niên là một người cởi mở, trân quý tình cảm của mọi người và dành rất nhiều tình cảm đến những người xung quanh mình. Anh gửi củ tam thất cho vợ của bác lái xe, gửi làn trứng cho bác họa sĩ, gửi tặng đóa hoa cho cô kỹ sư. Đằng sau những món quà giản đơn ấy là sự quan tâm chân thành và chu đáo từ một tâm hồn hồn hậu. Bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” nhưng chính anh lại tâm sự với bác họa sĩ mình với công việc “là một đôi” chứ không phải một mình. Quả thật những người có lý tưởng đẹp sẽ có những suy nghĩ đẹp.
Công việc dù vất vả, dù mang lại nhiều lợi ích thế nhưng anh lại là người vô cùng giản dị, khiêm tốn. Anh cảm thấy mình là một người bình thường như biết bao người đang cống hiến tuổi trẻ cho đất nước, bởi thế, khi bác họa sĩ ngỏ ý định vẽ chân dung, anh từ chối và giới thiệu “những người khác đáng vẽ hơn”. Chỉ với một số chi tiết xuất hiện trong chốc lát nhưng chân dung, tinh thần của anh thanh niên hiện ra khá rõ nét với những nét đẹp về tình cảm, tâm hồn, cách sống, quan niệm sống và quan niệm về công việc.
Trong truyện ngắn này còn xuất hiện một số nhân vật khác đã góp phần làm rõ nét hơn nhân vật chính. Đó là bác lái xe, cầu nối khiến người đọc mong chờ gặp anh, là ông họa sĩ với cảm giác xúc động, bối rối “vì họ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết”. Chính nỗi xúc động và bao điều suy tư của ông họa sĩ đã làm cho chân dung anh thanh niên sáng đẹp hơn lên và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng. Đặc biệt nhất chính là cô kỹ sư trẻ soi chiếu vào cái đẹp của anh thanh niên để người đọc hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, về thế giới những con người như anh. Đây chính là thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện mình.
Với tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên từ điểm nhìn của bác họa sĩ, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh đẹp của người lao động bình thường. Anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao, anh không có tên, chỉ gọi một cách khái quát là thanh niên với cách gọi nói lên sức trẻ, lý tưởng, nhiệt huyết cùng mong muốn hiến dâng mọi thứ tuyệt vời cho đất nước.
“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới đáng quý”. Câu nói ấy của A. Enstein khiến người ta suy nghĩ về lý tưởng và lẽ sống của con người trong thời đại ngày nay. Sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận đã phác họa hình ảnh anh thanh niên – người trai lý tưởng mang lẽ sống cao đẹp của cuộc sống thời đại lúc bấy giờ. Đó là những con người lặng thầm, làm những công việc lớn lao hiến dâng cho cuộc sống.