K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1. Khí áp

- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.

- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).

2. Frông

Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.

3. Gió

- Gió mậu dịch: mưa ít.

- Gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).

- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa)

4. Dòng biển

Tại vùng ven biển

- Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).

- Dòng biển lạnh: mưa ít.

5. Địa hình

- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.

- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

Câu 2: Hậu quả của việc gia tăng dân số:

Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.

- Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,...

- Xã hội: gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; gây sức ép lên các vấn đề giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội...

- Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm suy thoái (đất, nước, không khí).

Liên hệ với Việt Nam: thất nghiệp nặng nề, quá tải trường học, bệnh viện, sông ngòi ô nhiễm...

26 tháng 12 2020

Các nhân tố hình thành đất

Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :

1. Đá mẹ

- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).

- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

2. Khí hậu

- Ảnh hưởng trực tiếp:

   + Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.

   + Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.

- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.

3. Sinh vật

- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.

- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.

- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

4. Địa hình

- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.

- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.

- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.

5. Thời gian

- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.

- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

- Các vùng tuổi đất:

   + Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.

   + Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

6. Con người

- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

26 tháng 12 2020

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Khí hậu

- Nhiệt độ:

   + Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

   + Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

- Ánh sáng:

   + Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.

   + Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

2. Đất

- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...

3. Địa hình

- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.

- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.

 

4. Sinh vật

- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.

- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

5. Con người

- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

- Ví dụ:

   + Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

   + Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.

Câu 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh vật.B. Dân cư và lao động nông thôn, tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật.C. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, thị trường trong và ngoài nước.D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách...
Đọc tiếp

Câu 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:

A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh vật.

B. Dân cư và lao động nông thôn, tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật.

C. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, thị trường trong và ngoài nước.

D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, tài nguyên đất, nước.

Câu 3. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:

A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.

C. Các vùng Trung du và miền núi.

D. Các đồng bằng ở Duyên hải miền Trung.

Câu 4Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là:

A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.

B. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

C. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.

D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thống đê ven sông.

Câu 5. Em hãy vẽ sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp

1
11 tháng 10 2021

Câu 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:

A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh vật.

B. Dân cư và lao động nông thôn, tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật.

C. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, thị trường trong và ngoài nước.

D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, tài nguyên đất, nước.

Câu 3. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:

A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.

C. Các vùng Trung du và miền núi.

D. Các đồng bằng ở Duyên hải miền Trung.

Câu 4Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là:

A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.

B. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

C. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.

D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thống đê ven sông.

Câu 5. Em hãy vẽ sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp

undefined

chức bạn học tốt :>

12 tháng 4 2018

Sự già hóa dân số ở nước phát triển và bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội

   - Năm 2005 dân số thế giới là 6.477 triệu người, trong đó các nước đang phát triển chiếm 81%.

   - Sự tăng, giảm dân số ở các nhóm nước khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

   - Các nước phát triển:

      + Tỉ suất gia tăng dân số thấp hoặc không tăng dẫn đến già hóa dân số.

      + Ảnh hưởng:

         • Thiếu nguồn lao động.

         • Tỉ lệ người già ngày càng nhiều, chi phí tiền phúc lợi xã hội cao.

   - Các nước đang phát triển:

      + Gia tăng dân số nhanh (bùng nổ dân số).

      + Kinh tế còn chậm phát triển.

      + Ảnh hưởng:

         • Giải quyết việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế,…

         • Môi trường hủy hoại nhanh.

22 tháng 5 2016

a/ Nước ta đông dân và đa dân tộc:

-Dân số: 85789 nghìn người (1/4/2009).Thứ 13 nước trên thế giới và đứng thứ 3 trong ĐNam Á.

→TL: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

-KK:Trở ngại cho việc p.triển K.tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chodân…việc làm..

-Dân tộc:54 thành phầnDT,DTViệt(Kinh) 86,2%DScóvai tròquantrọngtrongviệc p.triểnKT-XHnước ta

Các dân tộc thiểu số 13,8 % dân số ,cư trú chủ yếu ở miền núi( trừ người Hoa, Chăm, Khơ me)

Ngoài ra còn có 3,2 triệu người Việt sống ở nước ngoài.

Các dân tộc luôn đoàn kết trong bảo vệ và xây dựng đất nước.

-TL: Đa dạng về bản sắc VH và truyền thống DT.Hiện nay chênh lệnh về trình độ và mức sống còn lớn, cần đầu tư phát triển văn hóa kinh tế miền núi hơn nữa.

b/ Dân số nước ta còn tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ

*DS tăng nhanh đăc biệt vào cuối TK XXđã dẫn đến bùng nổ DS,mỗi năm tăng hơn1tr người

-Dân số nước ta tăng nhanh nhưng không  đều,giữa các thời kì,giữa các vùng( nông thôn thành thi….)

+ Thời Pháp thuộc (trước 1954) dân số phát triển chậm (≥1%)do đời sống của người dân khổ cực….

+ Từ 1954- 1976:DS bùng nổ,gia tăng DS(3-4%)là giai đoạn xây dựng XHCN ở miền Bắc.Đời sống được nâng cao,tỉ lệ sinh tăng nhanh.

+Từ1976-nay:Từ khi thống nhất đất nước DS phát triển chậm lại(1,3- 2%)do thực hiện c/sách KHHGĐ

-Dân đông, tăng nhanh nên quy mô dân số ngày càng lớn..Mức gia tăng DS hiệnnay có giảm(do thựchiện tốt KHHGD),nhưng còn chậm.

*Gia tăng DS đã giảm nhưng số dân tăng hàng năm vẫn cao vì:Quy mô dân số lớn(dogiai đoạn trước có sự bùng nổ DS ),DS trẻ,số người trong độ tuổi sinh đẻ cao…

VD:Quy mô dân số 70tr người,gia tăng DS là 1,5% thì tbình mỗi năm DS tăng 105tr n gười.

      Quy mô dân số 84tr người,gia tăng DS là 1,3% thì tbình mỗi năm DS tăng 110tr n gười.

*Nguyên nhânDS tăng nhanh: ĐK sống được nâng cao,Ytế pt,quan niệm lạc hậu,quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao…

*Dân số đông, tăng nhanh gây sức ép lớn.

·          Đối với sự phát triển kinh tế:Chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành& theo lãnh thổ.Tốc độ tăng trưởng DGP.Vấn đề việc làm (các chỉ tiêu kinh tế /người thấp, mất cân đối giữa cung và cầu do nền kinh tế chưa đáp ứng, nhu cầu tiêu dùng tích lũy, thiếu việc làm…)

·          Đối với việc phát triển xã hội ( Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. Thu nhập/người thấp, bình quân lương thực /người giảm,tỉ lệ đói nghèo tăng, đầu tư y tế, giáo dục gặp khó khăn,việc làm,nhà ở…).

·          Đối với tài nguyên môi trường:Cạn kiệt nguồn tài nguyên. Ô nhiễm Mtrường .Không gian cư  trú  chật  hẹp (Nhu cầu sống tăng, tài nguyên bị khai thác mạnh hơn, rác thải khí thải,…chưa xử lí..)

→ Việc đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia  định là vấn đề cấp bách của nước ta.

3 tháng 2 2023

Ví dụ:

- Trình độ phát triển kinh tế: Nơi nào phát triển kinh tế thì nơi đó kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ. Vì vậy, những thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng có nhiều loại hình dịch vụ hơn các tỉnh Điện Biên, Sơn La.

- Đặc điểm dân cư: Ngành dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người. Vì vậy, ở những nơi đông dân như Hà Nội sẽ có sức mua, sức tiêu thụ lớn hơn tỉnh Hà Giang.

1 tháng 12 2021

Ai mà bt đc