K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2023

Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá có khả năng phân chia tế bào mới và làm cho cây sinh trưởng. Trong đó:

- Vai trò mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ: giúp hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ.

- Vai trò mô phân sinh bên: có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân, cành,…

26 tháng 2 2023

Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

22 tháng 2 2023

Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai tây và con gà:

- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây:

 

+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp cây khoai tây lớn lên, phát sinh rễ, thân, lá, ra hoa, tạo củ.

+ Tạo ra năng lượng để cây khoai tây duy trì các hoạt động sống của cây như cảm ứng, hấp thụ các chất dinh dưỡng,…

+ Đào thải các chất thải từ các hoạt động như đào thải khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp,… giúp ổn định môi trường trong cây, đảm bảo cho cây hoạt động bình thường.

- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của con gà:

+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp con gà sinh trưởng, phát triển các cơ quan bộ phận trong cơ thể và sinh sản.

+ Tạo ra năng lượng giúp con gà thực hiện các hoạt động sống như cảm ứng, vận động chạy nhảy,…

+ Đào thải các chất thải, chất dư thừa từ các hoạt động sống như carbon dioxide được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào, phân từ quá trình tiêu hóa,… giúp ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho con gà hoạt động sinh lí bình thường.

tk

- Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi trường nước. - Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. - Nước có một số tính chất hóa lý đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao,  lợi cho thực vật phát tán và duy trì nhiệt lượng trong cây. - Là dung môi hòa tan các chất.

3 tháng 3 2022

Refer

- Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi trường nước. - Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. - Nước có một số tính chất hóa lý đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao,  lợi cho thực vật phát tán và duy trì nhiệt lượng trong cây. - Là dung môi hòa tan các chất.

24 tháng 2 2023

- Vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật:

+ Ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp - khả năng tích lũy vật chất của cây nên ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

 

+ Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài cây: Một số loài cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng dài ở cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Một số loài khác thì chỉ ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng ngắn vào cuối mùa thu đầu mùa đông.

+ Ánh sáng cũng có thể quyết định khả năng nảy mầm của hạt: Có loại hạt nảy mầm thì cần ánh sáng.

- Vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật: Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một số loài động vật: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản. Mùa xuân và mùa hè có thời gian chiếu sáng trong ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim.

8 tháng 12 2016

- Mỏ nội sinh: là những mỏ khoáng sản được hình thành do măcma rồi được đưa lên gần mặt đất.
- Mỏ ngoại sinh: những khoáng được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích, thì gọi là khoáng sản ngoại sinh.

Cho các nhận định sau: (1) sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính)  của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh)  gây nên,  còn sinh trưởng  sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân  và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên (2) sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh)  gây nên, còn sinh...
Đọc tiếp

Cho các nhận định sau:

(1) sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính)  của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh)  gây nên,  còn sinh trưởng  sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân  và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

(2) sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh)  gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp  làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

(3) sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

(4) Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên

(5) sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành

(6) sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm,  sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm

Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là

A. (2), (3) và (4)

B. (1), (2) và (4)

C. (3), (4) và (6) 

D. (1), (5) và (6)

1
25 tháng 12 2018

Đáp án: D