Bài 6. Từ ba chữ số 6, 7, 9 ta lập được một số có ba chữ số khác nhau là A. Từ hai số 5, 8 ta lập được một số có hai chữ số khác nhau là B. Biết rằng hiệu giữa A và B là 891. Tìm hai số đó?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biết hiệu giữa A và B là 891 tức là số có 3 chữ số phải lớn hơn 891.
Từ ba chữ số 6, 7 , 9 ta lập được số có ba chữ số khác nhau lớn hơn 891 là: 976, 967
Từ hai số 5, 8 ta lập được số có hai chữ số khác nhau là: 58 và 85
Ta có các trường hợp sau:
976 – 58 = 918 (loại) 976 – 85 = 891 (chọn)
967 – 58 = 909 (loại) 967 – 85 = 882 (loại)
Vậy hai số đó là: 976 và 85
Vì theo bài ra , hiệu giữa A và B là 891 nên suy ra :
a, Số A phải lớn hơn 891 .
b, Chữ số tận cùng của A là 6 thì chữ số tận cùng của B phải là 5 còn nếu chữ số tận cùng của A là 9 thì chữ số tận cùng của B phải là 8 ( ko thể là 7 vì nếu là 7 thì trừ cho 5 hoặc 8 sẽ ko có tận cùng là 1 )
Từ 2 điều kiện trên , ta thấy số A chỉ có thể là 976 còn số B sẽ là 85 .
Đ/s : 976 và 85
B là số có hai chữ số được lập từ các chữ số 2, 8 nên B có thể là 28, 82
Hiệu giữa A và B là 750 nên A – B = 750 => A = 750 + B
_ Nếu B = 28 thì A = 750 + B = 750 + 28 = 778 (loại vì không được lập từ các chữ số 2, 3, 8)
_ Nếu B = 82 thì A = 750 + B = 750 + 82 = 832 (thoả mãn)
Vậy A = 832 và B = 82
Bài 3: Tính nhanh tổng sau: 6 + 12 + 18 + .......+ 90.
Bài giải
Ta viết tổng 6 + 12 + 18 + .......+ 96 với đầy đủ các số hạng như sau:
= 6 + 12 + 18 + 24 + 30 + 36 + 42 + 48 + 54 + 60 + 66 + 72 + 78 + 84 + 90
= (6 + 90) + (12 + 84) + (18 + 78) + (24 + 72) + (30 + 66) + (36 + 60) + (42 + 54) + 48
= 96 + 96 + 96 + 96 + 96 + 96 + 96 + 48
= 96 x 7 + 48
= 672 + 48
= 720
Bài 4: Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 48 đến 126 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ? Có bao nhiêu chữ số?
Bài giải
Dãy số tự nhiên liên tiếp từ 48 đến 126 có: (126 – 48) : 1 + 1 = 79 (số)
Dãy số bắt đầu là số chẵn kết thúc là số chẵn thì số lượng số chẵn hơn số lượng số lẻ 1 số
2 lần số lẻ là: 79 – 1 = 78 (số)
Số lẻ là: 78 : 2 = 39 (số)
Số chẵn là: 39 + 1 = 40 (số)
Đáp số: Số lẻ: 39 số
Số chẵn: 40 số
Từ 48 đến 99 có: (99 – 48) : 1 + 1 = 52 (số)
Từ 100 đến 126 có: (126 – 100) : 1 + 1 = 27 (số)
Số các chữ số là: 52 x 2 + 27 x 3 = 185 (chữ số)
Đáp số: 185 chữ số
Bài 5: Tích của hai số là 354. Nếu thừa số thứ nhất tăng lên 3 lần thừa số thứ hai tăng lên 2 lần thì tích mới là bao nhiêu?
Bài giải
Nếu thừa số thứ nhất tăng lên 3 lần thừa số thứ hai tăng lên 2 lần thì tích tăng là: 3 x 2 = 6 (lần)
Tích mới là: 354 x 6 =2124
Đáp số: 2124
Bài 6: Từ ba chữ số 6, 7, 9 ta lập được một số có ba chữ số khác nhau là A. Từ hai số 5, 8 ta lập được một số có hai chữ số khác nhau là B. Biết rằng hiệu giữa A và B là 891. Tìm hai số đó?
Bài giải
Biết hiệu giữa A và B là 891 tức là số có 3 chữ số phải lớn hơn 891.
Từ ba chữ số 6, 7, 9 ta lập được số có ba chữ số khác nhau lớn hơn 891 là: 976, 967.
Từ hai số 5, 8 ta lập được số có hai chữ số khác nhau là: 58 và 85.
Ta có các trường hợp sau:
976 – 58 = 918 (loại) 976 – 85 = 891 (chọn)
967 – 58 = 909 (loại) 967 – 85 = 882 (loại)
Vậy hai số đó là: 976 và 85
Bài 7: Trong túi có ba loại bi: bi đỏ, bi vàng và bi xanh. Biết rằng số bi của cả túi nhiều hơn tổng số bi vàng và bi đỏ là 15 viên, số bi xanh ít hơn số bi vàng là 3 viên và nhiều hơn bi đỏ là 4 viên. Hỏi trong túi có bao nhiêu viên bi?
Bài giải
Số bi của cả túi nhiều hơn tổng số bi vàng và bi đỏ là 15 viên tức là số bi xanh là 15 viên
Số bi vàng là: 15 + 3 = 18 (viên)
Số bi đỏ là: 15 – 4 = 11 (viên)
Trong túi có tất cả số bi là: 15 + 18 + 11 = 44 (viên)
Đáp số: 44 viên
với 3 chữ số đôi một khác nhau ta lập được 6 số (có 3 chữ số đôi một khác nhau).
khi thực hiện phép cộng 6 số này tính trên mỗi hàng thì cho tổng giống nhau
<< ta hiểu đơn giản thế này: có 3 chữ số đổi đi đổi lại trên mỗi hàng mà có đến 6 lần (vì có 6 số) nên mỗi chữ số sẽ xuất hiện đúng 2 lần trên mỗi hàng >>
gọi x là tổng tính trên mỗi hàng ta có: x*100 + x*10 + x = 2886
=> 111x = 2886 => x = 2886 : 111 = 26
như vậy tổng của 3 chữ số đã cho là 13
goi abc và cba là số lớn nhất và nhỏ nhất, ta có abc - cba = 495
100a + 10b + c - (100c + 10b + a) = 495
=> 99a - 99c = 495 => a - c = 5
tóm lại ta cần tìm 3 chữ số (từ 1 đến 9) có tổng là 13, hiệu của số lớn nhất và nhỏ nhất là 5.
3 chữ số đó phải là 2, 4, 7.
(em tự ktra lại các giả thiết nhé, nhưng 1 bài toán giải thấy chặt chẻ thì thôi chứ chẳng ai mà ktra lại)
~~~~~~~~~~~~
với các em nhỏ thì nên nói chuyện đàng hoàng 1 tí các pro ạh, nhưng gì mình chưa biết thì cứ âm thầm chờ đó rồi sẽ có bài giải để mình xem, hoặc có thể hỏi khéo các em sau...
một tập hợp có n phần tử ĐÔI MỘT một khác nhau tức là khi chọn ra 2 phần tử tùy ý thì chúng khác nhau. đó là một ngôn từ toán học quá thông dụng và chuẩn. và cái đề cũng chẳng có chổ nào sai...
Nếu thiếu chữ "đôi một" thì chưa đủ chặt chẻ. VD như tình huống: ghi a # b # c thì chưa đủ đôi một khác nhau. cụ thể: 2 # 3 # 2 chẳng có gì sai nhưng có 2 số giống nhau. nên ở trên tạm ghi lại là a # b # c # a thì đc nhưng nếu gặp 4 phần tử: a, b, c, d mà ghi a # b # c # d # a vẫn chưa đủ vì có thể gặp là 1 # 2 # 1 # 2 # 1 ak ak... nên cách dùng chuẩn nhất là "đôi một khác nhau"
VD khác: 3 số nguyên tố cùng nhau khác với 3 số đôi một nguyên tố cùng nhau
2,3,4 là 3 số nguyên tố cùng nhau vì UCLN của 3 số này là 1
nhưng 2 và 4 ko nguyên tố cùng nhau => nên chúng ko phải là đôi một nguyên tố cùng nhau.
các số đôi một nguyên tố cùng nhau còn gọi tên khác là "nguyên tố sánh đôi"...
Với 3 chữ số đôi một khác nhau ta lập được 6 số (có 3 chữ số đôi một khác nhau).
khi thực hiện phép cộng 6 số này tính trên mỗi hàng thì cho tổng giống nhau
<< ta hiểu đơn giản thế này: có 3 chữ số đổi đi đổi lại trên mỗi hàng mà có đến 6 lần (vì có 6 số) nên mỗi chữ số sẽ xuất hiện đúng 2 lần trên mỗi hàng >>
gọi x là tổng tính trên mỗi hàng ta có: x*100 + x*10 + x = 2886
=> 111x = 2886 => x = 2886 : 111 = 26
như vậy tổng của 3 chữ số đã cho là 13
goi abc và cba là số lớn nhất và nhỏ nhất, ta có abc - cba = 495
100a + 10b + c - (100c + 10b + a) = 495
=> 99a - 99c = 495 => a - c = 5
tóm lại ta cần tìm 3 chữ số (từ 1 đến 9) có tổng là 13, hiệu của số lớn nhất và nhỏ nhất là 5.
3 chữ số đó phải là 2, 4, 7.
Hiệu giữa A và B là 891 mà A>678 và B>57
Vậy => A có hàng trăm là 9
+) Nếu hàng đơn vị của A là 6 => Hàng đơn vị của B là 5 => Hiệu A và B mới có hàng đơn vị là 1.
Ta ghép thử, lấy A= 976 và lấy B= 85.
A-B= 976 - 85= 891
=> TH này đúng
+) Nếu hàng đơn vị của A là 7 thì hàng đơn vị B phải là 6 khi đó hiệu A và B mới có hàng đơn vị là 1. => Loại vì B chỉ có thể là 85 hoặc 58
Vậy: Số A là 976 còn số B là 85