K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sức mạnh tiềm thức: 'Bạn chính là những gì bạn nghĩ'Triết gia người Mỹ Ralph Waldo Emerson đã đúc kết như thế. Và đó cũng là câu trả lời cho những câu hỏi day dứt đa số chúng ta mỗi ngày… https://kienthuctamlinh.net/suc-manh-tiem-thuc-giai-ma-nhung-bi-an-xoay-quanh-no/Tại sao người này hay buồn rầu còn người kia dễ vui vẻ?Tại sao người này đạt được nhiều thành tựu trong công việc còn người kia lao nhọc vất...
Đọc tiếp
Sức mạnh tiềm thức: 'Bạn chính là những gì bạn nghĩ'Triết gia người Mỹ Ralph Waldo Emerson đã đúc kết như thế. Và đó cũng là câu trả lời cho những câu hỏi day dứt đa số chúng ta mỗi ngày… https://kienthuctamlinh.net/suc-manh-tiem-thuc-giai-ma-nhung-bi-an-xoay-quanh-no/

Tại sao người này hay buồn rầu còn người kia dễ vui vẻ?

Tại sao người này đạt được nhiều thành tựu trong công việc còn người kia lao nhọc vất vả cả đời mà chẳng nên trò trống gì?

Tại sao nhiều người đàng hoàng phải chịu thống khổ còn có những kẻ xấu xa lại giàu sang và thành công?

Tại sao hôn nhân của người này hạnh phúc còn của người kia thì thất bại?...

Tâm thức là tài sản quý giá nhất của mỗi người, ngoài chính chúng ta sẽ không ai làm chủ được. Có hai cấp độ tâm thức, đó là ý thức (cấp độ lý trí) và tiềm thức (cấp độ phi lý trí).

Bí mật sức mạnh của mọi vấn đề nằm sâu trong tiềm thức mỗi người, chỉ cần chúng ta thấu hiểu điều đó thì hoàn toàn có thể làm chủ cuộc đời mình. Đây là liệu pháp phát huy Sức mạnh tiềm thức - một công trình nghiên cứu về khoa học tinh thần của tiến sĩ Joseph Murphy (1898-1981) là tiến sĩ tâm lý học, tác giả và diễn giả người Mỹ gốc Ireland, cũng là tác giả cuốn sách cùng tên.

Dựa vào những chứng cứ khoa học, những câu chuyện kỳ diệu về đức tin, những trải nghiệm từ chính bản thân và vô số những người ông tiếp xúc, tiến sĩ Murphy đã đưa ra kết luận tương tự triết gia Emerson: Tất cả sự việc, hoàn cảnh và hành động xảy ra trong đời bạn chỉ là sự phản ánh và hưởng ứng đối với chính tư tưởng của mình.

Có thể bạn chưa tin, và không cam tâm tin rằng chính bản thân mình là nguồn cơn của tất cả mọi đau khổ trên đời. Có ai mà muốn mình buồn bã và bất hạnh? Nhưng chính là trạng thái đó, trạng thái luôn nghi ngờ và không tin mọi thứ, không tin chính bản thân mình, chính xác đã "vẽ" nên chân dung bạn của ngày hôm nay.

Trong cuốn sách, tiến sĩ đã giải mã cơ chế mà ý thức chúng ta truyền tới tiềm thức sự tin tưởng và kịch bản chữa lành của bản thân...

Tiềm thức là thứ chúng ta không thể đánh lừa. Tiềm thức sẽ chỉ phát huy sức mạnh khi đó chính là sức mạnh của bạn. Vì thế, điều quan trọng hơn cả là mỗi người phải luôn tìm hiểu về chính bản thân mình, biết mình muốn gì, trở thành ai, và ý nghĩa cuộc đời mình là thế nào.

Tất cả chúng ta sinh ra trên đời đều có quyền hạnh phúc, và hãy nhớ kỹ rằng tiềm thức của bạn không thể hành động nếu tâm thức của bạn bị phân rẽ. Vì thế, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được hạnh phúc một khi vẫn luôn nuôi dưỡng trong lòng một mối hoài nghi rằng liệu bao giờ hạnh phúc lâu dài mới thuộc về mình.

Theo dõi https://kienthuctamlinh.net/ để cập nhật các tin tức hữu ích khác nhé. 

0
22 tháng 7 2018

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

hok tốt ! 

21 tháng 7 2018

Nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là hình tượng điển hình bất hủ của văn học Việt Nam, là hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, với những phẩm chất cao đẹp.

Chị Dậu là một nhân vật có tính cách, một tính cách điển hình. Nét nổi bật trong tính cách của chị là sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng.

Để nhân vật có thể bộc lộ đầy đủ tính cách của mình, Ngô Tất Tố đặt chị vào trong một tình huống điển hình : một mình chị, với sức vóc của một người đàn bà chân yếu tay mềm, với thân phận của một kẻ thấp cổ bé họng, phải đối phó lại với hai tên tay sai hung hãn của chính quyền thực dân phong kiến thống trị, có trang bị cả roi song, tay thước và dây thừng, được nhà nước bảo hộ, đang thi hành việc công đánh trói kẻ thiếu sưu.

Trong đoạn trích, bọn tay sai sầm sập tiến vào giữa lúc anh Dậu vừa mới tỉnh lại, chị Dậu đang hồi hộp chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không. Anh Dậu vì quá ốm yếu và khiếp đảm đã lăn đùng ra không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đứng ra đối phó với lũ ác nhân. Có thể nói, lúc này, tính mạng của anh Dậu phụ thuộc vào sự đối phó của chị Dậu.

22 tháng 7 2018

chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt. Thật vậy, khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ thật bất khuất. Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời, còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: “chị Dậu nghiến hai hàm răng: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” Chị chẳng những không còn xưng hô “cháu - ông”, mà cũng không phải “tôi – ông” như kẻ ngang hàng, mà lần này, chị xưng “bà”, gọi tên cai lệ bằng “mày”! Đó là cách xưng hô hết sức đanh đá của phụ nữ bình dân, thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ, đồng thời khẳng định tư thế “đứng trên đầu thù”, sẵn sàng đè bẹp đối phương.

Lần này chị Dậu đã không đấu lí mà quyết ra tay đấu lực với chúng. Cảnh tượng chị Dậu quật ngã hai tên tay sai đã cho ta thấy sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang hàng của chị Dậu, đối lập với hình ảnh, bộ dạng thảm hại hết sức hài hước của hai tên tay sai bị chị “ra đòn”. Với tên cai lệ “lẻo khoẻo” vì nghiện ngập, chị chỉ cần một động tác “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, hắn đã “ngã chỏng quèo trên mặt đất! Đến tên người nhà lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dẳng hơn một chút (hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đền buông gậy ra, áp vào vật nhau), nhưng cũng không lâu, kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm! Vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh chóng biến hai tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Lúc mới xông vào, chúng hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây, chúng hài hước, thảm hại bấy nhiêu. Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị “làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn thảm.

hok tốt ! 

20 tháng 7 2018

Sức mạnh tiềm tàng là: sức mạnh ẩn giấu bên trong dưới dạng khả năng, chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực

Gợi ý : Viết đoạn văn

Ban đầu chị nhẫn nhục chịu đựng:

+ Chị Dậu cố van xin thiết tha bằng giọng run run cầu khẩn: “Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất”

=> Cách cư xử và xưng hô của chị thể hiện thái độ nhẫn nhục chịu đựng.

Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, người nông dân thấp cổ bé họng, biết cái tình thế khó khăn, ngặt nghèo của gia đình mình (anh Dậu là kẻ có tội thiếu suất sưu của người em đã chết, lại đang ốm nặng).

Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói hành hạ anh.

- Khi tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng bị đe doạ, chị Dậu “xám mặt” vội vàng chạy đến đỡ lấy tay hắn, nhưng vẫn cố van xin thảm thiết: “Cháu van ông ! Nhà cháu vừa mới tỉnh được mọt lúc, ông tha cho”. (“Xám mặt”tức là chị đã rất tức giận, bất bình trước sự vô lương tâm của lũ tay sai.

Mặc dù vậy, lời nói của chị vẫn rất nhũn nhặn, chị đã nhẫn nhục hạ mình xuống- chứng tỏ sức chịu đựng của chị rất lớn.

Tất cả chỉ là để cứu chồng qua cơn hoạn nạn.

- Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt.

+ Khi tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên “bịch vào ngực chị mấy bịch” rồi “tát đánh bốp vò mặt chị thậm chí nhảy vào chỗ anh Dậu”…. tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn.

Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước.. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”.

→ Lời nói đanh thép như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng nhìn vào mặt đối thủ.

Với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ, đáo để đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: Chị Dậu nghiến hai hàm răng “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Một cách xưng hô hết sức đanh đá của phụ nữ bình dân thể hiện tư thế “đứng trên đầu thù” sẵn sàng đè bẹp đối phương.

Rồi chị “túm cổ cai lệ ấn dúi ra cửa, lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm”. Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng, chị trả lời: “thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. ?

Chi tiết chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. Vừa ra tay chị đã nhanh chóng biến tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Đó còn là sức mạnh của lòng yêu thương chồng con vô bờ bến. Hành động dã man của tên cai lệ là nguyên nhân trực tiếp làm cho sức chịu đựng của chị lên quá mức. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khoẻ khoắn, quyết liệt bao nhiêu thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười bấy nhiêu. Và chúng ta khi đọc đến những dòng này cũng sung sướng, hả hê như Ngô Tất Tố. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội “có áp bức có đấu tranh”, “con giun xéo mãi cũng quằn”, chị Dậu bị áp bức dã man đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm.

=> Đó chính là sức mạnh tiềm tàng của chị dâuk

20 tháng 7 2018

mk chỉ làm dàn ý thôi bn nhé:

+) sức mạnh tiềm tàng là sức mạnh ẩn dấu trong con người, ko phải lúc nào nó cx đc phô diễn ra bên ngoài

+) sức mạnh tiềm tàng trong con người chị dậu

ban đâu, chị dậu ko phản kháng lại mà nhẫn nhục chịu đựng, lên bờ xuống ruộng khẩn thiết van xin tên cai lệ và người nhà lý trưởng cho khất sưu thêm vài ngày. Tuy chỉ là khất thêm vài ngày để xoay sở chứ ko phải khất luôn nhưng được nước, tên cai lệ và người nhà lí trưởng càng đánh đập tàn nhẫn hơn khiến lòng yêu chồng của chị bị chà đạp một cách vô cùng mạnh mẽ. Không thể chịu đựng được nữa rồi, trong chị bây h ko còn chỉ là một người phụ nữ đảm đang, yêu thương ck con mà còn là một người phụ nữ lực điền, tiềm tàng sức mạnh phản kháng đầy quyết liêt

leuleumk chỉ lm có thế thôi bn nhé

19 tháng 3 2022

???

19 tháng 3 2022

??? tui nghi là spam

6 tháng 11 2018

 Nghĩ là sức mạnh đặc biệt của những người tài giỏi 

6 tháng 11 2018

 khánh ngọc nguyễn sức mạnh đặc biệt của những người tài giỏi .

12 tháng 5 2020

lên mạng có thông tin đầy đủ hơn hỏi ở đây

17 tháng 5 2020

là một bẩm sinh tất cả mọi người đều có ngoại trừ vài người .

18 tháng 9 2019

Nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là hình tượng điển hình bất hủ của văn học Việt Nam, là hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, với những phẩm chất cao đẹp.

Chị Dậu là một nhân vật có tính cách, một tính cách điển hình. Nét nổi bật trong tính cách của chị là sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng.

Để nhân vật có thể bộc lộ đầy đủ tính cách của mình, Ngô Tất Tố đặt chị vào trong một tình huống điển hình : một mình chị, với sức vóc của một người đàn bà chân yếu tay mềm, với thân phận của một kẻ thấp cổ bé họng, phải đối phó lại với hai tên tay sai hung hãn của chính quyền thực dân phong kiến thống trị, có trang bị cả roi song, tay thước và dây thừng, được nhà nước bảo hộ, đang thi hành việc công đánh trói kẻ thiếu sưu.

Trong đoạn trích, bọn tay sai sầm sập tiến vào giữa lúc anh Dậu vừa mới tỉnh lại, chị Dậu đang hồi hộp chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không. Anh Dậu vì quá ốm yếu và khiếp đảm đã lăn đùng ra không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đứng ra đối phó với lũ ác nhân. Có thể nói, lúc này, tính mạng của anh Dậu phụ thuộc vào sự đối phó của chị Dậu.

Ban đầu, chị cố tha thiết van xin. Vì sao chị phải van xin? Chị quá nhu nhược yếu đuối hay quá hèn nhát? Không! Chị Dậu không nhu nhược yếu đuối, cũng không hèn nhát! Nhưng, là người thông minh, chị hiểu rõ tình thế của chồng mình. Dù sao anh Dậu cũng bị coi là kẻ… có tội (tội trốn sưu của nhà nước). Còn bọn tay sai hung hãn kia, đang nhân danh phép nước, người nhà nước để thi hành công vụ của nhà nước! Hơn nữa, chị Dậu ý thức được rất rõ thân phận thấp cổ, bé họng của mình, lại vốn là người có bản tính hiền lành, quen nhẫn nhục, khiến chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi lòng từ tâm và lương tri của ông cai.

Tất cả những lời van xin tha thiết, vừa có tình, vừa có lí của chị cũng chẳng có kết quả gì. Ngược lại, chị được đáp trả lại bằng những lời chửi rủa tục tĩu, bằng những quả bịch vào ngực, bằng hành động nhảy xổ vào chỗ anh Dậu của tên cai trị.

Con giun xèo mãi cũng quằn y tức nước thì phải vỡ bờ, đến lúc này, chị Dậu không thể chịu đựng hơn được nữa! Sức sống tiềm tàng trong người chị trỗi dậy, chị bất chấp tất cả, liều mạng cự lại.

Trước hết, chị cự lại bằng lí lẽ. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Một lí lẽ thật cứng cỏi và cũng thật sắc sảo! Chị không cần việc đến pháp luật (Vì làm gì có pháp luật và công lí cho người nghèo? Chúng lại đang thi hành phép nước kia mà!), chị đem đạo lí tối thiểu của con người ra để đấu với chúng. Như vậy, chị Dậu dã nhân danh con người để chống lại cái ác! Một chân lí thật đẹp mà bọn mặt người dạ thú kia không thể có.

Bạn tham khảo nhé!

18 tháng 9 2019

Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm, có tinh thần phản kháng chống cường quyền mặnh liệt. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng với tay thước, tay roi, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng vào bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ anh đã lăn đùng xuống phản. Tên cai lệ gọi anh Dậu là thằng kia, hắn trợn ngược hai mát quát chị Dậu : Mày định nói cho chú mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà cũng mở mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run, xin khất, lức thì thiết tha xin ông trông lại. Chị Dậu càng van xin thì bọn chúng càng hung hăng, dữ tợn hơn. Tên cai lệ đùng đùng… giật phát cái dây thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình chị Dậu van xin hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị rồi nhảy vào cạnh anh Dậu.

Trước thái độ của bọn cường hào, mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Để bảo vệ tính mạng cho chồng và nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không chịu lui bước, chị Dậu nghiến hai hàm răng như thách thức: mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem.

Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu xưng ông, sau đó lại là tôi với ồng cuối cùng là bày chồng bà với mày. Chị Dậu đã phản kháng. Tên cai lệ bị chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm cho bọn chúng ngã chỏng quèo. Tên hầu cận lý trưởng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Với chị nhà tù thực dân chẳng làm cho chị run sợ.

Ngô Tất Tố đã hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận lý trưởng một bài học đích đáng, ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội có áp bức, có đấu tranh.

Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách rất chân thực, đã xây dựng một đoạn văn như một màn kịch vừa có bi vừa có hài. Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhuần nhuyễn, hợp lý, sử dụng lời ăn tiếng nói rất bình dị của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng để thể hiện tính cách của mình. Ông đã thành công trong việc khắc họa nhân vật điển hình : chị Dậu – một người phụ nữ cần cù, chịu khó và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, mang những vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

12 tháng 10 2018

Đáp án A

28 tháng 3 2017

Ý A là ý đúng nha bạn ^ ^

28 tháng 3 2017

B.