Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta khi đa dạng sinh học bị suy giảm?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất. Mặt khác sinh vật và HST là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, công cụ, nhiên liệu…
1. Biểu hiện đa dạng sinh học ở nước ta:
a. Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao, thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
- Đa dạng về hệ sinh thái:
+ Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
+ Rừng nhiệt đới gió mùa phân thành các kiểu: rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xavan, rừng ngập mặn...
+ Ngoài ra còn có rừng cận nhiệt và ôn đới trên núi
- Thành phần loài:
+ Thực vật: 14500 loài
+ Thú: 300 loài
+ Chim 830 loài
+ Cá: nước ngọt 550 loài, nước mặn 2000 loài
- Hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam cũng khá đa dạng: khoảng 734 laoì cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ được gieo trồng trên lãnh thổ Việt Nam.
Cũng là 1 khu vực rất đa dạng về các laoị vật nuôi...
- Việt Nam được công nhận là 1 trong 16 nước trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao.
b. Sự đa dạng sinh học đang bị suy giảm
- Đặc biệt là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
- Suy giảm về thành phần loài:
+ Thú là loài suy giảm cao nhất
+ Thực vật là laoì có số lượng suy giảm nhiều nhất
- Đa dạng sinh học đang bị đe dọa nghiêm trọng với >700 loài được liệt vào Sách đỏ Việt Nam
- Sản lượng cá đánh bắt gần bờ ngày một giảm
Hệ sinh thái nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng
2. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn
VÍ DỤ: 2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu bảo tồn
- Ban hành sách đỏ Việt Nam
- Đưa ra các quy định khai thác (....)
- tăng cường trồng rừng
- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học và bảo tồn nó
- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học
.....................
- Một số nguyên nhân gây giảm thiểu đa dạng sinh học:
+ Khí trang bị từ các nhà máy, xí nghiệp, phương tiện đi lại → ô nhiễm môi trường không ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật.
+ Các hoạt động khai thác rừng quá mức → Mất rừng các loài động vật không có thức ăn, nơi sinh sống, số lượng các loài động vật cũng sẽ suy giảm.
+ Săn bắt động vật hoang dã → Giảm bớt các loài động vật hoang dã, ảnh hưởng đến các thức ăn.
+ Xả rác → Rác thải môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của các loài sinh vật.
- Hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học:
+ Thư viện ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác nhau.
+ Ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm, dược liệu,…
+ Tẩy nguy hại, tuyệt đối một số loài sinh vật quý hiếm.
- Em có thể làm:
+ Không xới xáo, trồng nhiều cây xanh, làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi nhắc nhở mọi người trong môi trường bảo vệ
- 2 loài suy giảm số lượng: voi và tê giác
=> biện pháp: đưa họ vào nuôi dưỡng và thiết lập trong các thú nuôi, vườn quốc gia để ngăn họ khỏi bị bắn, trồng rừng để họ có môi trường sống tự nhiên.
Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:
Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
Ở cấp quần thể, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Việt Nam được ghi nhận là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật.
nguyên nhân do những hành động vô nhân tính của con người như
săn bắn động vật hoang dã
thải các chất thải sinh học ra môi trường vừa làm rừng cây bị hủy hoại vừa làm động vật hoang dã mất đi nới sinh sống
biện pháp
lên tiếng kêu gọi mọi người tẩy chay những hành động vô nhân đạo ấy
lên án những hành vị hủy hoại môi trường sinh học
2. bảo vệ con người, tài sản
+ Cung cấp thực phẩm
+Làm cảnh
+ Đem lại nguồn lợi về kinh tế
+ Cung cấp nguyên liệu cho một số nghành công nghiệp
Trang nguyễn chỉ làm được một câu thôi còn lại để tớ suy nghĩ đã nha
REFER
Mất cây rừng Amazon dẫn đến mất đi lượng mưa và tăng sự khô hạn, dễ dàng dẫn đến cháy rừng. Các trận cháy sẽ lớn hơn trước giờ và cần thời gian dài hơn để dập tắt. Các trận cháy rừng cũng sẽ phóng thải nhiều carbon hơn vào khí quyển, làm xấu hơn điều kiện khí hậu bất lợi như làm cho khí hậu ngày càng nóng hơn
-tham gia trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây, rừng
-chấp hành nội quy bảo vệ rừng
-tuyên truyền vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi, nên trồng cây gây rừng
*phải bảo vệ môi trường bằng nhiều cách khác nhau như
- lựa chọn những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng một cách hợp lí
- không xả rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao hồ
- không bẻ cây, bẻ cành, ngắt hoa
tham khảo
Chắc chắn, thế giới không có gì đáng quan tâm hơn trong những ngày gần đây ngoài câu chuyện về những cánh rừng tại Amazon đang oằn mình trong lửa. Theo ước tính, có khoảng 75.000 vụ cháy đã diễn ra tại Brazil chỉ trong năm 2019. Tuy nhiên, phải đến gần đây, khi tình trạng được đẩy lên mức đáng báo động, các thành phố như Sao Paulo ngập ngụa trong khói bụi và mây phủ, thậm chí có thể được nhìn thấy qua những bức ảnh chụp vệ tinh, người ta mới biết tới những hậu quả nghiêm trọng của cháy rừng, và cao hơn là mất đi Amazon.
Không ai muốn một ngày, những đứa trẻ sinh ra chỉ còn biết tới rừng nguyên sinh qua những bộ phim tài liệu, sách ảnh. Không bà mẹ nào muốn một ngày, những đứa trẻ phải đeo khẩu trang 24/7, không được ra ngoài trời vì không khí ô nhiễm, nhiệt độ trái đất tăng cao. Và chắc chắn, không bà mẹ nào muốn lũ trẻ phải chen nhau trong những đô thị chật hẹp vì những cuộc khủng hoảng di dân sau biến đổi khí hậu.
Nếu nhìn về một hành trình dài phía trước, sự biến mất của rừng Amazon cũng như nhiều cánh rừng khác sẽ dần đẩy con người tới nguy cơ “biến mất”. Tuy nhiên, những hậu quả khác sẽ xuất hiện nếu một ngày rừng Amazon không còn.
20% lượng nước ngọt trên thế giới sẽ biến mất
Sông Amazon cùng các chi lưu của nó chứa khoảng 20% lượng nước ngọt từ các dòng chảy trên bề mặt Trái đất. Sự biến mất của rừng Amazon sẽ dẫn đến vấn đề khủng hoảng nước ngọt trầm trọng ở Nam Mỹ, tạo nên các cuộc di dân do biến đổi khí hậu.
9 quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Tình trạng giảm thiểu lượng mưa, hạn hán kéo dài… sẽ không chỉ diễn ra tại riêng Brazil khi có tới 9 quốc gia được che phủ bởi rừng Amazon, bao gồm Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và French Guiana. Brazil là quốc gia có diện tích rừng lớn nhất (khoảng 60%), Peru có khoảng 13% và Colombia 10%.
20% lượng oxy trên toàn thế giới sẽ không được sản sinh ra từ Amazon
Rừng Amazon cung cấp khoảng 20% lượng oxy cho toàn thế giới. Hãy thử tưởng tượng một ngày, 20% lượng oxy trên thế giới đột ngột biến mất, loài người sẽ làm cách nào để xoay xở bù đắp cho thiếu hụt ấy? Có lẽ không ai thực sự tìm ra được lời giải cho con số khổng lồ này.
10% tổng số loài động, thực vật trên toàn thế giới sẽ biến mất
Amazon là nhà của khoảng 10% các loài động thực vật đã được tìm thấy trên thế giới (có nhiều nghiên cứu không chính thức nói rằng con số này có thể lên tới 30%) với hơn 16.000 loài cây, 2.5 triệu loài côn trùng, 2.200 loài cá, 1.300 loài chim (chiếm khoảng 20% các loài chim trên thế giới), 427 loài thú có vú, 430 loài lưỡng cư và 380 loài bò sát. Đây sẽ là sự mất mát lớn của sự đa dạng sinh học trên toàn thế giới khi nhiều loài động vật là đặc hữu của hệ sinh thái rừng nhiệt đới Amazon không còn.
1/4 các loại dược phẩm phương Tây có nguồn gốc nguyên liệu từ Amazon
Điều đó đồng nghĩa với việc khi rừng Amazon biến mất hoàn toàn, nguồn dược liệu trên thế giới sẽ trở nên khan hiếm. Hiện tại, khoảng hơn 120 loại thuốc có thành phần chiết xuất thực vật và khoảng 70% các loài thực vật được xác định có thành phần chống ung thư đều thuộc về rừng nhiệt đới. Người ta cho rằng, công thức cho một loại thuốc điều trị ung thư đang nằm đâu đó trong cánh rừng Amazon.
1/2 diện tích rừng mưa trên thế giới sẽ biến mất
Amazon chiếm một nửa diện tích rừng mưa còn sót lại trên thế giới và là cánh rừng mưa nhiệt đới lớn nhất. Chỉ có khoảng 6% bề mặt Trái đất được che phủ bởi các cánh rừng nhiệt đới và 3% chính là con số ước lượng về tỷ lệ rừng Amazon.
50% bộ lạc với văn hóa và chữ viết riêng sẽ biến mất
Người ta ước tính, có khoảng 50 bộ lạc với văn hóa và chữ viết riêng đang sống dưới những cánh rừng Amazon, có những bộ lạc còn chưa bao giờ tiếp xúc với cuộc sống văn minh. Mất đi những cánh rừng Amazon, chúng ta cũng để tuột mất những kho tàng văn hóa, ngôn ngữ độc đáo mà con người có thể còn chưa biết tới hết. Đó sẽ là một mất mát lớn của ngành nhân chủng và xã hội học.
Hạn hán và ngập lụt sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng
Mất rừng, cây sẽ không giữ được nước, dòng chảy của các con sông sẽ thay đổi, tình trạng hạn hán sẽ xảy ra nhiều hơn – nghe có vẻ nghịch lý nhưng đó là sự thật. Amazon đã phải trải qua nhiều đợt hạn hán trong năm 2005 hay 2010. Tình trạng hạn hán càng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, hậu quả như chúng ta có thể thấy hiện tại. Tuy nhiên, các cơn mưa lớn cũng đến bất ngờ hơn và không tuân theo sự vận động của tự nhiên, dẫn đến tình trạng ngập lụt có thể xảy ra nghiêm trọng. Khi không có những tầng lá, nước mưa sẽ rơi xuống đất nhanh hơn dẫn đến tình trạng xói mòn, sạt lở nghiêm trọng.
Hơn 80% thực phẩm trên thế giới có nguồn gốc từ Amazon
Tất nhiên, khi nó đã được đưa đến toàn thế giới, rừng Amazon mất đi không khiến 80% loại thực phẩm biến mất. Amazon như một nguồn cội để người ta nhớ tới lịch sử thực phẩm. Có hơn 3.000 loại trái cây từ các cánh rừng nhiệt đới có thể ăn được, bao gồm bơ, dừa, cam, chanh, dứa, xoài.
2,2 tỷ tấn CO2 sẽ đi về đâu?
Đó là bởi vì, mỗi năm trung bình rừng Amazon hấp thụ 2,2 tỷ tấn CO2 – cao hơn rất nhiều so với lượng khí CO2 rừng Amazon thải ra (những cây chết thải ra khoảng 1,9 tỷ tấn CO2 mỗi năm). Nếu không có Amazon, lượng CO2 trong khu vực sẽ tăng cao, gây nên những biến đổi khí hậu nghiêm trọng và vô số hậu quả cho người dân tại Nam Mỹ và toàn thế giới.
Tất cả những con số, những mất mát trên sẽ tạo nên một kịch bản đáng sợ cho cuộc sống của chúng ta. Không ai có thể tưởng tượng được, việc một cánh rừng biến mất sẽ đẩy con người tới những điểm cùng cực như vậy. Trong những năm gần đây, Amazon đã mất đi khoảng 20% diện tích rừng và có lẽ, với tốc độ khai thác tận diệt như vậy, không còn quá lâu trước khi người ta không còn tìm thấy một cái cây nào tại Amazon.
Cuối cùng, ai hay điều gì sẽ bị tổn thương bởi sự biến mất của rừng Amazon nhất? Chắc chắn không phải Trái đất. Một ngày nào đó, vài trăm triệu năm sau, Trái đất sẽ lại phục hồi sau một màn đêm u tối. Chỉ có con người sẽ biến mất vì chính hậu quả của mình gây ra. Như một bộ phim nào đó tôi từng xem có ý rằng, Trái đất cũng như cơ thể người, tăng nhiệt lên cơn sốt để diệt trừ mầm bệnh.
Mầm bệnh đó, ắt hẳn là một thế hệ đang tận diệt Amazon đổi lại sự giận dữ của Trái đất.
chỗ này ko tham khảo nha
chúng ta cần bảo vệ rừng, ko chặt phá rừng, ko đốt rừng và ko tàn phá thiên nhiên
Refer
Đa dạng sinh học giữ vị trí quan trọng trong dinh dưỡng của con người thông qua vai trò trong việc sản xuất thực phẩm toàn cầu; đảm bảo năng suất bền vững của đất và cung cấp nguồn gen cho cây trồng. Đảm bảo được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm bổ dưỡng là yếu tố quyết định cơ bản của sức khỏe con người.
Đa dạng sinh học giữ vị trí quan trọng trong dinh dưỡng của con người thông qua vai trò trong việc sản xuất thực phẩm toàn cầu; đảm bảo năng suất bền vững của đất và cung cấp nguồn gen cho cây trồng. Đảm bảo được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm bổ dưỡng là yếu tố quyết định cơ bản của sức khỏe con người.
Bổ sung phần bảo vệ:
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
-Ko vứt rác.
- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia,...
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
- Tuyên truyền tham gia bảo vệ rừng.
Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học:
- Mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của sự sống Trái Đất.
- Ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo.
- Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.