K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2023

Những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI:

- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

- Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng mở rộng như: Công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền.

- Giai cấp tư sản đã ra đời mặc dù có thế lực kinh tế song không có địa vị xã hội và chính trị tương xứng.

- Họ phản đối các giáo lý lỗi thời, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, thúc đẩy khoa học – kỹ thuật phát triển.

- Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

4 tháng 2 2023

Biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII-XVI:

- Từ thế kỉ XIII, thành thị càng có vai trò là những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Tây Âu. 

- Nhiều xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại xuất hiện tập trung chủ yếu ở thành thị. 

Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội: chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng

Họ có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới vì họ có thế lực nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương ứng. Do vậy họ ủng hộ và bảo trợ cho những tư tưởng mới trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật.

31 tháng 5 2018

- Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công.

- Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng vẫn là giai cấp bị trị. Vì vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và nhân dân nói chung với chế độ phong kiến rất gay gắt.

4 tháng 2 2023

* Chuyển biến về kinh tế - xã hội:

- Kinh tế:

+ Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu trở nên giàu có nhờ bóc lột tài nguyên ở thuộc địa và buôn bán nô lệ.

+ Xuất hiện nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn, thuê mướn nhiều nhân công.

+ Các công ty thương mại và đồn điền rộng lớn đã ra đời.

- Xã hội:

+ Giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh thánh của Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống. Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản sự phát triển của văn hóa, khoa học.

+ Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương xứng.

* Hệ quả:

- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và phát triển.

- Giai cấp tư sản đấu tranh chống lại tư tướng lỗi thời của giia cấp phong kiến cùng Giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.

2 tháng 4 2020

bạn ơi bạn nhầm môn rồi nha bạn đây là môn lịch sử nha bạn còn bạn muốn được hỏi câu hỏi của nhiều môn thì bạn vô hoc 24.vn nha

22 tháng 11 2019

Đáp án B

Sau giai đoạn phục hồi (1945-1950), từ những năm 50, nền kinh tế của các nước Tây Âu đều có sự phát triển nhanh. Đến đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản)

15 tháng 3 2021

Về kinh tế :

Về văn hóa:

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

Về văn hóa

Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...
Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

15 tháng 3 2021
Về kinh tế: - Nông nghiệp: + Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống. + Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh. + Các công trình thủy lợi được xây dựng. ⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước. - Thủ công nghiệp, thương mại: + Kĩ thuật rèn sắt phát triển. + Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế. + Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,… + Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán. * Về văn hóa, xã hội: - Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự. - Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. * Nguyên nhân của sự chuyển biến: là do các chính sách cai trị, bóc lột của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta 
16 tháng 1 2023

Bạn Xem có được ko nhé <3

Yêu cầu a) So sánh tình hình kinh tế Chăm-pa….

 

Giai đoạn thế kỉ II – đầu thế kỉ X

Thế kỉ X – đầu thế kỉ XVI

Giống nhau

- Canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, khai thác lâm sản và đánh bắt thủy – hải sản.

- Sản xuất thủ công nghiệp phát triển, các mặt hàng đa dạng, phong phú.

- Thương nghiệp đường biển phát triển.

Khác nhau

- Việc trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài diễn ra chủ yếu ở thương cảng Đại Chiêm (Quảng Nam)…

- Hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp có bước phát triển hơn trước.

- Các thương cảng cũ được mở rộng, nhiều thương cảng mới được xây dựng, như: cảng Tân Châu (Thị Nại ở Bình Định)…

Yêu cầu b) So sánh tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa giữa Phù Nam và vùng đất Nam Bộ….

 

Vương quốc Phù Nam

(thế kỉ I – VII)

Vùng đất Nam Bộ

(thế kỉ VII – XVI)

Chính trị

- Bộ máy nhà nước của vương quốc Phù Nam được củng cố, kiện toàn.

- Trong các thế kỉ III – V, vương quốc Phù Nam là đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

- Trên danh nghĩa vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia). Tuy nhiên, trên thực tế, triều đình Ăng-co hầu như không thể quản lí được vùng đất này.

Kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công.

- Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ, thu hút thương nhân của nhiều nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, La Mã…; thương cảng Óc Eo của Phù Nam trở thành trung tâm của tuyến đường hàng hải trên vùng biển Đông Nam Á.

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

- Thương nghiệp không còn phát triển như trước.

 

Văn hóa

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.

- Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần mang đậm yếu tố “sông nước”

- Ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Chân Lạp.

- Dần tiếp thu văn hóa Trung Quốc.

- Những nét văn hóa truyền thống tiếp tục được duy trì.

19 tháng 1 2023

Những diễn biến chính về kinh tế, văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

- Trồng lúa giữ vai trò chủ đạo.

- Nghề đánh cá phát triển, và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của cư dân thời kì này.

- Một số nghề thủ công được duy trì và phát triển: đồ gốm, dệt vải, đóng thuyền,…

- Buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài. 

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, Đại Việt đã tổ chức nhiều đợt di dân vào vùng phía Nam. Người Việt và người Chăm sinh sống hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.

- Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm. 

- Nhiều đền tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và người Chăm.