Viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật truyện cổ tích/ truyền thuyết em yêu thích.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
Tôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt tôi đi, thì tôi liền nói:
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.
Vì thương tôi nên mẹ đã để lại nuôi, đặt cho tôi cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ, lăn lông lốc trong nhà. Mẹ liền nói với tôi:
- Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.
Tôi liền bảo với mẹ:
- Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.
Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt.
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử với với tôi.
Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi lại hóa về hình dáng cũ. Từ đó, cô út càng chăm sóc tôi nhiều hơn, có thức ăn ngon lại giấu đem cho tôi.
Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi ửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông. Khi trở về, bà nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ cứ yên tâm.
Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út.
Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua cử tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần:
- Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về.
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.
Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.
Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.
Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.
Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.
Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi. Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng. Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt. Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Tham khảo
Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Thần Trụ trời", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:
"Ngày xưa, từ rất xưa...
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa...
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm"
Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.
Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:
"Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài"
Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.
Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.
"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.
bài 1
Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
bài 2
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
mik nha
Bài 2: Đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích hoặc truyện truyền thuyết mà em đã học bằng lời văn của em.
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường"nhé
Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.
Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng "thợ mộc" của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.
Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.
Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn
Đóng vai nhân vật - Sọ Dừa
Tôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt tôi đi, thì tôi liền nói:
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.
Vì thương tôi nên mẹ đã để lại nuôi, đặt cho tôi cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ, lăn lông lốc trong nhà. Mẹ liền nói với tôi:
- Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.
Tôi liền bảo với mẹ:
- Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.
Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt.
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử với với tôi.
Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi lại hóa về hình dáng cũ. Từ đó, cô út càng chăm sóc tôi nhiều hơn, có thức ăn ngon lại giấu đem cho tôi.
Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi ửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông. Khi trở về, bà nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ cứ yên tâm.
Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út.
Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua cử tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần:
- Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về.
sọ dừa
Sọ Dừa ra đời một cách vô cùng huyền bí và li kì với nhiều tình tiết hư cấu, kì ảo. Một bà mẹ đã lâu chưa có con một ngày bà đi làm đồng do khát nước lại thấy nước trong một chiếc sọ dừa liền uống. Về nhà bà có thai sau đó đẻ ra một bé trai không chân và không tay, duy nhất chỉ có mỗi một cái đầu nhìn như sọ dừa, nên cậu bé được đặt là Sọ Dừa. Khi Sọ Dừa lên 7-8 tuổi thì cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. Khi mẹ nói Sọ Dừa rằng nhà càng lúc càng nghèo và không biết lấy gì để nuôi Sọ Dừa nữa, không biết rồi cuộc sống của hai mẹ con ta sẽ ra sao. Sọ Dừa liền nói với mẹ: “mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ”. Cho thấy Sọ Dừa tuy là đứa trẻ tật nguyền nhưng lại vô cùng có hiếu, là đứa con ngoan biết giúp đỡ gia đình.
Trong cuộc sống, khi làm việc gì cũng cần phải có chính kiến, nếu không sẽ gặp phải thất bại. Và điều đó được gửi gắm qua nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.
Chuyện kể rằng có người thợ mộc dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.
Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” với nhân vật anh thợ mộc, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì thiếu hiểu biết mà nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là con người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân.
Như vậy, nhân vật người thợ mộc được xây dựng nhằm gửi gắm một bài học giá trị. Mỗi người hãy nhìn vào đó để không phạm phải sai lầm tương tự.