K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

 

* Tình hình phát triển ngành ngoại thương: 

- Xu hướng toản câu hoá và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng. 

Năm 2000: tổng trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới là 12,9 nghìn tỉ USD (chiếm 41,0 % GDP toàn câu), Năm 2019: tổng trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới tăng lên 37,17 nghìn tỉ USD (chiếm 42,3 % GDP toàn cầu), tăng gần 2,9 lần.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thể giới có những thay đổi rõ rệt.

Các sản phẩm của công nghiệp chế biến và dầu mỏ chiếm tỉ trọng cao.Các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu, sản phẩm thô chiếm tỉ trọng thấp hơn.

- Phân bố ngành ngoại thương:

Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á....Các quốc gia có trị giá xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc,... Những nước xuất siêu:Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc.....Những nước nhập siêu là Hoa Kỷ, Anh, Pháp, Nhật Bản...
10 tháng 1 2023

Tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương và ngoại thương

 

Nội thương

Ngoại thương

Tình hình phát triển

- Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.

- Hoạt động nội thương có sự khác nhau giữa các nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và hoàn cảnh xã hội.

- Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ.

- Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị hoạt động nội thương bị hạn chế.

- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên.

- Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới.

- Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm.

Phân bố

- Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.

- Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

- Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,...

21 tháng 12 2021

Tham khảo:

– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch .

– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:

* Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp .

* Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch ( khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch .

– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội

+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động

.+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch

21 tháng 12 2021

tk

– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch .

– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:

* Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp .

* Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch ( khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch .

– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội

+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động

.+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch

3 tháng 2 2023

- Vai trò: 

+ Là phương thức vận tải hàng hóa chủ yếu trên các tuyến đường biển nội địa và quốc tế.

+ Góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, các nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

- Tình hình phát triển:

+ Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới, trong đó có dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ. 

+ Hiện nay trên thế giới đang phát triển mạnh việc chuyên chở bằng tàu container, đảm bảo an toàn hơn và bốc dỡ hàng hóa nhanh hơn

.- Phân bố: Các cảng lớn phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương.

2 tháng 3 2016

*Tiềm năng và tình hình phát triển ngành dầu khí của nước ta:

-Dầu mỏ phân  bố trong các mỏ trầm tích ở thềm lục địa trữ lượng lớn.

-Là ngành kinh tế biển mũi nhọn. Có giá trị xuất khẩu cao.

-Khu công nghiệp hóa dầu Dung Quất đang hình thành.

-Công nghiệp chế biến dầu khí phục vụ cho các ngành khác (điện, phân bón,hóa học..)

27 tháng 5 2017

Gợi ý làm bài

-Là họat động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất của nước ta trong thời kì mở cửa, hội nhập quốc tế.

-Có tác dụng trong việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm.

-Tạo điều kiện đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao.

-Cải thiện đời sông nhân dân.