Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và hình ảnh Cái lò gạch cũ trong truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao. Giúp em với ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam: giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc
- Truyện không có cốt truyện, chỉ là tâm trạng của Liên và An đợi tàu đi qua
- Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm của nhân vật với những cảm giác mơ hồ, mong manh bằng lối viết tinh tế, sâu sắc
- Tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản nhấn mạnh khung cảnh nghèo nàn, hiu hắt của phố huyện nghèo
- Lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ, ẩn sâu sau những hình ảnh và ngôn từ là tâm hồn nhân hậu, tinh tế, nhạy cảm trước mọi chuyển động trong tâm trạng con người và trạng vật
- Chí Phèo có tuổi thơ bất hạnh: mồ côi, phải đi ở rồi làm thuê cho nhiều gia đình ở trong làng. Hắn là một cố nông hiền lành, chăm chỉ, có những mơ ước giản dị và lương thiện.
- Chí Phèo bị Bá Kiến ghen tuông rồi đẩy đi tù. Ra tù, Chí Phèo bị tha hóa cả ngoại hình lẫn tính cách. Hắn say triền miên. Hắn giao tiếp với mọi người bằng tiếng chửi. Thậm chí, từ kẻ thù, hắn trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những cuộc tranh chấp ở làng, ...
- Nhưng hắn chưa mất hẳn nhân tính. Tình yêu mộc mạc giản dị với thị Nở đã đánh thức con người lương thiện ở Chí. Hắn vùng lên giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình trong bế tắc.
- Nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo: do hắn phải sống trong môi trường "quần ngư tranh thực". Nạn nhân của sự tranh chấp giữa các phe cánh phong kiến chính là những người dân hiền lành như Chí. Môi trường xã hội phi nhân tính đã đẻ ra những con người như Chí Phèo.
- Khẳng định: Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ cường hào ở nông thôn trước kia.
Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nói rõ cuộc đời Chí Phèo qua các giai đoạn:
+ Từ một anh Chí hiền lành, khoẻ mạnh, bị Bá Kiến đẩy đi ở tù oan 7 - 8 năm trời.
+ Chế độ nhà tù đã biến Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
+ Sau khi ra tù, Chí Phèo bị tha hoá cả nhân hình lẫn nhân tính.
- Mặc dầu bị tước đoạt quyền làm người lương thiện nhưng Chí Phèo vẫn chưa mất hết nhân tính:
+ Nhờ tình yêu mộc mạc chân thành của Thị Nở.
+ Nhờ sự chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà.
+ Nhờ hương vị bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí Phèo ăn lúc ốm.
- Chí Phèo thức tỉnh, nhận ra âm thanh cuộc sống, khao khát hoàn lương.
- Nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá của Chí Phèo.
- Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ, cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
- Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm thông qua vẻ đẹp khát vọng hoàn lương của nhân vật Chí Phèo.
Tham khảo:
- Suy nghĩ về chuyến tàu trong 2 đứa trẻ:
– Chuyến tàu xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất trong sự đợi chờ, mong mỏi của người dân phố huyện, mang đến nơi đây một không gian hoàn toàn khác, khác xa với sự tĩnh lặng, nhàm chán và đầy bóng tối nơi phố huyện nghèo.
– Đoàn tàu chính là tia hồi quang gợi nhớ lại trong hai chị em những tháng ngày sung sướng, ấm no, hạnh phúc xa xưa.
– Đoàn tàu mang đến hơi thở của một thế giới giàu sang, sung túc và nhịp sống nhộn nhịp, phồn hoa rực rỡ, khác hoàn toàn với cuộc sống nghèo nàn, mòn mỏi, tăm tối quẩn quanh tại phố huyện nghèo nàn.
– Đó là chuyến tàu chở theo khát vọng, chuyến tàu của những mơ ước tương lai muốn thoát khỏi cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt hiện tại và thay đổi bằng một thế giới mới, tươi đẹp hơn, đầy ánh sáng hơn.
– Thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc và tấm lòng thương cảm của Thạch Lam tới những kiếp người nghèo khổ trong xã hội.
Suy nghĩ về hình ảnh Cái lò gạch cũ trong "Chí Phèo":
- Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”. Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ. Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác khét tiếng ở làng Vũ Đại). Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống vũng bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại.
- Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở - người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại. Tình thương của Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí. Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng loé trong tâm hồn Chí đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt. Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm chết mình.
- Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.
- Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời…
* Ý nghĩa tả thực:
- Hình ảnh cái lò gạch cũ: cái lò nung gạch nhưng đã cũ, không còn sử dụng, xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa.
* Ý nghĩa biểu tượng:
- Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…” và xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị nhìn nhanh xuống bụng và “đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”.
=> Kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu là sự xuất hiện của cái lò gạch, kết thúc cũng bằng hình ảnh cái lò gạch.
=> Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Qua đó tác giả muốn khẳng định: Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ.
Em cảm ơn ạ.