K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2021

Các bạn ơi giúp mk với . Sắp thi r :((

10 tháng 4 2022

NLXH

10 tháng 4 2022

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

13 tháng 4 2022

Giống nhau:

-Đều nghị luận về 1 vấn đề và có dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm

Khác nhau

-Nghị luận chứng minh sẽ nhiều dẫn chứng hơn còn nghị luận giải thích sẽ có nhiều lý lẽ hơn

13 tháng 4 2022

tham khảo # Hợp Trần :

Điểm giống và khác nhau giữa hai kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống với nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
*Giống nhau:
- Đều là dạng bài nghị luận xã hội.
- Đều rút ra những tư tưởng, đạo lí, lối sống cho con người.
- Mang đặc điểm chung của văn nghị luận.
*Khác nhau:
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một sv,ht thì xuất phát từ thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
-Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một sv,ht thường lấy chứng cứ thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

21 tháng 2 2019

Dàn Ý Cho Bài Văn Nghị Luận Chứng Minh

A. Mở bài: Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận hoặc chứng minh

B.Thân Bài:
a, Nghị luận (chứng minh) bằng cách nêu định nghĩa:
_trả lời câu hỏi "là j"
b,Nghị luận (chứng minh) bằng cách nên lý do
_"Vấn đề đưa ra là đúng hay sai?""vì sao đúng?vì sao sai"
c,Nghị luận (chứng minh) bằng cách nêu dẫn chứng:
_đưa ra các dẫn chứng cụ thể về vấn đề
c,Nghị luận (chứng minh) bằng cách liên hệ bản thân:
_"chúng ta phải là, j?"

C.Kết Bài: Nêu ý kiến, nhận xét của bản thân về vấn đề

9 tháng 5 2020

–Chứng minh trong văn nghị luận : là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó. 

Phân tích: Là đi sâu vào chia nhỏ đối tượng thành nhiều bộ phận để xem xét một cách toàn diện cả về nội dung và hình thức. Dạng đề này các em cần phải dựa vào nội dung và hình thức của bài đề ra để đưa ra các luận điểm, dẫn chứng cụ thể làm rõ vấn đề. Đặc biệt dạng đề này các em có thể có cái tôi cá nhân song không sâu đậm vì phân tích thiên về tính khách quan của văn bản hơn.

– Cảm nhận, suy nghĩ: Ở dạng đề này các em cũng phải phân tích làm rõ nội dung tác phẩm song các em có thể lựa chọn một vấn đề tiêu biểu để làm rõ, các vấn đề phụ có thể nêu sơ lược. Đây là dạng đề nặng về cái tôi cá nhân tức là ấn tượng chủ quan của người viết. Người viết có thể thể hiện tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ, cái nhìn chủ quan của mình về tác phẩm nhiều hơn.

Ví dụ

Vẫn là hai dạng đề phân tích và cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.

– Ở đề phân tích các em có thể nêu về tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh nêu tác phẩm, hoàn cảnh sống, bố cục, nêu các phẩm chất, nghệ thuật… phân tích lần lượt và làm rõ nội dung vẻ đẹp của anh thanh niên

– Ở cảm nhận thì có thể nêu cảm nhận sâu sắc về nhân vật anh thanh niên đó là người có lí tưởng sống cao đẹp, là tấm gương sáng cho thanh niên chúng ta. Anh là đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Ấn tượng về anh thanh niên được thể hiện qua những khía cạnh nào: yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn, chu đáo, nhiệt tình, hiếu khách, lạc quan yêu đời…Sau đó trình bày thêm những cảm nhận, đánh giá chủ quan khác của bản thân.

học tốt

16 tháng 3 2023

Để dẫn dắt phần kỹ thuật trong văn nghị luận văn học, bạn có thể sử dụng một số phương pháp như sau:

Bắt đầu bằng cách đưa ra một câu hỏi hoặc một vấn đề đặc biệt để thu hút sự chú ý của người đọc.

Sử dụng các từ ngữ sáng tạo và hình ảnh mạnh để mô tả các khía cạnh kỹ thuật của tác phẩm.

Trình bày các ý tưởng của bạn một cách rõ ràng và logic, sử dụng các ví dụ và trích dẫn từ tác phẩm để giải thích các điểm chính của bạn.

Sử dụng các câu chuyện, câu chuyện ngắn hoặc thơ để minh họa cho các khía cạnh kỹ thuật của tác phẩm.

Tạo ra một tác phẩm nghệ thuật của riêng bạn dựa trên tác phẩm bạn đang phân tích và sử dụng nó để chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm gốc.

Sử dụng các kỹ thuật công nghệ như ánh sáng, màu sắc, âm thanh và cảm xúc để tạo ra một đối tượng không gian tưởng tượng cho người đọc.

Cuối cùng, hãy sáng tạo và có tư duy mở để tìm ra những cách tiếp cận mới nhằm giải thích những khía cạnh kỹ thuật của tác phẩm và thu hút sự chú ý của người đọc.

16 tháng 3 2023

Bạn lấy VD cụ thể được ko, giả dụ là nghệ thuật trong tác phẩm vội vàng của Xuân Diệu

 

9 tháng 5 2016

+ Nghị luận giải thích: nêu lên một hiện tượng vấn đề mà mọi người chưa biết. Nhiệm vụ của người viết là phải giải thích cho người đọc (người nghe) hiểu vấn đề đó
+ Nghị luận chứng minh: Lúc này, mọi người đã hiểu dược vấn đề. Nhiệm vụ chúng ta lúc này là thuyết phục người đọc (người nghe) tin theo những vấn đề tốt đẹp nêu lên là hoàn toàn đúng đắn

23 tháng 2 2021

Trùng hợp làm sao :)))

 

23 tháng 2 2021

ôi trùng hợp trùng hợp :)))

 

 

24 tháng 8 2021

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người