Em đã đọc và học rất nhiều truyện ngắn hiện đại có ý nghĩa sâu sắc, hãy tóm tắt lại một truyện ngắn hiện đại mà em yêu thích bằng một đoạn văn khoảng 15 – 20 dòng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Gióng được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẹ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.
Trong tất cả những truyện truyền thuyết em đã học, em có ấn tượng nhất với truyện Thánh Gióng. Trong đó, em có ấn tượng nhất với nhân vật Thánh Gióng. cậu bé này mãi năm 3 tuổi mà vẫn chưa biết nói , biết cười. Tuy nhiên, trong một lần sứ giả đi thông báo thì cậu bé đột nhiên ngồi dậy và nói rành mạch , rõ ràng. Chi tiết này cho người đọc người nghe cảm thấy bất ngờ đồng thời nó cũng để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em.
1)
a. Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất."
b. Tham khảo:
Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng được thần rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh biết vợ bị oan. Ít lâu sau Vũ Nương gặp Phan Lang cùng làng bị đắm thuyền được Linh Phi cứu. Khi Phan Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, Trường Sinh làm theo, Vũ Nương trở về chốc lát, ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất.
2) Ý nghĩa chi tiết cái bóng:
* Cách kể chuyện:
- Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.
- Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.
* Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:
- Bé Đản ngây thơ
- Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.
- Vũ Nương yêu thương chồng con.
* Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến hung tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.
Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.
Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Tham Khảo:
* Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát tinh thần yêu nước.
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Bối cảnh lịch sử
2. Phân tích
a. Sống núi nước Nam
- Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.
- Xưng danh Nam quốc (nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tới nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.
- Khẳng định tư thế bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bằng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).
- Nhấn mạnh vào chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.
- Thái độ của tác giả là căm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ, tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.
- Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.
- Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái đạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.
- Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của Tổ quốc.
b. Phò giá về kinh
- Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)
- "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
- Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh
- Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)
- "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"
- Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba.
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Suy nghĩ của bản thân
** Bài viết tham khảo
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) và Phò giá về kinh là một áng thơ như thế!
Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.
Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.
Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù.
Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén. Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép.
Chủ nghĩa yêu nước thời Trần được kết tinh từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, từ bản lĩnh và khí phách hiên ngang lẫm liệt trong cuộc đọ sức với giặc ngoại xâm. Cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa một bên là một dân tộc đại diện cho chính nghĩa với một bên là một đạo quân xâm lược hung hãn mà vó ngựa của chúng đi tới đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó, diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ thế yếu, với tài trí thao lược, dân tộc ta đã chuyển sang thế thắng:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Mỗi câu thơ năm chữ, hai dòng thơ mười chữ mà gợi lên được bầu không khí hào hùng của dân tộc với những sự kiện lịch sử vang dội. Tác giả chọn lọc những chiến thắng mang tính chất tiêu biểu đủ vẽ nên bức tranh sôi động trong những ngày kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hai địa danh “Chương Dương” và “Hàm Tử” là những địa danh chói ngời gắn với những chiến công vang dội của dân tộc. Tại đây, những trận đánh mở màn mang tính chất quyết định đã diễn ra. Chiến thắng được miêu tả bằng nhịp thơ nhanh, dồn dập, chắc nịch kết hợp cùng việc sử dụng những động từ mạnh mẽ, dứt khoát: “cướp”, “bắt” đã thể hiện rõ sự thần công, chớp nhoáng của những chiến công vang dội. Hai câu thơ đã thể hiện rõ niềm tự hào của tác giả của tác giả trước chiến thắng, đồng thời cũng cho thấy tinh thần yêu nước cùng sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ bờ cõi và độc lập dân tộc.
Nhắc lại hai chiến công chói lọi, trong lòng vị thượng tướng của chúng ta vừa vui sướng, vừa tự hào - niềm tự hào chân chính của một dân tộc vì chính nghĩa mà chiến thắng.
Nếu như ở hai câu thơ đầu, chủ nghĩa yêu nước Đại Việt được thể hiện ở việc phát huy chủ nghĩa anh hùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc, thì ở hai câu thơ cuối, chủ nghĩa yêu nước lại mang một nội dung mới đầy tính nhân văn. Đó chính là niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt về một nền thái bình thịnh trị muôn thuở cho đất nước, cho nhân dân:
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu
Hai câu thơ thể hiện sự suy tư, chiêm nghiệm của một con người luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Với nhịp thơ ngắn gọn, chắc nịch, câu thơ đã thể hiện rõ tầm nhìn xa về chiến lược của một vị tướng quân, đồng thời thể hiện niềm hi vọng về nền hòa bình bền vững của dân tộc. Ở đây yêu nước đã gắn với thương dân, mong cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, tránh xa được vòng binh đao loạn lạc. Tình cảm yêu nước của Trần Quang Khải mang đậm dấu ấn thời đại và thấm đẫm tinh thần nhân văn.
Sau này, gần hai thế kỉ sau, Nguyễn Trãi lại một lần nữa nhấn mạnh thêm và nâng nó lên một tầm cao lí tưởng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
(Bình Ngô đại cáo)
Lịch sử Việt Nam đã ghi dấu bao chiến công khiến thế giới phải nghiêng mình thán phục. Cho dù thời phong kiến hay hiện đại; thời chống giặc phương Bắc thâm độc hay các cường quốc Pháp, Mỹ hiếu chiến thì người Việt ta vẫn luôn thể hiện hào khí của một dân tộc bé nhỏ mà không chịu khuất phục trước đế quốc xâm lăng. Hòa vào niềm vui to lớn ấy, hai bài thơ đã thể hiện niềm tự hào của một vị chủ tướng về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc cùng tầm nhìn xa trông rộng trong việc gìn giữ thái bình của non sông đất nước.
- Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
- Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.