K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải:

- Vị trí địa lí:

+ Nhân tố quy định sự có mặt của loại hình giao thông vận tải. 

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.

 

- Nhân tố tự nhiên: ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, trong đó nổi bậc nhất là địa hình, khí hậu.

+ Địa hình quy định sự có mặt và vai trò của loại hình giao thông vận tải, ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.

+ Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.

- Nhân tố kinh tế – xã hội:

+ Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế: ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, phân bố và hoạt động của giao thông vận tải, đến việc lựa chọn loại hình, mật độ vận tải, hướng và cường độ vận chuyển. Đồng thời, trang bị cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành giao thông vận tải.

+ Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị): ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.

+ Khoa học – công nghệ: ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển, việc hiện đại hoá và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải, quá trình điều hành và quản lí giao thông vận tải.

 

+ Vốn đầu tư và chính sách: tác động tới sự phát triển mạng lưới và mức độ hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.

3 tháng 2 2023

Sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

 

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

10 tháng 1 2023

ự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

10 tháng 1 2023

Sự phát triển và phân bố của ngành thương mại chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, cụ thể là:

- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại. Những nơi có vị trí thuận lợi sẽ hình thành đầu mối thương mại, thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại phát triển.

 

3 tháng 2 2023

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.

Ví dụ:

Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.

Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.

 

+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.

+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.

+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.

+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.

Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.

 

+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.

10 tháng 1 2023

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính - ngân hàng

- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính - ngân hàng.

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính - ngân hàng.

- Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư góp phần ảnh hưởng đến sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng.

- Các thành tựu khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến sự nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ tài chính, sự liên kết giữa tài chính - ngân hàng với các ngành kinh tế khác.

- Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,... có ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của ngành tài chính - ngân hàng.

* Ví dụ

- Chính sách cơ chế covid hỗ trợ vắc-xin, nguồn lực cho các quốc gia nghèo,… từ nguồn ngân sách của ngân hàng thế giới và các nước.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ -> Sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng số, các giao dịch online ngày càng phổ biến,…

3 tháng 2 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải:

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự có mặt của các loại hình giao thông vận tải, sự hình thành các mạng lưới giao thông vận tải và sự kết nối của mạng lưới giao thông bên trong với mạng lưới giao thông bên ngoài lãnh thổ.

 

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Ảnh hưởng tới sự lựa chọn loại hình giao thông vận tải thích hợp, sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải và hoạt động của các phương tiện vận tải.

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế và dân cư: Ảnh hưởng tới sự hình thành các đầu mối và mạng lưới giao thông vận tải, quyết định khối lượng vận tải (hàng hóa, hành khách).

+ Vốn đầu tư: Ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển giao thông vận tải, loại hình giao thông vận tải.

+ Khoa học – công nghệ: Ảnh hưởng tới trình độ (vận tốc phương tiện, sự an toàn, sự tiện nghi,..) của giao thông vận tải.

3 tháng 2 2023

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:

- Vị trí địa lý có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường bên ngoài, thực hiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

 

Ví dụ: Các tỉnh giáp ven biển, đặc biển là những tỉnh có cảng nước sâu như Đà Nẵng, Hải Phòng thì ngành giao thông vận tải đường biển rất phát triển, kết nối được với các tuyến vận tải quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhộn nhịp.

- Nhân tố tự nhiên các tác động tới trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của một số loại hình dịch vụ: Địa hình, khí hậu tác động trực tiếp đến hoạt động của giao thông vận tải và dịch vụ.

Ví dụ: 

+ Các dãy núi đâm ngang ra biển ở miền Trung nước ta để đảm bảo lưu thông vận tải Bắc – Nam cần xây dựng hệ thống đường đèo, đường hầm xuyên núi.

+ Hoạt động du lịch biển ở miền Bắc có sự phân mùa, thời kì mùa đông gần như bị ngưng trệ do hoạt động của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông lạnh khô, biển động dữ dội. Du lịch biển chỉ diễn ra vào mùa hè từ (tháng 4 - tháng 9). Thời kì có bão thì hoạt động du lịch không diễn ra được.

- Nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất tới sự phát triển và phân bố dịch vụ.

+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển và quy mô của dịch vụ.

 

Ví dụ: Kinh tế phát triển mạnh, hoạt động sản xuất lớn thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ hoặc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu tới nơi sản xuất lớn -> đòi hỏi xây dựng mạng lưới giao thông vận tải dày đặc, nhiều loại hình vận tải và phương tiện giao thông chuyên dụng, hiện đại.

+ Đặc điểm dân số, lao động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ.

Ví dụ: Những quốc gia có cơ cấu dân số già thì đòi hỏi phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, ngược lại những quốc gia cơ cấu dân số trẻ sẽ chú trọng phát triển dịch vụ về giáo dục. Ở thành thị dân đông, mật độ cao thì mạng lưới các siêu thị, tạp hóa, chợ dày đặc hơn so với các vùng nông thôn dân sống thưa thớt.

+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ ảnh hưởng đến quy mô, trình độ phát triển dịch vụ.

Ví dụ: Nguồn vốn đầu tư lớn tạo điều kiện để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm dịch vụ. Trước đây, dạy học tiếng Anh chủ yếu diễn ra tại địa điểm nhất định, có giáo viên – học sinh gặp mặt, giảng dạy và học tập trực tiếp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trung tâm tiếng Anh phát triển thêm mạng dạy học trực tuyến thông qua việc đầu tư xây dựng các ứng dụng học trực tuyến, có thể kết nối với giáo viên – học sinh ở khắp mọi nơi.

+ Thị trường ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ và quy mô phát triển của ngành dịch vụ.

 

Ví dụ: tác động của dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu du lịch – nghỉ dưỡng của người dân giảm sút từ đó các hoạt động dịch vụ du lịch bị ngưng trệ.

3 tháng 2 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

* Các nhân tố kinh tế - xã hội:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế: vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư:

+ Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH có lịch sử khai thác lâu đời hơn so với vùng ĐBSCL => dân cư ở vùng ĐBSH đông đúc hơn.

 

+ Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều đến sự phân bố dân cư trên thế giới.

Ví dụ: Càng luồng di dân lớn trong lịch sử từ châu Á, châu Âu và châu Phi sang châu Mỹ (sau khi C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ) đã làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục này.

* Các nhân tố tự nhiên

Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người => tác động đến sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư thưa thớt do khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.