Dựa vào bảng 26.4, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày sự phân bố lâm nghiệp trên thế giới.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Loại cây | Phân bố | Giải thích |
Cây lương thực | ||
Lúa gạo | - Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa. - Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan,… | - Khí hậu nóng, ẩm, diện tích lớn đất phù sa màu mỡ. - Người dân có kinh nghiệm lâu đời trong việc thâm canh cây lúa. |
Lúa mì | - Miền ôn đới và cận nhiệt. - Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp, Ca-na-đa,… | Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ. |
Ngô | - Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng. - Các nước trồng nhiều: Hoa kỳ, Trung Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-crai-na, In-đô-nê-xi-a,… | Do có đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. |
Cây công nghiệp | ||
Mía | - Miền nhiệt đới. - Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pa-ki-xtan,… | - Nền nhiệt, ẩm cao, phân hóa theo mùa. - Đất phù sa màu mỡ. |
Củ cải đường | - Miền ôn đới và cận nhiệt. - Các nước trồng nhiều: LB Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thổ Nhĩ Kì,… | Có nhiều đất đen, đất phù sa. |
Đậu tương | - Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. - Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, LB Nga, Séc-bi-a, In-đô-nê-xi-a,… | Do có đất phù sa, đất đen tơi xốp, dễ thoát nước. |
Cà phê | - Miền nhiệt đới. - Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Cô-lôm-bi-a,… | Nhiều đất ba-dan và đất đá vôi. |
Chè | - Miền cận nhiệt. - Các nước trồng nhiều: Ấn Độ, Trung Quốc, Kê-ni-a, Xri Lan-ca, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam,… | Khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều, có đất chua. |
Cao su | - Vùng nhiệt đới ẩm. - Các nước trồng nhiều: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,… | Có diện tích đất badan lớn. |
- Vai trò
+ Có vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành CN khác.
+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.
+ Làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.
- Đặc điểm
+ Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển bùng nổ từ năm 1990 trở lại đây.
+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học khá đa dạng (các linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, thiết bị truyền thông,…).
+ Yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phân bố
+ Phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển.
+ Một số nước phát triển mạnh như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…
* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực
- Vai trò:
+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.
+ Nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại.
+ Góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.
+ Giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thủy điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.
* Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới
- Sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng lên, đến năm 2020 đạt 25 865 tỉ kWh.
- Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản,…
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.
Ví dụ:
Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.
+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.
+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.
Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.
+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.
+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.
Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.
+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.
- Vai trò ngành lâm nghiệp:
+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.
+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.
+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.
+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Đặc điểm ngành lâm sản:
+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.
+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.
+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Phát triển từ rất sớm.
+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ.
+ Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.
- Phân bố:
+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi.
+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.
* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam
- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…
- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…
- Tình hình phát triển:
+ Hàng không là ngành giao thông vận tải non trẻ nhưng có bước phát triển thần tốc nhờ tiến bộ của khoa học - công nghệ và tính ưu việt về tốc độ di chuyển.
+ Số lượng các máy bay dân dụng trên thế giới không ngừng tăng lên với khoảng 35 000 chiếc đang hoạt động.
+ Các máy bay ngày càng hiện đại, vận chuyển được khối lượng lớn hơn, bay quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh và an toàn hơn.
- Phân bố
+ Hiện nay, thế giới có hơn 15 000 sân bay dân dụng đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.
+ Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương kết nối châu Âu với châu Mỹ, tuyến nối Hoa Kỳ với các nước châu Á - Thái Bình Dương.
- Các sân bay nhộn nhịp nhất trên thế giới hiện nay: Changi Singapore, Doha (Qatar), Incheon (Hàn Quốc), Dubai (UAE), Sangster (Jamaica), Chhatrapati Shivaji Maharaj - Mumbai (Ấn Độ), Zurich (Thụy Sỹ), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ),…
* Nhận xét:
- Sản lượng thuỷ sản khai thác trên thế giới ngày càng tăng, ngư trường khai thác ngày càng được mở rộng. Các nước có sản lượng khai thác thuỷ sản hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Hoa Kỳ, Ấn Độ,...
- Nhiều quốc gia đã chú trọng việc đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn). Các nước có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Việt Nam, Phi-líp-pin,...
* Giải thích:
- Sản lượng thuỷ sản khai thác trên thế giới ngày càng tăng vì công nghệ khai thác được cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh vì cần đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hình thức và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản ngày càng cải tiến và hiện đại.
- Tình hình phát triển:
+ Vận tải đường sắt ra đời sớm, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 nhở sự phát minh đầu máy hơi nước.
+ Tại nhiều quốc gia, việc cải tiến kỹ thuật giúp cho tốc độ chạy tàu ngày càng nhanh hơn, an toàn và tiện nghi hơn, điển hình như tàu điện Phục Hưng (Trung Quốc) đạt 350 km/h, tàu TGV (Pháp) và tàu Sin-can-sen (Nhật Bản) đạt 320 km/h,...
+ Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình như đường sắt trên mặt đất, đường sắt trên cao, đường sắt dưới lòng đất,...
- Phân bố
+ Mạng lưới đường sắt trên thế giới tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á.
+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ,... là những quốc gia có chiều dài đường sắt lớn trên thế giới.
- Một số tuyến đường sắt ở Việt Nam: đường sắt Thống Nhất, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Quán Triều, Kép - Uông Bí - Hạ Long,…
Phân phân bố lâm nghiệp trên thế giới:
- Trên thế giới có khoảng 4,06 tỉ hecta rừng với độ che phủ 31%, nhưng phân bố không đều giữa các quốc gia.
- Các quốc gia có diện tích rừng trồng đứnng đầu thế giới là: Liên bang nga (815,3 triệu ha), Bra-xin (496,2 triệu ha), Ca-na-đa (346,9 triệu ha), Hoa Kỳ (309,8 triệu ha), Trung Quốc (219,9 triệu ha).