K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

- Đất và thảm thực có sự thay đổi theo độ cao:

+ Dưới chân núi là rừng lá rộng, càng lên cao thực vật càng thưa thớt, đến 1 độ cao nhất định xuất hiện băng tuyết.

+ Các loại đất tốt, màu mỡ được hình thành dưới chân núi; càng lên cao tầng đất càng mỏng, đất kém phát triển.

=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về nhiệt và ẩm (càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí tăng lên đến 1 độ cao nhất định mới giảm).

- Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cap-ca:

Sườn Tây dãy Cap-ca

+ 0 – 500 m: rừng sồi – đất đỏ cận nhiệt.

+ 500 – 1300 m: rừng dẻ - đất đỏ cận nhiệt (500 – 800 m) và đất nâu sẫm (800 – 1300 m).

+ 1300 – 1700 m: rừng linh sam – đất pôtdôn.

+ 1700 – 2300 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.

+ 2300 – 3000m: địa y và cây bụi – vách đá và đứt đoạn các đảo đất.

+ Trên 3000 m: băng tuyết.

Sườn Đông dãy Cap-ca

+ 0 – 500 m: thảo nguyên – đất hạt dẻ và nâu sẫm.

+ 500 – 1000m: rừng dẻ và sồi – đất rừng màu nâu.

+ 1000 – 2000 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.

+ 2000 – 3000 m: địa y và cây bụi – đất sơ đẳng.

+ Trên 3000 m: băng tuyết.

3 tháng 2 2023

- Nhận xét: Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính phân bố khác nhau theo vĩ độ.

+ Tại hai cực Bắc - Nam hoàn toàn là đất băng tuyết.

+ Từ vòng cực Bắc đến khoảng 80oB là nhóm đất đài nguyên và đất pốtdôn.

+ Khoảng 40 oB - 50 oB là nhóm đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới và đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.

+ Dọc chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam về hai phía là nhóm đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng và đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Xích đạo gồm các nhóm đất: đất dỏ, nâu đỏ xavan, đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.

+ Các loại đất: đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm và đất đỏ vàng đen xám nhiệt đới chỉ xuất hiện tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

+ Đất phù sa phân bố rải rác từ 40 oB - 40 oN.

- Giải thích: Sự phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, vì thế tương ứng với các đai khí hậu theo vĩ độ sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất khác nhau.

- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam: rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, rừng ngập mặn, rừng ôn đới núi cao.

+ Các nhóm đất: đất phù sa, đất feralit đỏ vàng, đất cát biển.

3 tháng 2 2023

Ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Vành đai đất

0-500

Rừng lá cứng

Đất đỏ nâu

500-1200

Rừng hỗn hợp

Đất nâu

1200-1600

Rừng lá kim

Đất pốt dôn

1600-2000

Đồng cỏ núi

Đất đồng cỏ

2000-2800

Địa y và cây bụi

Đất sơ đẳng xen lẫn đá

Trên 2800

Băng tuyết

Băng tuyết

Phía Tây An-đét: thực vật nửa hoang mạc

Phía Đông An-đét: rừng nhiệt đới

21 tháng 3 2021

cảm ơn bạn 

5 tháng 9 2017

- Vành đai thực vật: Rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, đài nguyên.

- Vành đất đai: Đất đỏ cận nhiêt, đất nâu, đất pôtdôn, đất đồng cỏ núi, đất đài nguyên, băng tuyết.

8 tháng 4 2021

Gắt v

 

14 tháng 1 2023

Sườn đông An-đet: thảm thực vật phong phú và phát triển.

-Độ cao từ 0-1000 m: rừng nhiệt đới.

-Độ cao từ 1000 - 1300 m: rừng lá rộng.

-Độ cao từ 1300 - 3000 m: rừng lá kim.

-Độ cao từ 3000 - 4000 m: đồng cỏ.

-Độ cao từ  4000 - 5000 m: đồng cỏ núi cao.

-Đô cao trên 5000 m: băng tuyết.

Sườn Tây An-đet: Thảm thực vật nghèo nàn.

-Độ cao từ 0-1000 m: thực vật nửa hoang mạc.

-Độ cao từ 1000-2000 m: cây bụi xương rồng.

-Độ cao từ 2000-3000 m: đồng cỏ cây bụi.

-Độ cao từ 3000-5000 m: đồng cỏ núi cao.

-Độ cao trên 5000m: băng tuyết.

Giải thích

– Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn tây An-đét là thực vật nửa hoang mạc, vì: do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, dẫn đến sườn tây An-đét mưa ít, khí hậu khô.

– Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn đông An-đét có rừng nhiệt đới, vì: sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch từ biển thổi vào, nên mưa nhiều.