Dựa vào hình 12.2 và đọc thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày các đặc điểm của nước ngầm.
- Nêu những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm điểm chủ yếu của nước ngầm:
- Tồn tại ở dưới bề mặt đất, do nước trên mặt (nước mưa, băng tuyết tan, sông, hồ) thấm xuống.
- Mực nước và lượng nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình, khả năng thấm nước của đất đá, mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật.
- Thành phần và hàm lượng chất khoáng trong nước ngầm thay đổi theo khu vực và tính chất đất đá.
- Vai trò quan trọng với tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Hiện nay, nước ngầm đang bị suy giảm và một số nơi bị ô nhiễm.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải:
- Vị trí địa lí:
+ Nhân tố quy định sự có mặt của loại hình giao thông vận tải.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
- Nhân tố tự nhiên: ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, trong đó nổi bậc nhất là địa hình, khí hậu.
+ Địa hình quy định sự có mặt và vai trò của loại hình giao thông vận tải, ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.
+ Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.
- Nhân tố kinh tế – xã hội:
+ Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế: ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, phân bố và hoạt động của giao thông vận tải, đến việc lựa chọn loại hình, mật độ vận tải, hướng và cường độ vận chuyển. Đồng thời, trang bị cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành giao thông vận tải.
+ Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị): ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.
+ Khoa học – công nghệ: ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển, việc hiện đại hoá và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải, quá trình điều hành và quản lí giao thông vận tải.
+ Vốn đầu tư và chính sách: tác động tới sự phát triển mạng lưới và mức độ hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.
Sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:
- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.
- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.
- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.
- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:
- Nguồn cung cấp nước sông:
+ Tuỳ vào nguồn cung cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau:
Nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước (mưa) thì chế độ nước của nó khá đơn giản.Nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau (vừa do mưa, vừa do băng, tuyết tan) thì có chế độ nước tương đối phức tạp.+ Nước ngầm có vai trò quan trọng trong điều hòa nước sông:
Những vùng cấu tạo bởi đá granit và đá biến chất thì có khả năng thấm nước, tạo nguồn nước ngầm phong phú, nên sông ngòi có lượng nước dồi dào. Những vùng có cấu tạo đá phiến sét không thấm nước nên vào mùa mưa khi có mưa lớn, lũ lên rất nhanh, đến mùa khô thì nước sông cạn kiệt hoặc rất ít nước.- Địa hình: ở miền núi, do độ dốc địa hình, sông có tốc độ dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
- Thực vật:
Khi nước mưa rơi xuống, một lượng nước lớn được tán cây giữ lại, nước thấm dần vào đất tạo những mạch nước ngầm. Rừng ở thượng nguồn các con sông giúp điều hoà dòng chảy, giảm lũ lụt,...- Hồ, đầm: nối với sông có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.
Khi nước sông lên, một phần nước chảy vào hồ, đầm. Vào mùa cạn, hồ cung cấp nước ngược lại cho sông.* Ví dụ: Biển Hồ Cam-pu-chia (Cambodia) giúp sông Mê Công điều hoà dòng chảy vào mùa lũ.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.
Ví dụ:
Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.
+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.
+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.
Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.
+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.
+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.
Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.
+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.
- Đặc điểm
+ Vỏ Trái Đất tồn tại một lượng nước khá lớn, đó là nước ngầm.
+ Nước ngầm tồn tại thường xuyên trong tầng chứa nước.
- Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc vào
+ Nguồn cung cấp nước là nước mưa, hơi nước trong không khí.
+ Nước từ sông ngòi thấm xuống, địa hình và cấu tạo đất đá,...
+ Thực vật làm tăng khả năng thấm và giảm quá trình bốc hơi của nước ngầm.