Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.
Ví dụ:
Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.
+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.
+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.
Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.
+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.
+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.
Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.
+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.
* Các nhân tố bên trong
- Vị trí địa lí: ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi để thu hút các yếu tố bên ngoài (vốn, thị trường, công nghệ,...).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
+ Nguồn thủy năng sông suối là điều kiện để phát triển công nghiệp thủy điện.
+ Tài nguyên đất, khí hậu, nước, rừng và biển tác động đến sản xuất nông nghiệp từ đó mà ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư – lao động: vừa tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm vừa đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.
+ Trình độ khoa học công nghệ: giúp cho ngành công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành những ngành công nghiệp mới, thay đổi sự phân bố công nghiệp.
+ Nguồn vốn và thị trường tạo điều kiện để ngành công nghiệp thay đổi cả về quy mô và cơ cấu, tạo đòn bẩy cho sự phát triển.
+ Chính sách công nghiệp ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ,…của ngành công nghiệp.
=> Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
* Các nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài gồm vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học – công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh thổ,…tạo thành sức mạnh, điều kiện để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt ở giai đoạn phát triển ban đầu.
Sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:
- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.
- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.
- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.
- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.
Hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Địa hình, đất trồng: ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất; cơ cấu, mức độ thâm canh, năng suất và sự phân bố của cây trồng.
Ví dụ: Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng và đất badan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm với quy mô lớn nhưng không phù hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển.
- Khoa học – công nghệ:
+ Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản.
+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...
Ví dụ: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học và nông nghiệp, sử dụng máy móc (máy cày, máy gặt,…) giúp giải phóng sức lao động của con người, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố du lịch:
- Sự có mặt của tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và sự kết hợp của các tài nguyên trên, tạo ra sản phẩm du lịch.
- Thị trường (khách du lịch) có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của ngành du lịch.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật (cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, các cơ sở thương mại,…) và cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước,…) là những điều kiện thiết yếu để tổ chức hoạt động du lịch.
- Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao mang lại sự hài lòng cho du khách.
- Các điều kiện kinh tế - xã hội khác như sự phát triển của các ngành kinh tế, mức sống của dân cư, chính sách của nhà nước, điều kiện an ninh – chính trị và an toàn xã hội, dịch bệnh,…đều có tác động đến sự phát triển và phân bố của ngành du lịch.
hân tố tự nhiên:
Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới năng suất và sự phân bố cây trồng.Địa hình ảnh hưởng tới quy mô và cách thức canh tác.Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ và hiệu quả sản xuât.Nguồn nước cung cấp phù sa, nước tưới cho sản xuất, là điều kiện không thể thiếu được trong sản xuật thuỷ sản.Sinh vật tự nhiên là cơ sở đề tạo nên các giỗng cây trồng vật nuôi,...Kinh tế - xã hội:
Dân cư và nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất, vừa là nguồn tiêu thụ các nông sản.Quan hệ sở hữu ruộng đất và các chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển và quy định các hình thức tô chức sản xuất.Tiến bộ khoa học - công nghệ làm thay đổi sâu sắc cách thức sản xuất, tăng năng suất,sản lượng, giá trị nông sản,...Công nghệ chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá,...