Đọc thông tin trong mục 1, em hãy:
- Nêu đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Cho biết vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tự nghĩ , sai thông cảm :
Trả lời :
Vai trò môn Địa lý :
- Giúp bạn xác định được tọa độ của 1 điểm
- Hiểu được về ngày và giờ
- Xác định được phương hướng trên bản đồ
- Giúp bạn hiểu biết nhiều về các địa danh nổi tiếng
........................
Hãy nêu một số ví dụ để thấy được vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống .
VD: Môn Địa lí giúp ta xác định được địa điểm, biết được vị trí, một số đặc điểm của địa điểm được nói đến,......
* Trả lời theo những gì nghĩ, sxl ạ;-; *
Hc tốt
@Phèngg
Cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống:
- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
- Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phướng pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ,…
- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ.
- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Khi đọc bản đồ, để giải thích một hiện tượng địa lí nào đó cần phải đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.
Môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học hướng đến mục tiêu là làm cho học sinh có những hiểu biết về lịch sử, địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước; bước đầu có những hiểu biết về thế giới và biết vận dụng những kiến thức lịch sử, địa lí để tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, công việc đánh giá chủ yếu là kiểm tra xem học sinh đã làm phong phú, nâng cao đời sống của bản thân mình và những người xung quanh bằng các kiến thức lịch sử và địa lí như thế nào. Việc giáo viên quan sát thái độ, hoạt động của học sinh, quan sát cách thức hành động tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội; đưa ra câu hỏi, để học sinh suy nghĩ về sự kiện cụ thể của đời sống hằng ngày là một trong những phương pháp rất hữu ích cho việc đánh giá khả năng phát triển năng lực chuyên môn lịch sử và địa lí cũng như một số năng lực chung của học sinh. Nguyên tắc đánh giá cần đảm bảo tính toàn diện, khách quan, chính xác, phân hoá; kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; kết hợp đánh giá theo chuẩn và theo tiêu chí; tạo điều kiện và khuyến khích người học tự đánh giá. Đánh giá trong môn Lịch sử và Địa lí cần phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng; có công cụ đánh 25 giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, đúng thực chất. Thông qua kết quả, đánh giá, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn về kiến thức, năng lực. Đối với các phương pháp kiểm tra (kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, thi học kì,...), cần đa dạng hoá các hình thức và phương pháp đánh giá như: bài thi (bài kiểm tra) theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan; kiểm tra miệng, quan sát, thực hành, bài tập, các dự án/sản phẩm học tập, tìm hiểu tự nhiên và xã hội,...
- Các bộ phận của vỏ Địa lí: bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Giới hạn của vỏ địa lí: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:
Tiêu chí | Lớp vỏ Trái Đất | Lớp vỏ địa lí |
Chiều dày | Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). |
Thành phần vật chất | Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). | Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
Đọc thông tin và quan sát hình 22.1 và quả Địa Cầu, hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.
Đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực:
- Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66⸰33’N), được bao bọc bởi Nam Đại Dương.
- Những đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động: gió, bão.
- Phương pháp đường chuyển động thể hiện hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,… của đối tượng địa lí.
1)có 3 dạng thông tin cơ bản:
- văn bản
-hình ảnh
-âm thanh
2)Biễu diễn thông tin giúp cho việc truyền và nhận thông tin một cách dễ dàng . - Biễu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người . - Biễu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin được nhận được .
3)một số khả năng của máy tính:
-khả năng tính toán nhanh
-tính toán với dộ chính xác cao
-khả năng lưu trữ lớn
-khả năng "làm việc" ko mệt mỏi
4)-tệp tin là đơn vị cơ bản lưu trữ thông tin trên các thiết bị lưu trữ
-tệp tin trên đĩa có thể là:
+tệp văn bản
+tệp hình ảnh
+tệp âm thanh
+tệp chương trình
-tên tệp gồm 2 phần: phần tên và phần mở rộng đc đặt cách nhau bởi dấu chấm
vd: baihoc.doc
-thư mục ngoài cùng gọi là thư mục gốc
-thư mục chứa thư mục bên trong gọi là thư mục mẹ.thư mục bên trong gọi là thư mục con
học tốt ( -_- ) mik ko biết làm câu đường dẫn
thông cảm
* Đặc điểm
- Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông: Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
- Môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội.
- Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,...
* Vai trò
- Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức.
- Giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường.
- Giúp học sinh hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với thế giới.
- Thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành những công dân toàn cầu, có trách nhiệm.
- Trong mọi lĩnh vực kinh tế, Địa lí đều có những đóng góp giá trị, góp phần xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển và bền vững.