K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong đầm gì đẹp bằng sen là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn.

Ca dao là tiếng nói tình cảm thể hiện đời sống tinh thần phong phú của nhân dân lao động. Đó là tấm lòng đối với người thân, với quê hương đất nước. Trong số những bài ca dao được sáng tác bởi nhân dân và được lưu truyền bởi nhân dân có không ít những kiệt tác. Bài ca dao sau là một trong số đó, không chỉ lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn ánh lên vẻ đẹp trong tâm hồn con người:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

      Bài ca dao mở ra hình ảnh một đầm sen bát ngát. Đã là đầm sen thì hẳn hoa sen là thứ đẹp đẽ nhất:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen"

      Câu ca dao có dáng dấp của một câu hỏi "gì đẹp bằng sen" nhưng thực chất đó là một lời khẳng định: Trong đầm không có gì đẹp bằng sen, sen là đẹp nhất. Cách sử dụng câu hỏi tu từ như vậy bộc lộ niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp hiếm có của hoa sen.

      Vậy sen đẹp như thế nào?

"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh"

 

      Những bộ phận, chi tiết của sen được ngắm nghía, nhận xét khá khắt khe từ "lá", "bông" đến "nhị". Màu sắc của chúng rất sắc nét, rõ ràng "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng". Màu xanh, màu trắng, màu vàng. Câu ca dao hoàn toàn tả thực đồng thời làm nổi bật những sắc màu tự nhiên, hài hoà của sen. Từ "lại" nhấn mạnh đến sự phong phú, hài hoà rất tự nhiên, giản dị và cũng rất đẹp đẽ ấy. Câu ca dao tiếp hoàn toàn không có ý mới, chỉ là nhắc lại ý trên có đảo trật tự các cụm từ: "Nhị vàng, bông trắng, lá xanh". Vừa trên, bông hoa được ngắm nhìn từ ngoài vào trong, đến đây lại được ngắm từ trong ra ngoài. Sự xem xét ấy kĩ lưỡng, tỉ mỉ lắm, các vế câu đối nhau rất nhịp nhàng, được tách riêng ra bởi dấu phẩy (,); tưởng như người ngắm lật từng phần của sen mà chiêm ngưỡng vậy. Đến lần thứ hai này, sắc màu của sen không hề thay đổi, vẫn là những sắc màu rất giản dị và tự nhiên như thế. Hai câu ca dao lặp lại ý khiến người đọc tò mò về chủ định của tác giả. Và câu cuối cùng đã tháo gỡ những thắc mắc ấy:

"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

      Ý thơ mới tuyệt vời làm sao! Từ những sắc màu tươi tắn, thanh khiết của sen, tác giả dân gian liên tưởng đến sự trong sạch đến kì diệu của loài hoa này: gần chốn đầm lầy bùn đọng hôi tanh nhưng không hề bị cái ô uế làm cho phai hương nhạt sắc. Thì ra, việc người thưởng hoa ngắm nghía xem xét bông hoa kĩ lưỡng đến nhường kia là để chắc chắn về cái chất của nó. Khi sự xác minh đã hoàn tất, hoa sen đã vượt qua sự kiểm định khắt khe nhất và được vinh danh trong câu ca dao khép lại của bài: "Gần bùn ma chẳng hôi tanh mùi bùn".

      Nhưng bài ca dao không dừng lại ở việc ngợi ca loài hoa thân quen của chốn hương đồng gió nội. Ăn sau đó là những tầng nghĩa sâu xa. Bùn trong đầm hôi tanh là có thực. Nhưng vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen cũng là thực. Và trong cái nắng oi bức của trưa hè, mùi thơm ngát hương của sen còn khiến ta quên đi mùi bùn kia nữa. Khi đó, sự thanh cao đã lấn át, đã chiến thấng cái thấp hèn, nhỏ mọn. Không chỉ vậy, hoa sen còn là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với đời sống lao động và sinh hoạt của người nông dân Việt Nam. Bởi vậy, ngợi ca hoa sen còn là thầm kiêu hãnh tự hào về vẻ đẹp tiềm ẩn của bản thân mình. Hoa sen đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho cả một giai cấp, cả một dân tộc. Con người Việt Nam dẫu nghèo đói, bần hàn, dẫu bị áp bức bóc lột rồi bị đẩy đến đáy cùng xã hội nhưng vẫn giữ được những bản chất tốt đẹp lương thiện. Nhắc đến đây, ta chợt nhớ đến những chị Dậu, lão Hạc... trong các thiên truyện đầu thế kỉ XX.

      "Trong đầm gì đẹp bằng sen" là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn. Bài ca dao đã khép lại những dư âm về một loài hoa diệu kì vẫn còn đó. Chính bởi vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thanh cao của mình, hoa sen đã được chọn làm biểu tượng cho tâm hồn, tính cách người Việt Nam.

 
5 tháng 12 2019

Chọn đáp án: A

7 tháng 2 2018

- Sử dụng yếu tố miêu tả khi:

    + Tả vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen", các em có thể vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào làm ở một số đoạn nhất định.

  - Tự sự khi:

    + Kể về một kỉ niệm cảnh đầm sen giữa mùa hè.

    + Hoặc, một kỉ niệm về những câu thơ, bài thơ nói về vẻ đẹp của bông sen.

11 tháng 1 2022

TK:

46 . 
Em cần chú ý bài thơ em chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện ( xuất hiện câu chuyện , nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung chung ) , có các chi tiết miêu tả bối cảnh không gian , thời gian , con người , ...

48 . 
Yêu cầu đối với phần mở đoạn là :
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

12 tháng 1 2022

câu 48 còn nữa ko bạn

1 tháng 4 2019

Ca dao là tiếng nói tình cảm thể hiện đời sống tinh thần phong phú của nhân dân lao động. Đó là tấm lòng đối với người thân, với quê hương đất nước. Trong số những bài ca dao được sáng tác bởi nhân dân và được lưu truyền bởi nhân dân có không ít những kiệt tác. Bài ca dao sau là một trong số đó, không chỉ lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn ánh lên vẻ đẹp trong tâm hồn con người:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

Bài ca dao mở ra hình ảnh một đầm sen bát ngát. Đã là đầm sen thì hẳn hoa sen là thứ đẹp đẽ nhất:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen"

Câu ca dao có dáng dấp của một câu hỏi "gì đẹp bằng sen" nhưng thực chất đó là một lời khẳng định: Trong đầm không có gì đẹp bằng sen, sen là đẹp nhất. Cách sử dụng câu hỏi tu từ như vậy bộc lộ niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp hiếm có của hoa sen.

Vậy sen đẹp như thế nào?

"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh"

Những bộ phận, chi tiết của sen được ngắm nghía, nhận xét khá khắt khe từ "lá", "bông" đến "nhị". Màu sắc của chúng rất sắc nét, rõ ràng "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng". Màu xanh, màu trắng, màu vàng. Câu ca dao hoàn toàn tả thực đồng thời làm nổi bật những sắc màu tự nhiên, hài hoà của sen. Từ "lại" nhấn mạnh đến sự phong phú, hài hoà rất tự nhiên, giản dị và cũng rất đẹp đẽ ấy. Câu ca dao tiếp hoàn toàn không có ý mới, chỉ là nhắc lại ý trên có đảo trật tự các cụm từ: "Nhị vàng, bông trắng, lá xanh". Vừa trên, bông hoa được ngắm nhìn từ ngoài vào trong, đến đây lại được ngắm từ trong ra ngoài. Sự xem xét ấy kĩ lưỡng, tỉ mỉ lắm, các vế câu đối nhau rất nhịp nhàng, được tách riêng ra bởi dấu phẩy (,); tưởng như người ngắm lật từng phần của sen mà chiêm ngưỡng vậy. Đến lần thứ hai này, sắc màu của sen không hề thay đổi, vẫn là những sắc màu rất giản dị và tự nhiên như thế. Hai câu ca dao lặp lại ý khiến người đọc tò mò về chủ định của tác giả. Và câu cuối cùng đã tháo gỡ những thắc mắc ấy:

"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Ý thơ mới tuyệt vời làm sao! Từ những sắc màu tươi tắn, thanh khiết của sen, tác giả dân gian liên tưởng đến sự trong sạch đến kì diệu của loài hoa này: gần chốn đầm lầy bùn đọng hôi tanh nhưng không hề bị cái ô uế làm cho phai hương nhạt sắc. Thì ra, việc người thưởng hoa ngắm nghía xem xét bông hoa kĩ lưỡng đến nhường kia là để chắc chắn về cái chất của nó. Khi sự xác minh đã hoàn tất, hoa sen đã vượt qua sự kiểm định khắt khe nhất và được vinh danh trong câu ca dao khép lại của bài: "Gần bùn ma chẳng hôi tanh mùi bùn".

Nhưng bài ca dao không dừng lại ở việc ngợi ca loài hoa thân quen của chốn hương đồng gió nội. Ăn sau đó là những tầng nghĩa sâu xa. Bùn trong đầm hôi tanh là có thực. Nhưng vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen cũng là thực. Và trong cái nắng oi bức của trưa hè, mùi thơm ngát hương của sen còn khiến ta quên đi mùi bùn kia nữa. Khi đó, sự thanh cao đã lấn át, đã chiến thấng cái thấp hèn, nhỏ mọn. Không chỉ vậy, hoa sen còn là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với đời sống lao động và sinh hoạt của người nông dân Việt Nam. Bởi vậy, ngợi ca hoa sen còn là thầm kiêu hãnh tự hào về vẻ đẹp tiềm ẩn của bản thân mình. Hoa sen đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho cả một giai cấp, cả một dân tộc. Con người Việt Nam dẫu nghèo đói, bần hàn, dẫu bị áp bức bóc lột rồi bị đẩy đến đáy cùng xã hội nhưng vẫn giữ được những bản chất tốt đẹp lương thiện. Nhắc đến đây, ta chợt nhớ đến những chị Dậu, lão Hạc... trong các thiên truyện đầu thế kỉ XX.

"Trong đầm gì đẹp bằng sen" là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn. Bài ca dao đã khép lại những dư âm về một loài hoa diệu kì vẫn còn đó. Chính bởi vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thanh cao của mình, hoa sen đã được chọn làm biểu tượng cho tâm hồn, tính cách người Việt Nam.

7 tháng 5 2023

Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.

Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.

Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.

Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.

Chúc bạn thi tốt!