chỉ ra các biện pháp tu từ trong các câu sau và nêu tác dụng a,trẻ em như búp trên cành b,tiếng suối trong như hát xa c,mặt trời xuống biển như hòn lửa sóng đã cài then đêm sập cửa d,người cha mái tóc bạc đốt lửa cho anh nằm e,sống trong biển bạc kim cương không bằng sống giữa tình thương bạn bè g, quê hương tôi có con sông biếc nước gương trong soi tóc những hàng tre h,nhà mình cùng đi xem phim,bố nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xin anh chị đăng tách ra dùm em
Mặt trời xuống biển như hòn lửa => Phép so sánh
Tác dụng: tăng giá trị gợi hình gợi cảm cho câu thơ, giúp đặc tả được cảnh mặt trời xuống biển như thế nào. Qua đó làm câu thơ hay và hấp dẫn hơn.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa. => Phép nhân hóa
Tác dụng: làm cho sự vật thiên nhiên có mối gắn bó với làng chài trở nên gần gũi hơn với người dân ở quê hương tác giả, qua đó làm tăng giá trị gợi hình và gợi nên cảm xúc thân thiết với đọc giả.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi => Phép so sánh và liệt kê
Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ hơn về loài cá thu cá bạc ở biển đông có hình dáng như thế nào, bày tỏ việc hình ảnh những gì thuộc về quê hương tác giả đều nhớ rõ. Qua đó thể hiện cảm xúc nhớ quê sâu sắc của nhà thơ đồng thời tăng giá trị gợi hình cho câu thơ.
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, => Phép liệt kê
Tác dụng: vừa thể hiện sự trù phú của biển cả vừa gợi cảm xúc thiên nhiên đã cho con người quê tác giả những gì tốt đẹp của nó. Qua đó gợi vẻ đẹp của biển và thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Thông cảm tối hơi lú với không cập nhật được câu trả lời, mình bổ sung:
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Phép nhân hóa
Tác dụng: từ việc thổi sự sống vào cảnh thiên nhiên là đêm" cũng "thở" giúp gần gũi với người đọc, tăng giá trị diễn đạt từ đó làm câu thơ sâu sắc ý nghĩa và hấp dẫn với đọc giả hơn.
Đăng lần vừa vừa thôi chị, lần sau đăng 5 câu thôi nha. Em xin chị
a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Phép so sánh)
Sóng đã cài then đêm sập cửa. (Phép nhân hóa)
( Huy Cận)
b. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
(Chính Hữu)
Phép hoán dụ: Giếng nước gốc đa tức quê hương, người ra lính - chiến sĩ.
Phép nhân hóa: nhớ
c. Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
( Nguyễn Du)
Bút pháp ước lệ, tượng trưng, phép ẩn dụ.
d. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
( Phạm Tiến Duật)
Phép ẩn dụ:
- "Xe" là tinh thần chiến đấu, yêu nước, việc làm cách mạng của các anh chiến sĩ.
- "miền Nam phía trước" là mục đích phía trước tương lai của anh chiến sĩ về sự tự do, độc lập của toàn nước Việt.
- "một trái tim" là trái tim yêu nước, một trái tim bằng lòng hi sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ Quốc.
e. Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
( Hữu Thỉnh)
- Phép nhân hóa
g. Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
( Lưu Trọng Lư)
- Phép nhân hóa
h. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,..
( Thép Mới)
- Phép nhân hóa và ẩn dụ: tre có nhiều lợi ích cho con người, hơn hết là có thể hỗ trợ người Việt đánh giặc giữ nước.
i. Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang
( Nguyễn Đình Chiểu)
- Phép so sánh
k. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
( Nguyễn Khoa Điềm)
- Phép điệp ngữ
l. Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
( Nguyễn Duy)
- Phép nhân hóa
- Với biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, trong hai câu đẩu tác giả đã gợi tả không gian, thời gian đoàn thuyền ra khơi đánh cá, vẽ lên một bức tranh hoàng hôn biển rộng lớn, rực rỡ, ấm áp, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ:
+ Hình ảnh so sánh độc đáo : “Mặt trời…như hòn lửa” → Mặt trời như hòn lửa khổng lồ, đỏ rực đang từ từ chìm vào lòng biển khơi làm rực hồng từ bầu trời đến đáy nước, mang vào lòng biển cả hơi ấm và ánh sáng. Biển vào đêm không tối tăm mà rực rỡ, ấm áp.
+ Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi nhiều liên tưởng thú vị : Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, những lượn sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa. “Sóng …cài then, đêm sập cửa” thiên nhiên đó đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Ở đây, thiên nhiên không xa cách mà gần gũi, mang hơi thở của cuộc sống con người.
- Hai câu sau, với biện pháp đối lập, ẩn dụ, tác giả đã cho thấy khí thế làm ăn tập thể, niềm vui, sự phấn chấn của con người lao động mới
+ Từ “lại” cho thấy sự đối lập : Khi thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu ngày lao động mới của mình → Khí thế, nhiệt tình của người lao động: khẩn trương làm việc, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhịp lao động của con người theo nhịp vận hành của thiên nhiên, tầm vóc con người sánh ngang tầm vũ trụ.
+ Hình ảnh ẩn dụ đầy lãng mạn :“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát khỏe khoắn, âm vang mặt biển hòa vào trong gió, cùng gió khơi lồng lộng làm căng buồm, đẩy thuyền băng băng ra khơi. Câu hát vốn vô hình như cũng tạo ra sức mạnh vật chất hữu hình. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.
a. PTBĐ : miêu tả, tự sự,biểu cảm
b, BPTT : so sánh ("mặt trời xuống biển" với "hòn lửa")
`->` Tác dụng : tăng sức gợi hình, gợi cảm để làm cho câu thơ trở nên sinh động và hay hơn đồng thời giúp người đọc hình dung được hình ảnh đẹp đẽ của mặt trời khi xuống biển.