K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2019

M.Gorki từng nói: “Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Yếu tố ấy làm nên ấn tượng sâu sắc về một tác phẩm đối với người đọc. Sẽ không ai quên chất giọng lửng lơ, xa vời trong “Tiếng sáo thiên thai” của Thế Lữ, hay cái sôi nổi, đắm say trong “Vội vàng” của Xuân Diệu. Cũng vậy, vẻ đẹp ngôn từ giản dị mà tinh tế, sâu sắc trong “Đồng chí” của Chính Hữu đã để lại dư vị âm vang khó quên nơi người đọc. Phải chăng cảm hứng ngợi ca tình đồng chí chân thành, thấm thía đã tạo nên chất giọng có sức lay động mạnh mẽ ấy?

 

Vẻ đẹp ngôn từ của “Đồng chí” giống như một viên ngọc đa sắc, nhưng cái sắc màu đầu tiên người ta bắt gặp là sắc màu của sự mộc mạc, giản dị, phảng phất đâu đây ngay trong nhan đề tác phẩm. “Đồng chí” là đại từ xưng hô giữa những anh bộ đội cụ Hồ, để chỉ người cùng chung chí hướng, lí tưởng. Và như thế, rất ngắn gọn, rất hàm súc, rất giàu sức gợi, nhan đề ấy đã thể hiện phần nào nội dung tác phẩm cùng tâm tư, tình cảm của tác giả. Chính Hữu cũng không dùng thể thơ có niêm luật để sáng tác “Đồng chí” mà chọn một thể thơ ít ràng buộc cấu tứ hơn, tự nhiên hơn: thể tự do. Chẳng phải thể thơ ấy thì chẳng có những câu tuyệt bút cô đọng, dồn nén tư tưởng, cảm xúc của tác giả, giống một bản lề khép mở hai ý thơ trong bài như câu thứ bảy: “Đồng chí”. Chẳng phải thể thơ ấy thì không diễn tả đầy đủ, thấm thía cuộc sống chiến đấu và vẻ đẹp của những anh bộ đội cụ Hồ. Chính Hữu đã tái hiện rõ nét những tâm tư sâu kín nhất,những kỉ niệm sâu sắc nhất của họ bằng những vần thơ hết sức tự nhiên như chính những tâm hồn thật thà, cởi mở ấy. Và, nếu một năm trước đó, viết về nỗi khổ của người chiến sĩ với hình ảnh bi hùng, tráng lệ:

“Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”

thì khi sáng tác “Đồng chí”, cũng về điều đó, tác giả lại dùng hình ảnh tả thực đến trần trụi, không chút cầu kì:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Chân không giày”

Họ, những người chiến sĩ hôm qua còn là anh Pha, anh Dậu…hôm nay đã được giác ngộ bởi ánh sáng cách mạng, đã đứng dậy cầm súng giành độc lập. Nhưng tâm hồn họ vẫn mộc mạc như hòn đất,củ khoai quê nhà. Hiểu như vậy, ta mới thấy được hết giá trị biểu đạt, biểu cảm của thành ngữ dân gian quen thuộc mà tác giả đã sử dụng để đưa vào lời thơ thật khéo léo: “nước mặn đồng chua”, “giếng nước gốc đa”…

 

Vẻ đẹp ngôn từ của “Đồng chí” là cái giản dị, đã đành, nhưng dường như trong cái giản dị ấy còn mang nét khỏe khoắn, mạnh mẽ của hồn người cầm súng. Các anh xuất thân từ những người nông dân, bởi thế “ruộng nương”, “nhà cửa” là tài sản quý báu nhất đối với họ. Thế nhưng họ sẵn sàng từ bỏ tài sản ấy để ra đi cứu nước. Từ “mặc kệ” cho thấy một thái độ dứt khoát, quyết đoán không gì lay chuyển nổi. Tuy nhiên, chớ có hiểu lầm rằng họ không yêu quê hương, gia đình của họ. Chẳng yêu quê hương mà khi đi xa họ cảm nhận được nỗi nhớ của hậu phương:

“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Chính Hữu đã thật tinh tế khi nhìn thấu tâm tư của “đồng chí”, cũng giống như Nguyễn Đình Thi đã thấu lòng người đi xa:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Chỉ có thể lí giải tâm tư ấy của người chiến sĩ: họ nhận thức được con đường họ đang đi và họ thực sự yêu quê hương, yêu đất nước của mình. Các anh chấp nhận hi sinh tài sản cá nhân để bảo vệ mục đích chung, có khác nào ông Hai trong “Làng” của Kim Lân vui mừng ngay cả khi “Tây nó đốt nhà tôi rồi”, vì từ đây, ông không phải mang cái tiếng “người làng Việt gian”. Những hành động ấy bắt nguồn từ đâu, nếu không phải là từ lòng yêu quê hương, đất nước? Những người lính “mặc kệ” tài sản cá nhân để nhập ngũ, họ không hối tiếc, ngay cả khi chịu nhiều gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường vẫn “miệng cười buốt giá”.Một nụ cười như cũng trở nên méo mó giữa tiết trời khắc nghiệt. Nhưng đó lại là nụ cười đẹp nhất, ấm áp nhất của ý chí kiên cường không khó khăn gì làm lung lạc được. Giữa “rừng hoang sương muối” họ phục kích chờ giặc trong đêm, “chờ giặc tới” với một tư thế hiên ngang như “thành đồng”. Từ “chờ” tuy là thanh bằng nhưng vang lên mạnh mẽ, rắn rỏi, mang dư vị sắt đá của một tâm hồn, một bản lĩnh vững vàng…

 

Một ngôn ngữ khỏe khoắn, nhưng không rời rạc, bởi Chính Hữu đã thổi vào đó một thứ keo dính chặt – tình đồng chí. Hầu như cả bài thơ đều là những câu mang kết cấu song hành, với những cụm đại từ sóng đôi:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá; Anh với tôi…/Anh với tôi…; Áo anh…/ Quần tôi…”

 

Có thể thấy một điều đặc biệt rằng “anh” bao giờ cũng đứng trước “tôi”. Phải chăng “tôi” quan tâm đến nỗi lòng của “anh” nên gác lại nỗi lòng của mình, để rồi soi vào “anh” mới bất giác nhìn lại “tôi”? Chính Hữu đã hóa thân vào “tôi”, đã sống thật những tình cảm, những cảm xúc mà ông đã trải qua, để viết lên những dòng rất đỗi thấm thía về tình đồng chí. Cùng chung lí tưởng, mục đích, ấy là “đồng chí”, giống như Tố Hữu từng nhắc tới:

“Đã thành đồng chí chung câu quân hành”

 

Nhưng với Chính Hữu, “đồng chí” còn là chung hoàn cảnh, chung tâm tư, chung ý chí, chung nỗi khổ chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

…Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

…Đứng cạnh bên nhau…”

Những từ mang tính gắn kết “bên,sát,với” như nâng tình đồng chí lên một tầm cao mới. Bởi “chung” nhiều điều như vậy mà các anh biết chia sẻ,cảm thông cho nhau:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

 

Tình đồng chí thể hiện trong từng vần thơ, nhưng có lẽ thấm thía nhất ở từ “thương nhau”. “Thương nhau”, họ không nói bằng lời mà chỉ qua bàn tay, bàn tay giao cảm thay lời chưa nói:

“Phút chia tay, ta chỉ nắm tay mình

Điều chưa nói, thì bàn tay đã nói”

(Lưu Quang Vũ)

Chỉ cần “tay nắm lấy bàn tay”, chỉ cần tình đồng chí là tưởng chừng đã có thể dập tan mọi gian lao, thử thách trên đường giành độc lập, quét sạch bóng quân thù. Và họ đã làm được điều đó. Cuộc sống phồn vinh, hòa bình ngày nay phải chăng chính là kết quả của tình đồng chí và những tình cảm cao đẹp khác?

 

Nếu như ở những dòng thơ trên, ngôn ngữ thơ mang nét giản dị, khỏe khoắn, bền chặt thì sang đến câu thơ cuối,giọng điệu thơ như muốn bay lên, cao mãi, cao mãi. Những người nông dân mặc áo lính bỗng nhiên trở thành những thi sĩ hào hoa có nhiều liên tưởng đẹp:

“Đầu súng trăng treo”.

Hình ảnh “đầu súng” ta đã bắt gặp rất nhiều trong thơ ca:

“Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan” – Tố Hữu

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời” – Quang Dũng

Nhưng liên tưởng “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu vẫn khiến ta bất ngờ, thú bị. Tuy là thực nhưng hình ảnh thơ thật đột ngột, mơ mộng. Trong giây phút căng thẳng khi “chờ giặc tới” mà người lính lại có thể có những liên tưởng đẹp nhường vậy. Rõ ràng, họ là những người có tâm hồn lãng mạn, có phong thái ung dung, là những anh bộ đội cụ Hồ thực sự. Chính Hữu đã thật tài tình khi khéo léo sắp xếp, đặt hai hình ảnh đối lập cạnh nhau, gợi ra nhiều ý nghĩa phong phú, sâu xa. “Đầu súng” ở đây liệu rằng có phải ẩn dụ cho hiện tại đấu tranh và “trăng” là tượng trưng cho tương lai hòa bình, viên mãn? Hay “đầu súng” là cách mạng còn “trăng” là ánh sáng tôn vinh Đảng?... Dù là gì đi chăng nữa, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vẫn mang ngôn ngữ hào hoa, bay bổng, mở ra nhận thức mới của người lính. Họ thả hồn theo ánh trăng nhưng không thoát li thực tại, họ chọn con đường nguy hiểm nhưng vẫn thoải mái, ung dung,ý thức được mục đích, con đường mình đang đi. Hình ảnh thơ như khép lại màn đêm “rừng hoang sương muối” để mở ra một hi vọng, một hiện thực mới…

Vẻ đẹp ngôn từ giản dị, mộc mạc mà tinh tế, sâu sắc của “Đồng chí” giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống, về tâm hồn của những anh bộ đội cụ Hồ, từ đó thêm tự hào về dân tộc Việt Nam ta.

#Buồn

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 2 2018

- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Tác giả so sánh "trăm núi ngàn khe" với "muôn nỗi tái tê lòng bầm"; so sánh "đánh giặc mười năm" với "khó nhọc đời bầm sáu mươi"

=> Nhấn mạnh những nỗi vất vả, khó khăn và sự hi sinh của người mẹ. Những vất vả mà con - người lính chiến sĩ phải trải qua chưa bằng cuộc đời nhọc nhằn, hi sinh của mẹ...

5 tháng 8 2018

Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là so sánh hơn kém . '' Chưa bằng '' . Người lính đã đi đánh giặc 10 năm gặp bao nhiêu gian khổ cũng nhận rằng những khó khăn mà mình trải qua 10 năm đi đánh giặc không bằng nỗi đau , vất vả , mà mẹ đã trải qua 60 năm nay .Tố Hữu muốn nhấn mạnh  tình yêu bao la ,mênh mông , nỗi đau , sự hi sinh , mất mát vì con của người mẹ Việt Nam , song song đó là tình yêu , lòng kính trọng , biết ơn ,thương mẹ của người chiến sĩ cũng như đại diện của tấm lòng người con hiếu thảo .

13 tháng 3 2022

TK

Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.

13 tháng 3 2022

Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.

19 tháng 3 2022

refer

Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.

30 tháng 12 2018

Vẻ đẹp, hình tượng người lính trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

- Vẻ đẹp hào hùng nhưng rất đỗi hào hoa của lính Tây Tiến

- Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn

- Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở

- Những người lính vẫn kiên cường, vượt qua khó khăn, bệnh tật

- Tinh thần lạc quan, yêu đời

Chất bi tráng: cái chết trong bài Tây Tiến không mang cảm giác bi lụy, tang tóc

- Nghệ thuật

    + Cảm hứng lãng mạn giữa hiện thực chiến tranh tàn khốc

    + Sử dụng thủ pháp đối lập gây ấn tượng, mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây, lính Tây Tiến

- So sánh bài Đồng Chí

    + Hiện thực chiến tranh được tái hiện chân thực

    + Chính Hữu tô đậm cái đời thường, có thật trong cuộc sống: hình ảnh đời sống của người dân, sức mạnh tinh thần đồng đội sát cánh bên nhau

Tố Hữu

10 tháng 6 2019

Trả lời

Từ "trăm"và từ "ngàn"trong hai câu thơ trên k có nghĩa laf 99+1 và 999+1

Hai câu thơ trên sử dụng bện pháp nghệ thuật so sánh,nhằm giúp ta thấy người con vượt bao gian nan thử thách,cũng k sao sánh đc vs những vất vả ,khó nhọc của mẹ nơi quê nhà,cho ta thấy sự yêu quý,kính trọng và trân trọng những việc mà mẹ đã lm,đã hi sinh

10 tháng 6 2019

Theo em từ trăm và từ ngàn không có nghĩa là 99+1 hay 999+1 mà từ trăm và từ ngàn là hai từ so sánh : anh chiến sĩ đi nhiều nơi , đi qua rất nhiều kẽ núi , hang động , gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn không bằng người mẹ già tháng ngày mong chờ con về . Qua đó tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật qua từ "CHƯA BẰNG" , cách viết đó giúp em biết được rằng không có gì so sánh được với tình yêu con của cha mẹ du bạn muốn trả cũng không bao giờ trả được !!!

13 tháng 7 2021

-Bài thơ thể hiện tấm lòng quê hương đất nước và mẹ của anh chiến sĩ

- Nói đến sự vất vả của nhân dân ta trước đây

* Cảm nghĩ của mình

13 tháng 7 2021

Đây chính là câu chuyện về người mẹ hết lòng thương con. Khi các thi sĩ dừng chân ở nhà bầm, bầm đã dành giường cho họ và chuyển xuống bếp ngủ. Tối về cụ dùng lá chuối khô bện lại để nàm nệm nằm cho đỡ lạnh. Tuy nhiên khi ấy cứ đêm đêm mọi người lại nghe thấy tiếng khóc nỉ non của cụ. Hỏi ra mới vỡ lẽ rằng, cụ nhớ đứa con trai của mình. Con trai của cụ tham gia vệ quốc quân nhưng lâu ngày không có tin tức. Chính vì vậy khi ấy các nhà thơ đã đề nghị Tố Hữu sáng tác một bài thơ như là một bức thư của người con trai để cụ an lòng. Đó cũng chính là hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

(Anh on nè bé)

22 tháng 7 2019

Đáp án B