K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, một cậu con trai dắt người cha mù vào quán. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học.Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, một cậu con trai dắt người cha mù vào quán. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học.Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường nói nhỏ với tôi chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

       Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội". Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp.

Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính ?

Câu 2 : Khái quát nội dung của đoạn trích ?

Câu 3 : Em hiểu như thế nào về hành động và câu nói của người cha : "Loay hoay một lúc , ông mới gắp trúng được một miếng thịt , vội vàng bỏ miếng thịt sang bát của người con ."Ăn đi con , con ăn nhiều thêm một chút , ăn no rồi học hành chăm chỉ , sắp thi tốt nghiệp rồi ..."

Câu 4 : Qua đoạn trích trên , em rút ra bài học gì cho bản thân ?

 

0
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, một cậu con trai dắt người cha mù vào quán. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học.Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay rồi chỉ tay vào bảng...
Đọc tiếp

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, một cậu con trai dắt người cha mù vào quán. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học.Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường nói nhỏ với tôi chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý. Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội". Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt". Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này". "Ừ... ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy". Câu 1: Câu nói của người con: "Cha à, cha mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này" đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […] Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì: - Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi! Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói: - Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm. (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51) Câu hỏi:Em có đồng ý với cách ứng xử của nhân vật tôi ở cuối đoạn truyện không?Vì sao?

2
25 tháng 12 2022

Mk cần gấp trong tối nay

25 tháng 12 2022

Em đồng tình vì đó là biểu hiện của sự đoàn kết,một tình bạn bền chặt,biết giúp đỡ bạn bè trong khó khăn

 

TẤM LÒNG VÀNG            Vào một chiều đông lạnh giá, người con dìu người cha bị mù vào một quán ăn và gọi to: “Cho hai tô mì bò!”. Bà chủ đang định viết hóa đơn thì cậu  xua tay rồi bảo nhỏ rằng chỉ cần làm một tô mì bò còn tô kia rắc vài cọng hành là được. Nhà bếp bê lên hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha: “Cha ăn đi cho nóng!”. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò...
Đọc tiếp

TẤM LÒNG VÀNG

            Vào một chiều đông lạnh giá, người con dìu người cha bị mù vào một quán ăn và gọi to: “Cho hai tô mì bò!”. Bà chủ đang định viết hóa đơn thì cậu  xua tay rồi bảo nhỏ rằng chỉ cần làm một tô mì bò còn tô kia rắc vài cọng hành là được. Nhà bếp bê lên hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha: “Cha ăn đi cho nóng!”. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ vào bát của người con: “Ăn thêm nhiều chút đi con, ăn no rồi còn học hành chăm chỉ!”. Cậu con trai đón nhận miếng thịt từ bát của cha rồi lặng lẽ gắp trả. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy. Ông lão cảm động nói: “Cái quán này tử tế quá, một bát mì mà biết bao là thịt!”. Cậu con vội tiếp lời: “Cha mau ăn đi, bát con đầy ắp thịt rồi này.”. Vừa lúc đó phụ bàn bê lên một đĩa thịt bò. “Anh nhầm rồi, chúng tôi không gọi thịt bò.”. Bà chủ mỉm cười: “Hôm nay, chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu.”

            Nhiều năm trôi qua, hôm ấy, quán của họ tiếp một vị khách sang trọng. Sau giây phút ngỡ ngàng, bà chủ đã nhận ra cậu trai năm nào. Ông khách đưa một phong bì dày: “Xin gửi bà chủ nhân hậu, xin bà hãy chuyển món quà của cháu cho bất kì ai cần được giúp, cần được ăn.... ”. Bà chủ nhận tấm lòng vàng ấy như hai người đã hiểu nhau từ rất lâu rồi.

                                                                                 ( Hạt giống tâm hồn)

       Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu

1.  Vừa bước vào quán ăn, người con trai gọi đồ ăn gì?

          a.  Hai tô mì bò.              b.  Hai tô bún bò.         c.  Hai tô mì hành

2. Vì sao người cha khen quán ăn tử tế?

a.  Vì chủ quán phục vụ chu đáo.

b.  Vì ông nghĩ một bát mì biết bao là thịt.

c.  Vì chủ quán biếu hai cha con một tô mì bò.   

3.  Bà chủ quán ăn đã làm gì khi thấy hai cha con cứ nhường thức ăn cho nhau?

          a.   Yêu cầu phụ bàn mang tiền đến cho hai cha con.

          b.   Yêu cầu phụ bàn đem đến bàn hai cha con một đĩa thịt bò.

          c.   Yêu cầu phụ bàn mang đến hai cha con thêm nhiều đồ ăn.

 

4. Theo em, việc làm của bà chủ quán thể hiện điều gì?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

5. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ vào bát của người con.

Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? Em hãy cho biết cách liên kết các câu đó được thể hiện qua từ ngữ nào?

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

6.  Câu : ‘‘ Bà chủ đang định viết hóa đơn thì cậu xua tay, bảo nhỏ rằng chỉ cần làm một tô mì bò còn tô kia rắc vài cọng hành là được. ’’ có mấy quan hệ từ? Đó là từ nào ?

           a.  Một quan hệ từ. Đó  là từ :.. .............................. ............................. 

          b.  Hai quan hệ từ. Đó là các  từ: ................. ............................... ........

          c.   Ba quan hệ từ. Đó là các từ: ...........................................................

 

7. Gạch một gạch dưới động từ,hai gạch dưới tính từ có trong câu văn sau :

                 Nhà bếp bê lên hai bát mì nóng hổi.

 

8. Từ “vàng” trong câu : “Bà chủ nhận tấm lòng vàng ấy như hai người đã hiểu nhau từ rất lâu rồi. ” và từ “vàng”  trong câu “Mùa thu, lá vàng rơi .” có quan hệ với nhau như thế nào ?

a.    Đó là một từ nhiều nghĩa.

          b.    Đó là hai từ đồng âm.                                                                     

          c.    Đó là hai từ đồng nghĩa.

 

9.  Câu văn : « Vào một chiều đông lạnh giá, người con dìu người cha bị mù vào một quán ăn. » có bộ phận chủ ngữ là : 

………………………………………………………………………………………….

 

10. Từ hai câu sau hãy viết thành một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ , xác định CN và VN của câu ghép đó, cho biết cặp quan hệ từ đó biểu thị điều gì ?

- Sân trường luôn rợp mát bóng cây.

- Chúng em được vui chơi thỏa thích .

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2
24 tháng 3 2022

 Vừa bước vào quán ăn, người con trai gọi đồ ăn gì?

          a.  Hai tô mì bò.              b.  Hai tô bún bò.         c.  Hai tô mì hành

 

2. Vì sao người cha khen quán ăn tử tế?

a.  Vì chủ quán phục vụ chu đáo.

b.  Vì ông nghĩ một bát mì biết bao là thịt.

c.  Vì chủ quán biếu hai cha con một tô mì bò.  

 

3.  Bà chủ quán ăn đã làm gì khi thấy hai cha con cứ nhường thức ăn cho nhau?

          a.   Yêu cầu phụ bàn mang tiền đến cho hai cha con.

          b.   Yêu cầu phụ bàn đem đến bàn hai cha con một đĩa thịt bò.

          c.   Yêu cầu phụ bàn mang đến hai cha con thêm nhiều đồ ăn.

 

mấy câu khác ko bt=)

 

:V làm hết đê

Bài 1. Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:       Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.      Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang  mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

       Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

      Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang  mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi  người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

                                                                                           (Ngữ văn 8, kì I)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản.

Câu 2: Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản chứa đoạn văn trên.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 4: “… những cái kì diệu em đã trông thấy” được nói tới trong đoạn trích trên là những điều gì?

Câu 5: Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, nhà văn muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì?

Câu 6:  Cảm nghĩ của em về hình ảnh cô bé bán diêm bằng một đoạn văn quy nạp có khoảng 12 câu. Trong đoạn có sử dụng  câu ghép, từ tượng hình (gạch chân, chỉ rõ).

Câu 7: Theo em nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm và nguyên nhân nào là chủ yếu?

0
Phần I. Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu: "Người mẹ đang bận rộn nấu bữa tổi trong bếp, bất ngờ cậu con trai bẻ bóng chạy ùa vào, và đưa cho mẹ một mẫu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc: Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu Trông em giúp mẹ: 25 xu Đổ rác: 1 đô la Kết quả học tập tốt: 5...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu: "Người mẹ đang bận rộn nấu bữa tổi trong bếp, bất ngờ cậu con trai bẻ bóng chạy ùa vào, và đưa cho mẹ một mẫu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc: Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu Trông em giúp mẹ: 25 xu Đổ rác: 1 đô la Kết quả học tập tốt: 5 đô la Quét dọn sản: 2 đô la Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đó la Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai dang đứng chở với vẻ mặt đẩy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giảy và viết: Chin tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phi. Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ổm đau: Miễn phi. Những giọt mớc mắt con làm mẹ khỏc trong những năm qua: Miễn phi. Những đêm mę không ngủ vì lo lăng cho tương lai của con: Miển phi. Tất cả những đổ chơi, thức ăn, quần áo mà mę đã nuôi con trong suốt máy năm qua: Miễn phi. Và đắt hơn cả chính là tình yêu của luôn con trai ạ! Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bẻ vỏ cing xic động, mnic mit hng tròng. Cậu nhìn mẹ và nỏi: Con yêu mẹ nhiều lắm! Sau dó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn. Câu 1. Truyện dưoc kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Cách chọn như vậy có tác dụng gì? dành cho con: Cũng miễn phi Câu 2: Chỉ ra những cụm danh tử, cụm động từ có trong văn bản. Câu 3: Văn bản trên là lời văn giới thiệu nhân vật hay lời văn kể sự việc? Ghi lại nội dung chính của văn bản trên bằng một câu văn. Câu 4: Có thể thay đổi thứ tự kế trong văn hàn dirgc không? Vi sao? Câu 5. Viết đoạn khoảng 8 đến 10 câu có dánh số câu cảm nhận về tỉnh mẫu tử qua văn bản trên. Phần II. Đọc kĩ các bài học sau và thực hiện yêu cầu ben dưới: 1. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tà. 2. Phương pháp tả cảnh. Dựa vào nội dung kiến thức các bài học trên, hay tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vào dịp Tết đến, xuân về.

giúp mình với chiều mình phải nộp rồi

0
3 tháng 1 2023

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông

Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.

( Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: Biểu cảm.

Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ

- Các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ: phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh; Làng cong xuống; Tiếng gọi đò khuya; Con hến, con trai; Lấm láp đất bùn; Mẹ gạt mồ hôi; ngọt hơi thở láng giềng; Hạt thóc củ khoai; rổ rá đội lên đầu; Chiếc liềm nhỏ; Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
3 tháng 1 2023

1. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

2. Từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi: làng, tre già, đò khuya sạt cả đôi bờ, láng giềng, hạt thóc, củ khoai, rổ rá, liềm nhỏ, rơm rạ...

I. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI THI           Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Sơn Tinh, Thủy TinhHùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.         Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía...
Đọc tiếp

I. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI THI

           Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
         Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
       Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
       Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
      Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
      Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, đời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
     Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

                         ( Nguyễn Khắc Phi, Sách giáo khoa  Ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1.

a. Viết lại và sắp xếp lại các sự việc sau theo đúng diễn biến cốt truyện

- Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại.

- Vua Hùng muốn tìm cho công chúa Mị Nương  một người chồng thật xứng đáng.

- Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật và thời hạn rước râu.

- Sơn Tinh đến trước, dâng đủ lễ vật và rước Mị Nương về núi.

- Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn và đều chứng tỏ đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

- Thủy Tinh ghen tức đem quân gây chiến đòi cướp Mị Nương nhưng bị Sơn Tinh đánh bại.

- Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều phairuts quân chịu thất bại.

 b. Vẽ sơ đồ tóm tắt văn bản

Câu 2. Từ nội dung của đoạn văn cuối cùng trong văn bản và hiểu biết thực tế, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-6 câu) nêu suy nghĩ của em về cuộc cuộc đấu tranh với thiên tai của nhân dân ta từ xưa đến nay, trong đoạn văn có sử dụng một trạng ngữ. Gạch chân dưới trạng ngữ đó

Gợi ý : HS viết song có thể chấm theo bảng kiểm sau:

Bảng kiểm đánh giá đoạn văn

                   Các tiêu chí

 

* Hình thức

+ Viết đúng HT đoạn văn, có câu khái quát nội dung cả đoạn ở đầu đoạn,  đảm bảo số câu theo quy định

 

+ Sử dụng và gạch chân đúng trạng ngữ

 

+ Diễn đạt rõ ý, mạch lạc, không có ý nào xa rời, lạc chủ đề

 

+Trình bày sạch sẽ;  không mắc lỗi dùng từ, chính tả, liên kết, viết câu

 

* Nội dung

 - Nêu được những suy nghĩ  của em về công cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thiên tai

 

 - Bày tỏ thái độ của mình với thành quả của ông cha ta

 

* Tổng thể cả bài văn

 

 

 

II. SOẠN BÀI CA DAO SỐ 1 THUỘC BÀI 2- VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

1/ Đọc “Tri thức ngữ văn”/ sgk 60

- Vẽ sơ đồ về đặc điểm thể thơ lục bát gồm: số tiếng, số dòng, vần, nhịp

2/ Đọc hiểu bài ca dao số 1

     Em hãy đọc kĩ các yêu cầu và hoàn thành các bài tập điền khuyết sau đây?

a. Em hãy chỉ rõ các đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện trong bài ca dao thứ nhất

Đặc điểm thể thơ lục bát

Thể hiện trong bài ca dao

Số dòng thơ/ số cặp câu lục bát

36 dòng thơ/…… cặp câu lục bát

Số tiếng trong từng dòng

Dòng lục: …. tiếng

Dòng bát: ….. tiếng

Nhịp thơ ( bài ca dao có nhịp chẵn không)

….

Cách gieo vần

Thành/ rành/…..

Thanh điệu

Câu lục: btb

Câu bát: …….

Dòng 7:…….. (biến thể)

b. Em hãy đọc thầm bài thơ và các chú thích, sử dụng khả năng tưởng tượng, liên tưởng, khả năng cảm nhận, nhận xét để trả lời những câu hỏi sau

Câu hỏi (các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời)

Trả lời

1. Qua 2 câu “Phồn hoa… quanh bàn cờ”, em tưởng tượng như thế nào về kinh thành Thăng Long xưa? Trong 2 câu này, 2 từ nào có khả năng giúp em tưởng tượng rõ nét nhất về kinh thanh Thăng Long?

- Tưởng tượng về kinh thành Thăng Long:

+ ………

+……….

 

2.  Em hãy cho biết tác giả dân gian giới thiệu về kinh thành Thăng Long qua mấy cặp lục bát đầu?

    Cặp lục bát nào thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả khi rời Thăng Long?

- ……..cặp lục bát đầu -> giới thiệu về kinh thành Thăng Long

 

- ………cặp lục bát cuối-> thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả khi đối với kinh thành Thăng Long

3. Trong những cặp lục bát đầu, tác giả sự dụng 2 biện pháp tu từ nào trong 3 biện pháp tu từ sau: so sánh, nhân hóa, liệt kê?

   Qua 2 biện pháp tu từ này cho em nhận xét gì về kinh thành Thăng Long

- BP …..

 

 

 

-> kinh thành Thăng Long ……

 

 Hơi dài nhưng mong đc giúp ạ ^_^

 

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo: – Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.......”. (Trích Sọ Dừa - Kho tàng truyện cổ Việt Nam) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. tác dụng của phép so sánh đó là gì ạ

0