K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Dòng nào sau đây không giải thích cho khái niệm “chi tiết tưởng tượng kì ảo”? A. Là chi tiết không có thật B. Là chi tiết được tưởng tượng ra C. Là chi tiết gắn với sự thật lịch sử D. Là chi tiết có tính chất hoang đường, kì vĩ Câu 2. Quan niệm của nhân dân về người anh hùng trong truyền thuyết “Thánh Gióng” là: A. Phải có nguồn gốc thần kì và vũ khí kì diệu. B. Phải xuất thân từ nhân dân và...
Đọc tiếp

Câu 1. Dòng nào sau đây không giải thích cho khái niệm “chi tiết tưởng tượng kì ảo”?

A. Là chi tiết không có thật

B. Là chi tiết được tưởng tượng ra

C. Là chi tiết gắn với sự thật lịch sử

D. Là chi tiết có tính chất hoang đường, kì vĩ

Câu 2. Quan niệm của nhân dân về người anh hùng trong truyền thuyết “Thánh Gióng” là:

A. Phải có nguồn gốc thần kì và vũ khí kì diệu.

B. Phải xuất thân từ nhân dân và được nhân dân nuôi dưỡng.

C. Phải có được sức mạnh phi thường.

D. Cả ba ý kiến trên.

 Câu 3. Chi tiết Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ thể hiện khát vọng nào của người dân Việt Nam?

A. Có tầm vóc cơ thể cao lớn, khỏe mạnh, sánh ngang với các vị thần.

B. Được thần linh phù trợ trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

C. Đạt được thành công nhanh chóng trong cuộc sống của mỗi người.

D. Trưởng thành vượt bậc về sức mạnh, tài năng để chiến đấu bảo vệ đất nước.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau: “Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ”.

A. Nhân hoá                                                C. Ẩn dụ

B. Hoán dụ                                                  D. So sánh

Câu 5. Địa danh thành Phong Châu được nhắc đến trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” hiện nằm tại tỉnh nào của nước ta?

A. Bắc Ninh

C. Ninh Bình

B. Phú Thọ

D. Thái Nguyên

Câu 6. Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là:

A. Truyền thuyết giải thích hiện tượng lũ lụt, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

B. Truyền thuyết kể về tình yêu giữa Mị Nương và Sơn Tinh, Thủy Tinh.

C. Thần thoại kể về các vị Thần Núi, Thần Sông và cuộc chiến tranh giữa họ.

 

D. Cổ tích giải thích nguồn gốc hiện tượng bão lụt hàng năm ở đồng bằng Bắc
mọi người giúp tớ với tớ cần gấp cảm ơn . 

2
20 tháng 6 2022

Câu 1 C. Là chi tiết gắn với sự thật lịch sử

Câu 2 D .Cả 3 ý kiến trên 

Câu 3 D. Trưởng thành vượt bậc về sức mạnh, tài năng để chiến đấu bảo vệ đất nước.

Câu 4 D so sánh

Câu 5 B Phú Thọ

Câu 6 A. Truyền thuyết giải thích hiện tượng lũ lụt, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

5 tháng 7 2022

1.C   2.D  3.D  4.D  5.B  6.A

26 tháng 11 2017

tưởng tượng là thứ con người nghĩ ra ,ko có thật

kì ảo là li kì và huyền bí

là chi tiết do ông cha ta sáng tác,li kì ,ko có thật ,..

b) nghiêng về công lí (ở hiền gặp lành, ở gian gặp ác,...),...

a / Giải thích khái niệm :- Tưởng tượng là :............................................................................................................................................................................................................................- Kì ảo là :................................................................................................................................................................... - Tưởng tượng kì ảo là tưởng...
Đọc tiếp

a / Giải thích khái niệm :

- Tưởng tượng là :

............................................................................................................................................................................................................................

Kì ảo là :

...................................................................................................................................................................

 

Tưởng tượng kì ảo là tưởng tượng ra những chi tiết, hình ảnh : ...............................................................................................................................................................................................................................

b/ Vai trò của các chi tiết này trong truyện :

..........................................................................................................................................

5
29 tháng 8 2018

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

29 tháng 8 2018

ảo tưởng

29 tháng 12 2019

mọi người trả lời giúp  mình nha 

15 tháng 8 2019

tưởng tượng kì ảo là j đấy các bạn nhá

15 tháng 8 2019

Kỳ ảo là một thể loại văn học nghệ thuật trong đó phép thuật và các yếu tố siêu nhiên khác được sử dụng làm đề tài, cốt truyện hay bối cảnh. ... Trong nghĩa rộng của nó, kỳ ảo bao gồm công trình của nhiều nhà văn, nghệ sĩ, nhà làm phim, nhạc sĩ, từ thần thoại và truyền thuyết cổ xưa cho đến những tác phẩm đương đại.

Tưởng tượng là khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan khác. ... Những  chúng ta sờ, nghe, thấy được tổng hợp bằng tưởng tượng để tạo ra một "bức tranh toàn cảnh".

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.



#Châu's ngốc

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai bỗng một hôm ghen tị với lão Miệng vì bọn họ cảm thấy ai cũng làm việc mệt nhọc quanh năm chỉ riêng lão Miệng không làm gì cả chỉ ăn không ngồi rồi. Họ quyết định để cho lão Miệng tự đi tìm lấy thức ăn.

Một ngày, hai ngày, ba ngày... cả bọn thấy mệt rã rời không ai chịu đựng được nữa... Đến ngày thứ bảy bác Tai là người nhận ra sai lầm, nghe theo lời bác cả bọn kéo nhau đến xin lỗi bác Miệng. Lão Miệng cũng đang ở trong tình trạng nhợt nhạt, cả bọn xúm vào chăm sóc. Chúng hiểu rằng lão Miệng cũng có công việc rất quan trọng, liên quan đến tất cả mọi người. Từ đó cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng lại sống vui vẻ với nhau không ai ganh tị ai cả.

+ Yếu tố tưởng tượng của câu chuyện:

- Các bộ phận của cơ thể được nhân hóa giống như con người, biết nói năng, hoạt động, biết ghen tị, phân tích, lí giải, biết ăn năn hối lỗi...

+ Yếu tố sự thật:

- Mỗi bộ phận trong cơ thể con người có một chức năng riêng, nhưng lại liên quan rất chặt chẽ với nhau.

- Một thực tế khác, Miệng là cơ quan để cơ thể nạp năng lượng, miệng không ăn được thì cơ thể rã rời, mệt mỏi.

29 tháng 11 2018

CÁI NÀY LÀ BÀI SOẠN NÊN BN PHẢI TỰ SOẠN TỰ TÌM HIỂU CHỨ VỚI LẠI NÓ CX DỄ

18 tháng 8 2018

Bài làm:

  • Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Các chi tiêt này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.
  • Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua đó, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
18 tháng 8 2018
Bài làm:
  • Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Các chi tiêt này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.
  • Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua đó, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
18 tháng 3 2022

thể hiện sự đoàn kết quý báu của dân tộc ta

tham khảo\- Theo emchi tiết tưởng tượng kỳ ảo  những chi tiết không có thực, do con người tưởng tượng hư cấu tạo nên. Đây chính  một trong những yếu tố đặc trưng nhất của thể loại truyền thuyết, kì ảo qua nhân vật, các chi tiết sự vật truyện hay cả sự kiện lịch sử.

21 tháng 11 2016

Những chi tiết tưởng tượng :

Các bộ phận biết nói năng hoạt động.

Những chi tiết thực :

Đây là các bộ phận trên cơ thể con người.

Tất cả nhờ cái ăn mới khỏe mạnh

21 tháng 11 2016

-Tưởng tượng: Các bộ phận cơ thể con người so bì nhau

Chi tiết dựa vào sự thật:
Chân, tay, tai, mắt, miệng là những bộ phận trên cơ thể con người.