Phân tích đoạn thơ sau:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
anh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy:
-Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.
- In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.
*Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Theo dòng tự sự ấy mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ.
+) - "mặt" trong ngửa mặt: khuôn mặt -> nghĩa gốc
"mặt" 2 : mặt trăng -> nghĩa chuyển
Phương thức :
- Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đó khiến cho người lính áy náy dù cho không bị quở trách một lời nào. Hai từ “mặt” trong cùng một dòng thơ: mặt trăng và mặt người đang cùng nhau trò chuyện . ( từ mặt thứu nhất là mặt ngời, thứ 2 lặmt trăng)
Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình - ánh trăng tri kỉ Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” Ngưia mặt lên nhìn trăng người lính thấy cả một bầu kỉ niệm hiện ra, những ngày tháng bên trăng cùng trăng. Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và những giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! ( nó cũng báo trước cho ta bik sẽ có một giây phút giật mình đối ngộ sau đó "đủ cho ta giật mình" ) Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.
Tham khảo
I,
Câu 1: - Đoạn thơ trích trong tác phẩm: Ánh trăng
- Tác giả: Nguyễn Duy
Câu 2: Từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng: rưng rưng.
Câu 3: - Biện pháp nhân hóa: im phăng phắc
- Tác dụng: cái lặng im “phăng phắc” của ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa vô cùng nghiêm khắc. Nó như một lời cảnh báo giúp con người ăn năn, thức tỉnh.
Câu 4: - Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống phải trân trọng, biết ơn quá khứ thủy chung, tình nghĩa.
- Câu tục ngữ phù hợp: Uống nước nhớ nguồn.
II, Oán giận cùng với nản lòng chỉ có thể làm vật cản trở trên bước đường tiến đến thành công của bạn. Khoan dung, tha thứ cho người khác thực ra cũng là đang trải đường cho bản thân mình để cuộc sống này thêm ý nghĩa.
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng khoan dung? Khoan dung là một đức tính tốt của con người. Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Người có lòng khoan dung luôn biết yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu với những người xung quanh bởi vậy mà đức Phật cũng đã dạy nhân loại: “ Tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung”. Biểu hiện của lòng khoan dung không phải là một điều gì bí ẩn mà nó hiện ra ngay trong cuộc sống con người. Chúng ta có thể tha thứ những lỗi lầm cho bạn bè để tình bạn trở nên gắn bó lâu dài, khoan dung với người thân, với những người xung quanh ta và với chính bản thân mình có như thế thì xã hội mới trở nên gắn bó và trở thành một khối chỉnh thể thống nhất, đoàn kết.
Lòng khoan dung dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước mắt mình để cuộc sống rộng mở là một cuộc sống trải đầy hoa hồng,bằng phẳng. Khi xóa bỏ những hận thù , những ganh tị không đáng ở trong lòng tâm hồn sẽ trở nên nhẹ nhõm hẳn, thoải mái và bỗng dưng cảm thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Như chúng ta đã biết, xã hội “ nhân vô thập toàn” không ai là hoàn hảo và không mắc những sai lầm cả, những lúc như thế cần có lòng khoan dung thì như những chiếc chìa khóa gỡ bỏ tất cả những rắc rối của bản thân với mọi người. Nếu như có lòng khoan dung con người sẽ xích lại gần nhau hơn, sẽ trở nên gắn bó, thân thiết với nhau nhiều hơn, biết tha thứ, dung nạp lẫn nhau. Khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự gìn, trân trọng.Không những thế lòng khoan dung còn đem lại cho cuộc sống con người sự bình yên,hòa thuận. Trong gia đình, thì vợ chồng cũng cần nhẫn nhịn, khoan dung cho nhau thì mới xây dựng nên được một gia đình gắn bó, bền chặt. Như chúng ta đã biết sau khi những chiến thắng kết thúc, Việt Nam chúng ta cũng không quên mở lòng khoan dung, tha thứ, chuẩn bị lương thảo, thuyền bè cho kẻ thù trở về nước. Đây cũng có thể hiểu là những mưu kế tinh anh của ta. Có những lúc ta cần bao dung cho chính bản thân mình thì mới có thể bao dung cho người khác được. Ta bao dung người, yêu thương, độ lượng, tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta.
Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai ta cũng khoan dung. Có những người xấu muốn hãm hại ta, ta không thể khoan dung cho họ được, hay những kẻ ác, những tội phạm chuyên giết người thì ta cũng không thể nhân nhương. Như vậy,lòng khoan dung phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người. Cuộc sống của con người sẽ trở nên tẻ nhạt, bản thân mỗi con người sẽ trở nên ích kỉ nếu không có lòng khoan dung. Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình lòng khoan dung. Không vì những lợi ích cá nhân mà trở nên ích kỉ, phải luôn yêu thương, gắn bó đoàn kết với nhân loại. Trong cuộc sống cũng có một số người sống thờ ơ, vô cảm, luôn chắp nhặt những chuyện vặt vãnh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Những người như thế cũng khiến cho xã hội tụt hậu so với bạn bè thế giới.
Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “ Sự khoan dung là món trag sức của đức hạnh”. Chúng ta hãy sống chậm lại một chút, lắng nghe thấu hiểu bản thân và những người xung quanh, biết tha thứ cảm thông thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao.
Câu 1:Đoạn thơ được trích từ tác phẩm Ánh Trăng.Tác giả là Nguyễn Duy
Câu 3:
Chỉ :
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Nhân hóa ánh trăng như biết "im phăng phắc" biết làm cho ta "giật mình" .
Tác dụng:
+Làm sinh động,gần gũi với con người
+Tăng sức gọi hình gợi cảm
+Làm câu văn trở nên giàu cảm xúc hơn
Câu 4:
Tham khảo:
- Đoạn thơ là lời nhắc nhở thầm kín về thái độ sống, về tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao và nghĩa tình với thiên nhiên đất nước bình dị mà hiền hậu.
Em tham khảo nhé !!
Source : Hoidap247
Khổ thơ đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, nhân hóa để nói về vầng trăng tình nghĩa:
- Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
- Hình ảnh nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
=> Các biện pháp tu từ đã làm tăng giá trị biểu đạt, làm lời thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó nhấn mạnh sự vô tâm của con người đối với vầng trăng và cho thấy sự tình nghĩa của vầng trăng trong cuộc đời.
Nếu viết ngửa mặt lên nhìn trăng thì câu thơ không có sự đăng đối trong câu, hơn nữa từ “mặt” thứ hai trong câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho chất thơ.
Câu thơ cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng:
Người ngắm trăng soi ngoài khe cửaTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ(Vọng nguyệt – Hồ Chí Minh)1. Biện pháp nhân hóa ( ánh trăng im phăng phắc).
Tác dụng: Mang thêm ý nghĩa nhắc nhở con người. Chính sự im phăng phắc của trăng khiến cho con người bừng tỉnh về sự lãng quên quá khứ của mình
2. Nội dung chính
Hình ảnh trăng " im phăng phắc" như một lời nhắc nhở, nghiêm khắc của trăng với người đã quên đi quá khứ. Trăng vẫn lặng im nhưng chính sự lặng im đó khiến cho con người phải giật mình, bừng tỉnh để rồi tự nhận ra bản thân mình đã quên mất quá khứ, quên mất đi một tri kỉ của mình trong quá khứ.Ánh trăng đã thức tỉnh lương tâm, nhắc nhở về một quá khứ nghĩa tình.
I. Phần I.
1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
2. Từ láy: vành vạnh, phăng phắc.
3. Nội dung chính: Hình ảnh ánh trăng mang ý nghĩa nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
4. Từ đó nhận ra rằng chúng ta cần phải biết trân trọng quá khứ, sống nghĩa tình và thuỷ chung.
Em tham khảo dàn ý sau nhé:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy.
- Giới thiệu đôi nét về bài thơ Ánh trăng.
2. Thân bài
* Nêu khái quát hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, mạch cảm xúc của bài thơ.
* Nêu cảm xúc của tác giả về trăng với con người:
- Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng.
+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt.
+ Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.
+ So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là bể - như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.
=> Cảm xúc tưởng chừng như dồn nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức.
+ Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ
+ Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình - ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu
+ Trăng tròn vành vạnh - con người vô tình, trăng im phăng phắc - con người vô tình.
=> Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.
3. Kết bài
Nêu khái quát nét đặc sắc nghệ thuật và cảm nhận về khổ thơ.