K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2022

tham khảo:

“Thượng kinh kí sự" là tập 65, tập cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”. Tác giả viết bằng chữ Hán có điểm xuyết vào một số bài thơ, ghi lại một chuyến đi từ Hương Sơn, Hà Tĩnh ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán (con trai của Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ).

Nhận được chỉ triệu của Trịnh Sâm, ông tâm sự: “Cây kia có hoa nên bị hái, người ta có cái hư danh nên phải lụy về chữ danh”. Cuốn kí sự ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả đến Thăng Long, vào phủ chúa chữa bệnh cho Thế tử, kể lại những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ nơi đế đô kinh kì. Ý muốn trở về núi của ông cuối cùng được chấp nhận, ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng không bị danh lợi mê hoặc. Ra đi thung dung, trở về ngất ngưởng”… Đoạn cuối tập kí sự ông kể việc ông từ Thăng Long về thăm làng Liêu Xá, nơi quê cha đất tổ sau mấy chục năm xa cách, trước khi về lại Hương Sơn.

“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ.

29 tháng 5 2022
7 tháng 9 2021

Em tham khảo:

“Thượng kinh kí sự" là tập 65, tập cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”. Tác giả viết bằng chữ Hán có điểm xuyết vào một số bài thơ, ghi lại một chuyến đi từ Hương Sơn, Hà Tĩnh ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán (con trai của Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ).

Nhận được chỉ triệu của Trịnh Sâm, ông tâm sự: “Cây kia có hoa nên bị hái, người ta có cái hư danh nên phải lụy về chữ danh”. Cuốn kí sự ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả đến Thăng Long, vào phủ chúa chữa bệnh cho Thế tử, kể lại những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ nơi đế đô kinh kì. Ý muốn trở về núi của ông cuối cùng được chấp nhận, ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng không bị danh lợi mê hoặc. Ra đi thung dung, trở về ngất ngưởng”… Đoạn cuối tập kí sự ông kể việc ông từ Thăng Long về thăm làng Liêu Xá, nơi quê cha đất tổ sau mấy chục năm xa cách, trước khi về lại Hương Sơn.

“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ.

9 tháng 8 2019

Thượng kinh kí sự được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.

Đáp án cần chọn là: C

28 tháng 5 2022

Tham khảo

*nội dung:

-“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ.

*nghệ thuật:

-Tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo đã dựng nên bức tranh phủ chúa với hiện thực cuộc sống vô cùng sinh động

-Tác giả đã lựa chọn khắc họa những chi tiết đặc sắc tạo nên cái thần của cảnh vật. Những chi tiết đắt giá ấy đã giúp cho người đọc hình dung ngay về hiện thực, nhân vật mà tác giả đang nói tới.

-Sự đang xen thơ vào trong tác phẩm làm cho bài kí của ông đậm chất trữ tình.

28 tháng 5 2022

refer:

*nội dung:

-“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ.

*nghệ thuật:

-Tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo đã dựng nên bức tranh phủ chúa với hiện thực cuộc sống vô cùng sinh động

-Tác giả đã lựa chọn khắc họa những chi tiết đặc sắc tạo nên cái thần của cảnh vật. Những chi tiết đắt giá ấy đã giúp cho người đọc hình dung ngay về hiện thực, nhân vật mà tác giả đang nói tới.

-Sự đang xen thơ vào trong tác phẩm làm cho bài kí của ông đậm chất trữ tình.

6 tháng 1 2020

Sự tích sông Công núi Cốc

Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình.

Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang.

Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn "phòng không cô quạnh". Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai?

Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, Sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn "Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau".

Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức.

Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về.

Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.

Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.

23 tháng 3 2016

giúp mình với