nông thôn và thành thị Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? (nêu chi tiết)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
*Các vùng nông thôn
- Giai cấp địa chủ phong kiến:
+ Cấu kết với Pháp bóc lột nông dân.
+ Địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần chống Pháp.
- Nông dân:
+ Bị bần cùng hòa.
+ Bỏ ra thành thị kiếm sống -> công nhân.
+ Lực lượng đông đảo nhất, luôn sắn sàng chiến đấu chống Pháp.
*Ở các đô thị
- Cuối XIX – đầu XX, nhiều đô thị ra đời và phát triển mạnh.
- Xuất hiện thành phần xã hội mới gồm:
+ Tầng lớp tư sản: bị chèn ép về kinh tế, chưa có thái độ chính trị rõ ràng.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: cuộc sống khá bấp bênh, tích cực tham gia cuộc vận động cứu nước.
+ Giai cấp công nhân: khoảng 10 vạn người, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.
2) Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào?
* Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
* Diễn biến:
- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
* Kết quả:
- Thực dân Pháp chiếm thành công thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
3) Khởi nghĩa Yên thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
Đáp án: C
Giải thích:
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Do nền kinh tế Việt Nam chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc và sử dụng những mặt hàng nhập khẩu từ Pháp.
Đáp án C
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế Việt Nam mất cân đối. Mặc dù có sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tinh chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn và phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp
Đáp án C
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, phát triển thiếu cân đối, bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp
Đáp án C
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế Việt Nam mất cân đối. Mặc dù có sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tinh chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn và phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
Đáp án C
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế Việt Nam mất cân đối. Mặc dù có sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tinh chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn và phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
Bạn xem lại bài này nhé!
*Nông thôn
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng làm tay sai cho thực dân Pháp với sống lượng ngày càng đông đảo
- Nông dân bị bần cùng hóa,bị bóc lột một cách nặng nề,sẵn sàng tham gia Cách Mạng để giải phóng chính mình và dân tộc
*Thành thị
- Nhiều đô thị xuất hiện và phát triển
- Một số tầng lớp và giai cấp mới xuất hiện:
Tầng lớp tư sản:
- Là các nhà thầu khoán,đại lí,chủ xí nghiệp,chủ xưởng thủ công,đông nhất là các chủ buôn bán
- Do bị lệ thuộc,yếu ớt về kinh tế,bị tư bản Pháp chèn ép nên họ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham giai các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
- Là các xưởng thủ công nhỏ,cơ sở buôn bán nhỏ,những viên chứ cấp thấp,như thông ngôn,nhà giáo,thư kí,kế toán,học sinh.
- Họ có cuộc sống bấp bênh và là những người có ý thức dân tộc
Đội ngũ công nhân:
- Phần lớn xuất thân từ nông dân không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ,nhà máy,đồn điền,..xim làm ông ăn lương
- Họ sớm bộc lộ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đất,đòi cải thiện điều kiện việc làm và sinh hoạt