K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2018

Từ niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác. Hình ảnh Bác với giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Giữa vùng ánh sáng yên bình, trong lành đó, Người đang ngủ giấc ngủ bình yên. Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng tới vầng trăng thi vị trong tự nhiên, trong thơ của Bác. Những điều gần gũi, thân thương trong cuộc sống của người thủa sinh thời. Nhưng trong lòng tác giả không vì thế mà nguôi ngoai nỗi xót thương vì Người không còn nữa. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”, tác giả Viễn Phương thấy “nhói trong tim” nỗi đâu mất mát quá lớn, khi đất nước ngày độc lập không có Bác hiện hữu, đây là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. “Trời xanh” là ẩn dụ cho hình ảnh của Người, tấm lòng của Người còn mãi trong trái tim của dân tộc ta.

Câu 13: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi?Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim.(Viễn Phương)a. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là? ........................................................................................................................b.Tìm 1 từ láy và 1 từ ghép trong đoạn...
Đọc tiếp

Câu 13: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi?
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
(Viễn Phương)
a. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là? 
........................................................................................................................
b.Tìm 1 từ láy và 1 từ ghép trong đoạn thơ? 
........................................................................................................................
c. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với từ mãi mãi? 
........................................................................................................................
d. Cặp quan hệ từ “vẫn biết” – “mà sao” biểu hiện mối quan hệ gì? 
........................................................................................................................
e. “Bác” trong câu thơ thứ nhất là đại từ hay danh từ? 
........................................................................................................................

1
12 tháng 11 2021

b, từ láy là mãi mãi

từ ghep là vầng trăng

 

26 tháng 10 2018

Từ niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác. Hình ảnh Bác với giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Giữa vùng ánh sáng yên bình, trong lành đó, Người đang ngủ giấc ngủ bình yên. Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng tới vầng trăng thi vị trong tự nhiên, trong thơ của Bác. Những điều gần gũi, thân thương trong cuộc sống của người thủa sinh thời. Nhưng trong lòng tác giả không vì thế mà nguôi ngoai nỗi xót thương vì Người không còn nữa. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”, tác giả Viễn Phương thấy “nhói trong tim” nỗi đâu mất mát quá lớn, khi đất nước ngày độc lập không có Bác hiện hữu, đây là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. “Trời xanh” là ẩn dụ cho hình ảnh của Người, tấm lòng của Người còn mãi trong trái tim của dân tộc ta.

18 tháng 4 2020

Tham khảo dàn ý nhé:

Phân tích khổ thơ 3: Tâm trạng của nhà thơ khi đứng trong lăng Bác.
- Bác Hồ ra đi để lại muôn vàn nỗi nhớ thương trong lòng nhân dân. Giờ đây:
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”
-Với cách miêu tả chân thật về hình ảnh “Bác nằm ” và việc sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh “giấc ngủ”, nhà thơ như muốn khẳng định rằng Bác vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân. Bác chỉ nằm nghỉ ngơi với một sự bình yên trong tâm hồn.
- Không gian yên tĩnh, trang nghiêm một lần nữa được tái hiện lên trong câu thơ:
“ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Nhưng dòng thơ ấy đâu chỉ dừng lại việc miêu tả không gian quanh lăng Bác mà “vầng trăng” ấy chính là hình ảnh ẩn dụ về Bác. Bác như vầng trăng sáng ngời soi rọi ánh sáng chân lí cho cả dân tộc. Nhân cách Bác lan toả như ánh sáng hiền dịu khiến cho bao người con đất Việt phải kính phục và ngưỡng vọng.
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.” (Tố Hữu)
Bác không chỉ là “vầng trăng” mà Bác còn là cả “trời xanh”.
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
-Bằng nghệ thuật ẩn dụ, Viễn Phương đã sánh Bác với những sự trường tồn, vĩnh cữu của tự nhiên, vũ trụ. Bác mãi tồn tại vĩnh hằng trong cõi lòng của con dân đất Việt. Lí trí của nhà thơ “vẫn biết” là Bác “mãi mãi” sống trong tim dân tộc nhưng trái tim của nhà thơ vẫn xúc động nghẹn ngào khi trực tiếp nhìn thấy hình ảnh thiêng liêng của Bác yên nghỉ trong lăng.
-Động từ “nhói” diễn tả sâu sắc nỗi lòng như kim châm ngàn mũi của nhà thơ khi nghĩ về việc Bác đã ra đi. Đó thật sự là sự mất mát quá lớn cho tổ quốc Việt Nam. Niềm đau của Viễn Phương cũng chính là nỗi đau của cả triệu triệu con tim Việt. Dấu chấm than cuối bài như nhấn mạnh thêm sự trào dâng xúc cảm đó

Đứng trước sự vĩ đại , to lớn của Bác , ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc nào không hay :
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vãn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim ”
Bác đang nằm đây , ngay trước mắt nhà thơ , hiền hậu , nhân từ như một vầng trăng “ dịu hiền ” , mát mẻ mà vãn trong sáng rạng ngời . Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa , vẫn chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi . Lí trí thì nói bác đang ngủ , nghĩa là Bác vẫn còn sống mãi với đất nước , với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu . Mỗi ngày ngẩng đầu nhìn ta lại thấy trời xanh , lại thấy Bác . Bác không bao giờ mất , Bác sống mãi cùng dân tộc ta , trong mỗi cuộc đời , trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập tự do , vì chủ nghĩa xã hội . Ta biết thế , ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn “ đau nhói ” , mắt ta vẫn trào dâng khi nhận ra rằng : Bác đã không còn nữa ! Khổ thơ là một chuỗi các hình ảnh vũ trụ : mặt trời , vầng trăng , trời xanh lồng vào nhau như để ca ngời tầm vóc lớn lao của Bác ; đồng thời thể hiện lòng tôn kính vô hạn của tác giả , của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc .

26 tháng 3 2019

*Đây là cách cô dạy mình làm TLV* từ đó viết ra thành một bài hoàn chỉnh

MB:

Đi từ tác giả đến tác phẩm

+Tác giả: Viễn Phương-một trong những cây bút thời kháng chiến chống Mĩ

+Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi đất nước được thống nhất, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác

+Qua đó, với niềm xúc động dâng trào, tác giả cho ra đời bài thơ "Viếng Lăng Bác"

+ Nêu nội dung bài thơ, và trong đó khiến tác giả ấn tượng nhất là những đoạn thơ mà nhà thơ đứng trước lăng Bác và vào trong lăng Bác được thể hiện nổi bật qua 2 đoạn thơ_ (viết 2 đoạn thơ)

TB

+Đoạn tổng: Giới thiệu/Nêu sơ lược về 2 đoạn thơ trên

_SD những câu chuyển đoạn như: Với ngòi bút tinh tế kết hợp với các nghệ thuật....

Có thể chia ra làm 2 đoạn để phân tích 2 khổ thơ hoặc phân tích từng 2 câu thơ (Tùy ng viết), phân tích nghệ thuật trước, nội dung sau

Bài thơ có:

+Nhạc điệu tha thiết, giọng thơ nhẹ nhàng

+Trong 2 khổ thơ có nhiều hình ảnh ẩn dụ

+Ngôn từ, lời thơ: giản dị

Đoạn 1: Khi tác giả trước lăng Bác

-Hình ảnh ẩn dụ, biện pháp tu từ: nhân hóa

Hình tượng mặt trời của Bác =>thật sáng tạo

"Ngày ngày" |điệp từ| => quy luật tự nhiên, sự việc được lặp lại....

-Giải thích cụm từ "bảy mươi chín mùa xuân" |ẩn dụ|

==> Lòng kính trọng, biết ơn, niềm xúc động dâng trào, sự thành kính của tác giả đối với bác Hồ kính yêu và thể hiện tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Bác

Đoạn 2: Khi tác giả vào lăng Bác

+Với ngòi bút điêu luyện, cùng bộ óc đầy sáng tạo của mình *ngay từ đầu khổ thơ thứ ba* => nhà thơ gợi nên sự yên tĩnh, pha chút ánh sáng dịu nhẹ mà trong trẻo, tựa vầng trăng. Đó chính là tâm hồn cao đẹp, trong sáng, những vầng thơ đầy trăng của Bác

+|Vẫn biết trời xanh là mãi mãi| *ẩn dụ* => Tác giả tự an ủi chính bản thân mình, với tác giả, Bác vẫn sống mãi với dân tộc Việt Nam, bác đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước

+|Mà sao nghe nhói ở trong tim|

=> thể hiện bao nỗi niềm xúc động, đớn đau của tác giả

KB:

Nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân...