Bài 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“(1) Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. (2) Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm hoa phượng. (3) Hoa phượng là hoa học trò. (4) Mùa xuân, phượng ra lá. (5) Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. (6) Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. (7) Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! (8) Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng...
Đọc tiếp
Bài 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“(1) Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. (2) Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm hoa phượng. (3) Hoa phượng là hoa học trò. (4) Mùa xuân, phượng ra lá. (5) Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. (6) Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. (7) Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! (8) Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. (9) Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu.”
(Trích Hoa học trò – Xuân Diệu,
Tiếng Việt 4, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a. Xếp các từ in đậm vào nhóm thích hợp:
- Từ ghép tổng hợp: …………………………………………………………………………………………………………
- Từ ghép phân loại: ………………………………………………………………………………………………………..
- Từ láy: …………………………………………………………………………………………………………………………
b. Vì sao hoa phượng lại dược coi là “hoa học trò”?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………...……....……………………………………………………………………………………………………………………………………
c. “Tin thắm” được nhắc đến trong văn bản là tin gì? Có thể thay từ “thắm” bằng từ “đỏ” được không? Vì sao?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………...……....……………………………………………………………………………………………………………………………………
d. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong các câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu kể gì?
(3) Hoa phượng là hoa học trò.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………...
(Câu kể…………..)
(5) Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………...
(Câu kể…………..)