K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2022

 

Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến nhà thơ Trần Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những thập kỷ 60.

Trần Đăng Khoa bắt đầu làm thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm 1973,Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên tới 50.000 bản. Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ 50, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở nước ta.

Nhiều bài thơ đã đi cùng năm tháng như “Hạt gạo làng ta”, “Trăng sáng sân nhà em”, … những bài thơ làm nên tên tuổi của thần đồng thơ tám tuổi. Sáng tác nhiều nhưng có lẽ thơ Trần Đăng Khoa chưa bao giờ mất đi cái nét tự nhiên, trẻ thơ như thế. Chúng ta cùng suy ngẫm vài điều thú vị qua bài thơ Đám ma bác Giun trong “Tuyển tập thơ Góc sân và khoảng trời ” nhé.

Bác Giun đào đất suốt ngày

Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Cầm hương kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Đám ma đưa đến là dài

Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

Trần Đăng Khoa .1967

Bác giun chết, thế là lũ kiến kéo ra để làm thịt bác cùng chia phần nhưng vì anh Khoa thương bác, nên anh cho là chúng đi đưa tang bác. Thật là nhân văn mà cũng thật làtrẻ con.

Bài thơ với lời thơ không hoa mĩ cứ trơn tuồn tuột, ý thơ giản dị, trong sáng nhưng đều toát lên được nét hồn nhiên, rất gần gũi với tuổi thơ nông thôn chúng ta.

Mở đầu bài thơ với hai câu thơ mang tính chất thông báo:

Bác giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà.

Bác Giun suốt đời cần mẫn, tận tụy làm cái công việc thầm lặng, nặng nhọc của mình để mưu sinh nhưng cũng đem lại ít nhiều lợi ích cho con người nhưng vì lao động quá sức bác đã đột tử ngay vườn chuối sau nhà.

Nhưng mà cũng có niềm an ủi là bác đi mát mẻ, nhẹ nhàng dưới bóng cây chứ không phải dưới cái nắng chang chang chết cả cá cờ mà Khoa đã tả.

Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Nghe đọc hai câu thơ, chúng ta cảm nhận được rằng khi lũ kiến đánh hơi thấy mùi tanh của xác chết chúng đã đàn đàn lũ lũ kéo ra để tranh nhau chia phần ăn bởi vì lâu lâu mới có một bữa tiệc ngon lành đến như thế. Nhưng không! Trần Đăng Khoa đã biến cái đó thành một đám ma đưa bác giun về nơi an nghỉ. Bối cảnh thật là hợp lí và đầy tính nhân văn.

Cầm hương kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Dẫn đầu đoàn đưa tang bác Giun là lão kiến Đất già làm tăng thêm phần uy nghiêm trang trọng. Đi sau có thể kể đến sự xuất hiện của kiến Cánh, chú ta khóc than bác hàng xóm qua đời một cách thật sự đau xót và thương cảm làm cho ta liên tưởng đến sự ra đi của một con người trong cái tình người với nhau. Không thể để kiến Đất hay kiến Cánh cùng thể hiện mà ngay cả kiến Lửa, kiến Kim, kiến Càng đều cùng cật lực, hăng hái chung sức vào gánh vác phần nặng nhọc về mình để thể hiện ân nghĩa cuối cùng đối với người đã khuất- một con vật hiền lành chịu thương chịu khó. Phải chăng anh Khoa đưa đến chúng ta một triết lí sống ân nghĩa ân tình xóm giềng với nhau.

Đám ma đưa đến là dài

Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

Xin đừng trách kiến Đen. Đám tang nào mà chẳng có người say. Kiến Đen buồn vì sự ra đi của bác Giun mà uống cho say đấy. Đáng trách, đáng giận là lũ kiến Gió. Khi bác Giun mất chẳng biết trốn đi đằng nào, sau khi “Đám ma đưa đến là dài/Đi qua vườn chuối, vườn khoai, vườn cà” mới chịu thò cái mặt ra “chia phần” quả thực vội đến nỗi có chân nhưng không kịp khởi động để chạy mà phải bay mau ra chia phần. Lẽ đời là như thế như đấy, trong xã hội cũng có kẻ này, kẻ khác nhưng vẫn thật nhiều người tốt, nhiều người sống nghĩa tình lắm chứ?

Đọc xong bài thơ, gập sách lại rồi nhưng âm hưởng bài thơ vẫn như còn đó những âm hưởng như nhắc nhở chúng ta hãy sống thật nghĩa tình, trọn vẹn cùng nhau ngay cả đến khi không còn trên cõi đời.

6 tháng 5 2022
Bác Giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trước, kiến già theo sau Cầm hương kiến Đất bạc đầu Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai Đám ma đưa đến là dài Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà Kiến Đen uống rượu la đà Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

1: Xét ΔABD vuông tại A và ΔDAC vuông tại D có

góc ABD=góc DAC

=>ΔABD đồng dạng với ΔDAC

2: ΔABD đồng dạng với ΔDAC

=>BD/AC=AB/DA=AD/DC

=>AD/16=BD/AC=18/DA

=>AD^2=16*18=288

=>AD=12căn 2(cm)

AC=căn AD^2+DC^2=4căn 82(cm)

3 tháng 5 2020

sao bạn hok r mà ko biết làm

đúng đó

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

10 tháng 5 2021

tk 

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ là một văn bản để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Đây là bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời tống thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ- xơ về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ. Một bức thư được viết bằng một văn phong khá độc đáo, trong đó người viết trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm của mình một cách đầy hàm ý, rất sâu xa, thâm thuý. Bao trùm lên toàn bộ bức thư là tình cảm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha, sâu sắc, mạnh mẽ. Chính tình cảm ấy đã chi phối mạch cảm xúc của bức thư và quan điểm của thủ lĩnh da đỏ.

Đối với thủ lĩnh Xi-át-tơn và đồng bào của ông, không có gì thiêng liêng hơn mảnh đất của họ bởi “Đất là mẹ”, nó gắn bó máu thịt với họ từ bao đời nay:

... Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.

Hơn nữa, mảnh đất mảnh đất này còn thấm đẫm mồ hôi và xương máu của cha ông họ

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi, dưới những dòng sông con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.

Mảnh đất dưới chân chúng (người da trắng) là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... đất đai giàu có được là do nhiều mạng sông của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.

Hình ảnh quê hương đất nước trở thành hình ảnh thân thương nhất, hằn sâu trong trái tim và kí ức họ:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm cùa côn trùng là những điểu thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang kí ức của người da đỏ.

Trong cảm xúc của thủ lĩnh Xi-át-tơn, quê hương đất nước họ là mảnh đất thật êm đềm và thơ mộng có tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng vào mùa hè, có tiếng ếch kêu ban đêm trên hồ, có âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trển mặt hồ, có hương thơm của phấn thông.

Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước đã khiến thủ lĩnh Xi-át--tơn cảm nhận được tất cả những nét bình dị nên thơ của thiên nhiên, của cuộc sống và viết về nó với một niềm tự hào cao độ.

Để trình bày được một cách rõ ràng, sâu sắc quan điểm đất đai của tổ tiên là thiêng liêng, không thể đem ra để mua bán, đổi chác! và bộc lộ được tình yêu Đất Mẹ, yêu quê hương đất nước sâu nặng của mình, tác giả của bức thư đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; đồng thời đối lập quan điểm, tình cám của người da đỏ với quan điểm, tình cảm của người da trắng: Nếu như người da đỏ coi mảnh đất này là “Mẹ”, coi mọi vật xung quanh mình là “anh em”, thì người da trắng coi chúng là “kẻ thù”, là “vật mua được”, “tước đoạt dược”...

Chính tình cảm sâu đậm đối với quê hương đất nước đã tạo nên chất trữ tình và sức lay động rất lớn của áng văn chương độc đáo này.

Xuât phát điểm của bức thư là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng thời gian trôi đi, bức thư có thêm một giá trị mới; nó trở thành một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.

Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến “đất” mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến “đất” như: sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng...Tức là những hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng lạo nên cái mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.

Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nhìn thấy nguy cơ của việc vắt kiệt đất đai, biến nó thành những bãi hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ; nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm...

Theo thủ lĩnh Xi-át-tơn: không khí quả là quý giá, vô cùng quý giá bởi không khi này là của chung muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Và ông đề nghị người da trắng phải cùng người da đỏ giữ gìn bầu không khí trong lành: Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng củng có thể thưởng thức được những làn gió thẩm đượm hương hoa đồng nội.

Cũng theo thủ lĩnh Xi-át-tơn, sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết của cuộc sống, ông đề nghị tiếp người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em .

Cuối cùng, ông cảnh báo: Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần, chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi vị điều gì sẽ xảy ra đối với con thứ thù cũng sẽ xáy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai, tức là xảy ra với những dứa con của Đất.

Ngày nay, nguồn tài nguyên đã bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng, quan điểm của thủ lĩnh da đỏ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.

Từ những giá trị trên, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mãi mãi chiếm một vị trí xứng đáng trong văn chương và cuộc sống của con người.

2 tháng 11 2021

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện

2 tháng 11 2021

cảm ơn ạ

15 tháng 11 2021

Trả Lời:

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai.Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

15 tháng 11 2021

Nhớ tick cho mk nhoa :3

10 tháng 5 2022

Thể tích bể là

1 x  0,6 x 0,4 = 0.24 (m3) = 240 dm3

Số lít nước trong bể có là

240 x 3/4 = 180 (lít)

Cần phải đổ thêm số lít nước là

240 - 180 = 60 (lít)

10 tháng 5 2022

thể tích của bể là

       1 x  0,6 x 0,4 = 0.24 (m3) = 240 dm3

trong bể có số lit nước là;

            240 x 3/4 = 180 (l)

phaitr đổ them vào bể số lít là:

             240 - 180 = 60 (l)