K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Carlô Nôbix lúc nào cũng kiêu hãnh vì sinh ra ở nơi quyền quý và giàu có. Cha anh vẻ người phong nhã, đứng đắn, trán rộng, râu đen, thường đưa anh đến trường. Sáng qua, Carlô cãi nhau với Betty là con một người bán than. Cùn lý, anh chẳng tìm được lời gì, phát cáu nói: - Bố mày là đồ bần tiện! Betty đỏ mặt, không nói được nữa, nước mắt chạy quanh. Trưa về, Betty kể lại cho cha hay. Buổi chiều, ông bố lập...
Đọc tiếp

Carlô Nôbix lúc nào cũng kiêu hãnh vì sinh ra ở nơi quyền quý và giàu có. Cha anh vẻ người phong nhã, đứng đắn, trán rộng, râu đen, thường đưa anh đến trường.

Sáng qua, Carlô cãi nhau với Betty là con một người bán than. Cùn lý, anh chẳng tìm được lời gì, phát cáu nói:

- Bố mày là đồ bần tiện!

Betty đỏ mặt, không nói được nữa, nước mắt chạy quanh.

Trưa về, Betty kể lại cho cha hay. Buổi chiều, ông bố lập tức ra trường phàn nàn với thầy giáo. Ông ta đang phân trần thì theo lệ thường, ông Nôbix cũng vừa đến cổng và cởi áo khoác cho con. Nghe thấy có người nói đến tên mình, ông tiến vào xem có việc gì. 

Ông Perbôni nói:

- Kìa ông Nôbix đã đến! Vừa khéo! Ông này đang đến phàn nàn vì Carlô đã mắng con ông ấy bằng câu "Bố mày là đồ bần tiện!"

Ông Carlô cau mày và hơi đổi sắc mặt, quay lại hỏi con:

- Có thực con đã nói thế ?

Carlô đứng ngây như gỗ, cúi đầu im lặng.

Ông Carlô xin phép dắt con đến chỗ Betty và bảo:

- Con xin lỗi anh Betty đi!

- Thưa ngài xin thôi!

Người hàng than nói thế và toan chạy vào ngăn lại, nhưng ông quý phái không nghe, cứ bắt con xin lỗi:

- Con nhắc lại câu này: Anh Betty ơi! Tôi xin lỗi anh về lời bất nhã và vô ý thức mà tôi đã chót nói phạm đến cha anh, người mà cha tôi rất lấy làm hân hạnh được bắt tay.

Không dám ngẩng mặt, Carlô cứ nguyên văn nhắc lại những câu cha vừa dạy bằng giọng thấp.

Rồi ông Nôbix đưa tay cho người bán than bắt một cách rất nồng nàn.

Bắt tay xong "Bá tước" quay lại nói với thầy giáo.

- Thưa ngài, xin ngài làm ơn cho hai đứa trẻ này ngồi liền nhau.

Ông Perbôni đặt luôn Betty ngồi cạnh Carlô. Khi chúng đã yên chỗ, ông Carlô chào và trở ra. Ông hàng than đứng lại một lúc, bâng khuâng, do dự. Ông ngắm hai trẻ ngồi sánh vai nhau, rồi chẳng nói chẳng rằng, ông chạy lại toan ôm lấy Carlô, song đến nơi ông bỗng dừng lại, đành lấy bàn tay chuối hột sẻ vuốt tóc anh Carlô rồi ra thẳng.

Thầy giáo bảo chúng tôi:

- Các con hãy nhớ lấy tấn kịch mà các con vừa xem. Đó là một bài học hay nhất trong năm.


1) tóm tắt nội dung văn bản bằng 4 câu văn
2) ông Carlô là người ntn
3) bài học em rút ra đc từ văn bản trên

0
13 tháng 8 2018

Hình ảnh miêu tả chú Dế Mèn thân hình đẹp, cường tráng:

    + Rung rinh màu nâu bóng mỡ

    + Đầu to nổi tảng rất bướng

    + Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

    + Sợi râu dài, uốn cong hết sức hùng dũng

- Tính tình, điệu bộ của Mèn:

    + Trịnh trọng, khoan thai.

    + Hùng dũng

    + Rất bướng

bài dế mèn phiêu lưu...
Đọc tiếp

bài dế mèn phiêu lưu kí

Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được.

Câu 2: Nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên là ai? Tính cách nhân vật ấy như thế nào? Bài học đường đời đầu tiên khiến nhân vật "tôi" ân hận mãi không quên là gì?

Câu 3: Từ bài học của nhân vật "tôi", em rút ra được bài học gì cho chính bản thân mình?

0
Lần đầu viết chuyện, không hay nhể, một câu chuyện có thật của ai đó. ... Không có đềNgày hôm đó, tôi đến trường học, ngôi trường mới của tôi. Tôi đã gặp anh, đối với tôi lúc đó, anh chỉ như bao người con trai khác-đáng ghét. Nhưng nhìn anh khá quen, hình như tôi đã gặp anh ở đâu thì phải. Sau đấy vài hôm, tôi để ý rằng, cách anh cư xử với tôi khác với những người con gái...
Đọc tiếp

Lần đầu viết chuyện, không hay nhể, một câu chuyện có thật của ai đó. ...

Không có đề
Ngày hôm đó, tôi đến trường học, ngôi trường mới của tôi. Tôi đã gặp anh, đối với tôi lúc đó, anh chỉ như bao người con trai khác-đáng ghét. Nhưng nhìn anh khá quen, hình như tôi đã gặp anh ở đâu thì phải. Sau đấy vài hôm, tôi để ý rằng, cách anh cư xử với tôi khác với những người con gái khác. Anh đối xử với họ thì như thưởng, người lạ. Rõ ràng tôi cũng vậy mà anh lại quan tâm tôi, mỗi khi tôi buồn thì anh chọc ghẹo, làm tôi tức và vui. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Có những người khác xinh hơn tôi, tốt hơn tôi, việc gì anh phải để ý đến tôi?
Sau khoảng 1 tháng đi học, anh đi cùng đường với tôi, đã gặp nhau. Anh lướt qua tôi, tôi chỉ nghĩ là đi qua thôi, chả có gì cả. Nhưng bỗng anh dừng lại, có vẻ như chờ cái gì. Hóa ra anh trờ tôi đến, hỏi tôi:'' Có muốn đến trường cùng anh không? Anh cũng đến trường '' Chẳng là hôm đó, tôi và anh cùng đến trường tập kịch. Tôi kịch văn, anh kịch tiếng anh, trường cũng không đông nên có lẽ anh mới mạnh bạo như vậy. Xong tôi từ chối, nhìn vẻ mặt anh lúc đó khá buồn nhưng cũng phóng đến trường, tất nhiên mà trước tôi.
Đến ngày 24/12, ngày Noel. Suốt một buổi sáng, anh gọi tôi đến chỗ anh để hỏi điều gì. Tôi cũng đâu có lại. Tan học, cùng đường mà, lại gặp nhau, anh đang đi cùng bạn, hỏi nhỏ với tôi là đi chơi không? Tôi lơ ngơ không hiểu, hỏi cái gì cơ. Chắc anh bực mình, chậc một cái rồi đi trước. Chiều hôm đấy, trên đường đi học lại gặp, hóa ra những gì anh hỏi lúc sáng là đi chơi Noel không. Tôi cũng từ chối. Mặc dù khá vui khi lần đầu tiên có người con trai nào dủ tôi đi chơi Noel. 
Càng ngày, anh càng quan tâm tôi, tôi cũng để ý anh nhiều hơn. Bỗng một ngày, tôi chợt nhận ra: Tôi thích anh mất rồi!!! Chuyện gì thế này, tôi vốn là người con gái không biết yêu là gì, vậy mà ...Thật sự, tôi không thể hiểu được là tại sao nữa. Anh khiến tôi rung động. Tôi không thể kể với ai, không thể tâm sự với ai cả. Đành dấu kín trong lòng. Nhưng anh cuối cấp, anh ra trường đúng lúc tôi thích anh. Một nỗi buồn rất lớn. Tôi không thể làm gì hơn ngoài việc khóc vào mỗi tối, việc này giống như mới chia tay người yêu vậy. Cô đơn, một mình chịu nỗi khổ tâm, chẳng ai biết chuyện này cả. Tôi không biết làm thế nào để quen anh nữa. Mỗi lần sắp quên thì anh lại xuất hiện, không thể tránh được anh. Tôi không biết làm thế nào để hết thích anh nữa. Và một câu hỏi nữa là: Liệu, anh có thích tôi không?
                    Tôi không dám nói ra vì sợ.
                    Sợ anh biết tôi thích anh.
                   Cũng sợ anh không biết là tôi thích anh.
                   Chuyện gì đang xảy ra với tôi vậy?
#Moon

0
14 tháng 2 2020

1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là miêu tả.

b. Nội dung chính: Ngoại hình cuownhgf tráng, khỏe mạnh, oai vệ của Dế Mèn.

sắp đến 20-11 chúng em chúc thầy coo vui vẻ những kỉ niệm về thầy cô bỗng ùa về trong ngày 20-11 chúng em xin nhớ mãi cái lớp 5a cá biệt của trường mà sao cô thầy vẫn coi chúng em là con mặc dù chúng em nghịch phá phách sao cô thầy vẫn yêu quý chúng em nhớ quá nhớ lắm cái lớp cá biệt lớp cá bệt thầy cô nào bước ra khỏi của cũng sợ mak sao thầy cô vẫn coi chúng em là con .bao lần nghe cô...
Đọc tiếp

sắp đến 20-11 chúng em chúc thầy coo vui vẻ những kỉ niệm về thầy cô bỗng ùa về trong ngày 20-11 chúng em xin nhớ mãi cái lớp 5a cá biệt của trường mà sao cô thầy vẫn coi chúng em là con mặc dù chúng em nghịch phá phách sao cô thầy vẫn yêu quý chúng em nhớ quá nhớ lắm cái lớp cá biệt lớp cá bệt thầy cô nào bước ra khỏi của cũng sợ mak sao thầy cô vẫn coi chúng em là con .

bao lần nghe cô chửi bao lần cô sắp khóc vì chúng em

chúng em xin lỗi xin lỗi thầy cô nhiều lắm

có lúc bọn em cũng buồn cần người ở bên cạnh thầy cô cũng dịu dàng dỗ

có những kỉ niệm vui buồn co khi bạn bè cãi nhau

có khi dánh nhau cô cho viết bản kiểm điểm mak sao vẫn là bạn thân

chúng ta vẫn là anh em lớp 5a là anh em thứ 2 của gia đình thầy cô là người mẹ thứ 2 của gia đình

3
17 tháng 11 2018

thế viết bao nhiêu bản kiểm điểm r?

😀

17 tháng 11 2018

con trai bị viết chứ gái chưa viết cái nào mỗi lớp có 2 cô người mẫu bị ra cho trang trọng nhất của trường cùng với 10 thằng ocn trai đi ra cầm quyển vở đugnứ 2 cô người mẫu giốt nhất trong con gái

Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông...
Đọc tiếp

Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất:” Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối”. Hai anh em đã đồng ý. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi a,vì sao khi qua đời,2 anh em đã phân chia tài sản ra làm đôi những vẫn cãi nhau

b,Nhà thông thái đã dạy họ cách chia tài sản như thế nào?Vì sao họ lại đồng ý?

c,Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì về tinh anh em

d,Hãy viết một vài căn ngắn khoảng 1 trang trình bày suy nghĩ cảu em về ý nghĩa câu chuyện trên

1
12 tháng 5 2018

bạn tham khảo trên trang này:

https://vanmau.org/thi-hoc-sinh-gioi-van-8-truong-thcs-duc-hiep-2013.html

Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của các trạng ngữ đó (nơi chốn, thời gian,...):           Tôi là một con dân của dân tộc Việt Nam, và tôi yêu đất nước của mình, cũng như là yêu tiếng Việt – ngôn ngữ đẹp của một dân tộc anh hùng. Từ khi học những chứ cái a, b, c, ..., tôi đã thấy tiếng Việt thật là hay và kì diệu. Tới lúc học lớp 3, cũng là lúc tôi bắt đầu với ngôn ngữ tiếng...
Đọc tiếp

Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của các trạng ngữ đó (nơi chốn, thời gian,...):

           Tôi là một con dân của dân tộc Việt Nam, và tôi yêu đất nước của mình, cũng như là yêu tiếng Việt – ngôn ngữ đẹp của một dân tộc anh hùng. Từ khi học những chứ cái a, b, c, ..., tôi đã thấy tiếng Việt thật là hay và kì diệu. Tới lúc học lớp 3, cũng là lúc tôi bắt đầu với ngôn ngữ tiếng Anh, trong tiếng Anh, chỉ có tôi và bạn, dù là anh em, cha con, ...thì cũng đều có nghĩa là tôi và bạn. Nhưng tiếng Việt không như vậy, tiếng Việt có phân biệt tôi, bạn; tao, mày; anh, em; chị, em; ông, cháu;....tất cả đều có thể nói lên cái vai vế, sự tôn trọng lẫn nhau, để khi gọi nhau, người khác vẫn sẽ biết chúng ta là bạn bè, máu mủ, vợ chồng,.... Và nó cũng mang rất nhiều ý nghĩa như là thể hiện tình cảm,... Ngôn từ của chúng ta cũng khác nhau, thanh điện cũng khác ở các vùng miền Bắc, Trung, Nam. Bất kì ở đâu trên đất Việt, khi ta nói tiếng miền Bắc thì ngườu khác sẽ hiểu dù khác vùng miền. Nhưng dù như thế nào thì cái ngôn ngữ, thanh điệu của từng miền vẫn không thể lẫn vào đâu được. Dù vậy, tiếng Việt vẫn là thứ tiếng đẹp, giàu hình ảnh, ý nghĩa của một dân tộc hào hùng đấu tranh vì đất nước, vì thứ tiếng quý báu này và để giành lại độc lập dân tộc và tiếng Việt giàu đẹp.

        

1
17 tháng 5 2020

_Từ khi học nghững chữ cái a,b,c,d,..=> Trạng ngữ xđịnh thời gian. 

  • _Tới lúc học lp => Trạng ngữ xđịnh thời gian.                                                                                                                              _Bất kì ở đâu trên đất nc Việt => Trạng ngữ xđịnh nơi chốn.

_Ở các vùng miền Bắc,Trung,Nam => Trạng ngữ xđịnh nơi chốn. 

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

b. Nội dung: Văn bản miêu tả chàng Dế có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tíh nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bầy trò trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra bài hc đường đời đầu tiên cho mk.

 Sử dụng thành công phép tu từ so sánhnhân hóa.

+) So sánh:

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai cái lưỡi liềm máy làm việc.

+) Nhân hóa:

- Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

- Sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.

- Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm.

- Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Tik nhé bạn!!! ok

3 tháng 6 2016

a. Đoạn văn trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí). Tác giả Tô Hoài.
- Phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp với miêu tả
b. Đoạn văn đã tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn.
 - Phép tu từ: so sánh (0,25 điểm)
- Tác dụng: miêu tả cụ thể, sinh động hình ảnh những ngọn cỏ bị gãy. (0,25 điểm)

ại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer).Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống hòng chôn chặt dĩ...
Đọc tiếp

ại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer).

Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống hòng chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.

Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của những người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh.

Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện (saint)

1
8 tháng 11 2016

1. Rút ra ý nghĩa của câu chuyện

– Cách ứng xử khác nhau của hai anh em trước lỗi lầm

+ Người anh không quên được lỗi lầm của mình. Anh ta đã chạy trốn và luôn thấy nhục nhã.

+ Người em đã sửa chữa lỗi lầm và cố gắng vươn lên để trở thành người tốt.

– Hình tượng cụ già là biểu tượng cho cách nhìn nhận của mọi người đối với con người.

->Câu chuyên nhắc nhở mọi người: nếu mắc lỗi lầ thì hãy dũng cảm nhận lỗi và cố gắng sửa chữa để thành người tốt; đồng thời cũng nói về cách nhìn nhận đánh giá con người.

2. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên

a. Con người có thể sẽ mắc sai lầm

– Có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chon nào khác.

– Cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân…

b. Chạy trốn quá khứ hay là tiếp tục sống để sửa chữa sai lầm là hai cách ứng xử khác nhau

– Chạy trốn quá khứ, luôn sống trong mặc cảm tội lỗi sẽ để cuộc đời mình ngày càng tồi tệ hơn.

+ Luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào.

+ Luôn tự xấu hổ, day dứt vì lỗi lầm của mình.

– Biết đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa lỗi lầm tốt nhất.

+ Trung thực nhận lỗi lầm.

+ Cố gắng sống tốt để chuộc lỗi, để khẳng định mình.

c. Thái độ của mọi người xung quanh trước những sai lầm của người khác.

– Nếu như kì thị, soi mói trước những sai lầm của người khác dễ khiến họ mặc cảm, tự ti.

– Thái độ bao dung, cảm thông của người đời giúp những người lầm lỗi lấy lại niềm tin, là động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn.

3. Mở rộng vấn đề

– Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì phải tìm cách để sửa lỗi lầm. Không được trốn chạy quá khứ, không nên tự ti, mặc cảm.

– Biết cảm thông trước sai lầm của người khác để giúp họ sửa chữa lỗi lầm.
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏiLỢN CƯỚI, ÁO MỚICó anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây...
Đọc tiếp

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra bảo:

– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)

Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?

1
8 tháng 12 2018

- Truyện cười “Lợn cưới, áo mới” gây cười ở câu trả lời của hai anh chàng có tính khoe khoang. Cả hai chàng đều ra sức trả lời thừa thông tin người hỏi cần biết

- Các nguyên tắc cần tuân thủ khi giao tiếp:

    + Lời nói phải có thông tin, thông tin ấy phù hợp với mục đích giao tiếp

    + Nội dung lời nói phải đủ (không thừa, không thiếu)

→ Nội dung lời nói đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.