Đề 1.Vẻ đẹp của Bác trong bài thơ “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh).
Đề 2.Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn trong bài “Hịch tướng sĩ”.
Đề 3.Chứng minh: “Nước Đại Việt ta” là một bản tuyên ngôn độc lập.
(vì sắp thi cuối kì nên mong mn ghi rõ luận điểm với ạ)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO: r mà
Trần Quốc Tuấn tức hiệu là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất, văn võ song toàn, có công lớn với dân tộc ta. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết "Hịch tướng sĩ" nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba.
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài hịch được thể hiện qua những cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau.
Ngay từ câu văn đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. Trong đó có những người là tướng lĩnh, là bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng; lại có cả những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Cách nêu gương như vậy thật toàn diện! Nó có tác dụng khích lệ được nhiều đối tượng, ai cũng có thể làm người trung nghĩa "lưu danh sử sách, cùng trời đất, muôn đời bất hủ". Lịch sử nước Nam không thiếu anh hùng nhưng trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chỉ nêu những tấm gương trong Bắc sử. Điều đó thể hiện một cái nhìn rất phóng khoáng của ông: không cần phân biệt dân tộc, tất cả những người trung nghĩa dám xả thân vì chủ, vì vua, vì nước đều đáng được ca ngợi.
Sau khi nêu những tấm gương sử sách, Trần Quốc Tuấn quay lại với thực tế "thời loạn lạc", buổi "gian nan của đất nước" cũng là lúc lòng yêu nước của ông thể hiện cao độ. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được những lời lẽ đanh thép, vạch trần tố cáo bộ mặt của kẻ thù. Với bản chất ngang tàn, hống hách chúng không chỉ coi thường dân ta mà còn sỉ nhục, lăng mạ triều điều từ vua đến quan: "đi lại nghênh ngang ngoài đường", "sỉ mắng triều đình", "bắt nạt tề phụ", "đòi ngọc lụa", "thu ngọc vàng", "vét của kho có hạn". Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương thể hiện rõ trong những ẩn dụ chỉ "sứ giặc" như "lưỡi cú diều","thân dê chó", "hổ đói"; ông đặt chúng ngang với lũ súc sinh, không còn liêm sỉ. Từ đó Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp cũng như đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ.
Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình "Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" và tột cùng là "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm! Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết nên từ máu và nước mắt. Để rồi nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm; dồn nén thì khát khao hành động giết giặc, tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và hình ảnh đã khắc họa được hình ảnh người anh hùng yêu nước, tác động sâu sắc vào tình cảm người tướng sĩ.
Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình: "không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,...". Từng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù "nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái dương để đãi yến ngụy sự mà không biết căm". Cái sai tiếp theo là hành động hưởng lạc: ham mê chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, lo làm giàu, quyến luyến vợ con,... Đồng thời ông cũng chỉ rõ hậu quả của tất cả những việc đó: tất cả sẽ mất hết, từ cái chung đến cái riêng, từ chủ soái đến tướng sĩ hay thiêng liêng hơn là danh tiếng, xã tắc tổ tông, mộ phần cha mẹ... Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhằm để đánh bại những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Cuối cùng ông nêu ra hai viễn cảnh: nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường: ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là "chuyên tập sách này" - cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện "mới chỉ là đạo thần chủ" còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân "tức là kẻ nghịch thù". Một cách lập luận tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.
Lịch sử đã chứng minh, ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát", họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.
"Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn là một áng văn bất hủ. Nó không chỉ là tác phẩm kết tinh lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt thời Trần mà còn là một mẫu mực về văn nghị luận trung đại: sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu hình tượng và cảm xúc, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn cùng với áng văn Thiên Cổ Hùng Văn sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.
Tham khảo nha!!!
Đề 1:
Tình cảm yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học dân tộc. Tình cảm đó được thể hiện mãnh liệt trong những lời tâm huyết của những nhà lãnh đạo đất nước từ xa xưa. Ta có thể kể đến những văn bản tiêu biểu như “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
Chiếu dời đô ra đời khi Lí Thái Tổ mới lên ngôi. Nhà vua mong muốn đất nước có một kinh đô đàng hoàng to rộng đặng bề phát triển đất nước. Đó là lí do vì sao ông đã phê phán và chỉ ra việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa: "Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh thì nó hợp với chiến lược phòng thủ. Nhưng đến đời Lí thì đất nước đặt ra nhu cầu phát triển, cho nên đô thành phải dời chuyển ra nơi có địa thế khác. Không chỉ cỏ lí lẽ, Lí Công Uẩn bày tỏ cả tấm lòng mình: “Trẫm rất đau xót về việc đó". Tình cảm của một ông vua luôn hướng về vận mệnh, sự tồn vong của giang sơn xã tắc khiến người đọc cảm động.
Bởi tấm lòng đau đáu nghĩ đến một mảnh đất thiêng có thể phù trợ cho việc phát triển đất nước, nhà vua đã nhìn ra thế đất của thành Đại La. Đó là nơi có vị thế thuận lợi về nhiều mặt, về mật địa lí, tác giả phân tích rõ: Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng". Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“. Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.
Trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, tấm lòng yêu nước lại được thể hiện trực tiếp qua nhiều phương diện.
Tác giả lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc: "Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!". Qua những câu văn đó, bộ mặt của quân giặc được phơi bày đồng thời tác giả cũng bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ cực độ của mình đối với bọn chúng. Điều đó được thể hiện đậm nét qua việc tác giả đã dùng lối nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ: lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói,... ; các hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ thái độ căm thù, khinh bỉ: uốn lưỡi cú diều - sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó - bắt nạt tể phụ.
Sau khi tố cáo tội ác củạ giặc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của mình, có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Qua đoạn văn này, hình tượng người anh hùng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc.
Chẳng những vậy, tấm lòng yêu nước của vị đại tướng đáng kính còn được thể hiện sâu đậm qua tấm lòng của một chủ tướng đối với binh lính của mình: "Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (...) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.'' Đó thật là tấm lòng phụ tử đáng cảm động vậy!
Có thể nói, tấm lòng yêu nước của các tác giả được thể hiện qua hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn” rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song đều tựu chung ở mong muốn đất nước an bình, phát triển trù phú. Tấm lòng đó chẳng những được thể hiện một cách cảm động qua hai văn bản mà còn được hai nhà lãnh đạo kì tài chứng minh bằng những đóng góp thực tiễn cho lịch sử phát triển hào hùng của dân tộc.
Đề 3:
Qua bài thơ "Ngắm trăng"
-Mặc dù ở trong hoàn cảnh bị giam hãm trong tù : ko có rượu cũng chẳng có hoa nhưng Bác Hồ vẫn ko hề chán nản tuyệt vọng mà ngược lại người vẫn luôn giữ được phong thái ung dung tự tại và hòa mình vào thiên nhiên hơn thế nữa Người đã hoàn thành một cách ngoạn mục cuộc vượt ngục bằng tinh thần để rồi đắm mình trong không gian rộng lớn mênh mông và thơ mộng cùng ánh trăng ở ngoài song sắt nhà tù tối tăm dơ bẩn kia
Qua bài thơ:"đi đường"
- Từ nhà ngục này chuyển sang nhà ngục khác mà chân tay lại bị chói nhưng Bác đã vượt lên trên hoàn cảnh ấy vượt qua bao hiểm trở cũng như khó khăn trên đường đi với tâm hồn thi sĩ Bác đã viết nên những vần thơ rất hay này thể hiện tình yêu của mình với thiên nhiên , như muốn hòa vào thiên nhiên hùng vĩ với "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mới đọc câu thơ này lên đã đủ thấy những thử thách to lớn đối với người leo nó và dường như ko ai có thể vượt qua được nhất là ở trong tình trạng bị áp giài chân tay bị chói chặt như Bác thì khó ai tin được Người có thể vượt qua muôn trùng núi như vậy thế nhưng Người đã làm được để rồi :"thu vào tầm mắt muôn trùng núi non"
Từ đây ta có thể thấy ý chí quyết tâm vượt qua mọi gian nan của Bác ko điều gì có thể sánh được vượt qua bao núi Bác tưởng tượng như chính những ngọn núi ấy là bạn đồng hành của mình chứ hoàn toàn ko phải là nhưng trở ngại cản bước chân của mình
Qua bài thơ "tức cảnh Pác bó"
- ở vảo một hoàn cảnh hoàn toàn khác so với 2 bài trước vì Bác vẫn được tự do nhưng Người lại vấp phải nhưng khó khăn khác khó khăn về măt vật chất ; Bác đang làm một công việc hết sức trọng đại vạch đượng cho Cách Mạng đó là : "dịch sử Đảng" và đáng nhẽ ra nó phải được thực hiện trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi nhưng thực tế Bác đã làm việc đo trên một chiếc bàn đá lại còn chông chênh không vững nhưng Bác vẫn không hề than vãn mà vẫn làm với một tâm thế rất khoan thai, thoải mái .Hình ảnh Bác hiện lên là hình ảnh một con người dù cho ở bất kì hoàn cảnh nào Người vẫn luôn hướng về phía trước và luôn thể hiện niềm vui đối với cách mạng, được sống và hòa mình vào thiên nhiên
Tóm lại, vượt lên trên mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất Bác vẫn luôn giữ cho mình một phong thái ung dung một tinh thần thép và 1 tâm thế tĩnh tại khoan thai, Người rất yêu thiên nhiên vì thế trong mọi hoàn cảnh Người lun hòa mình vào với thiên nhiên và tạo nên những vần thơ mang đầy chất hiện thực này
Tk:
Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không khỏi xót xa "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.
Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc . Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.
2.
Nhắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi.
Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước hết sức cao đẹp và tiến bộ. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền vãn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam củng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bèn xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.
Tám câu văn đã thâu tóm cả một quan điểm lớn về quốc gia và dân tộc.
Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã nêu lên một quan điểm về quốc gia dân tộc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một chân lí tự nhiên không thể chối bỏ: Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là đạo lí hợp với lẽ trời và lòng người. Người Việt ta coi trọng đạo lí ấy và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nó. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời và được tuyên đọc ngay trước cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, đã thổi bùng lên cả một hào khí chiến đấu và chiến thắng giặc thù. Âm hưởng của bài thơ ngân vang bên chiến tuyến Như Nguyệt ngày ấy vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của Lý Thường Kiệt về quốc gia, dân tộc và nâng nó lên một bước phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều.
Nếu như quan niệm về quốc gia, dân tộc của Lý Thường Kiệt mới chỉ dừng lại ở hai yếu tố cơ bản: chủ quyền và lãnh thổ, thì đến Nguyễn Trãi, quan điểm ấy được bổ sung thêm ba yếu tố rất quan trọng. Nguyễn Trãi khẳng định: nước Đại Việt là của dân tộc Việt. Dân tộc ấy là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi riêng, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng.
Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Trãi đã ý thức được sâu xa và bền vững về độc lập chủ quyền dân tộc. Một dân tộc độc lập không chi là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Nhớ lại hơn một ngàn năm Bắc thuộc bọn phong kiến phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Truyền thống văn hiến đã tạo nên ý chí kiên cường bất khuất để dân tộc ta tồn tại và phát triển trong suốt đêm trường đen tối ấy. Và cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có.
Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc dược ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì:
Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bát sống Toa Đồ, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên.
Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.
Nhắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi.
Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước hết sức cao đẹp và tiến bộ. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền vãn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam củng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bèn xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Tám câu văn đã thâu tóm cả một quan điểm lớn về quốc gia và dân tộc.
Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã nêu lên một quan điểm về quốc gia dân tộc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một chân lí tự nhiên không thể chối bỏ: Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là đạo lí hợp với lẽ trời và lòng người. Người Việt ta coi trọng đạo lí ấy và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nó. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời và được tuyên đọc ngay trước cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, đã thổi bùng lên cả một hào khí chiến đấu và chiến thắng giặc thù. Âm hưởng của bài thơ ngân vang bên chiến tuyến Như Nguyệt ngày ấy vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của Lý Thường Kiệt về quốc gia, dân tộc và nâng nó lên một bước phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều.
Nếu như quan niệm về quốc gia, dân tộc của Lý Thường Kiệt mới chỉ dừng lại ở hai yếu tố cơ bản: chủ quyền và lãnh thổ, thì đến Nguyễn Trãi, quan điểm ấy được bổ sung thêm ba yếu tố rất quan trọng. Nguyễn Trãi khẳng định: nước Đại Việt là của dân tộc Việt. Dân tộc ấy là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi riêng, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng.
Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Trãi đã ý thức được sâu xa và bền vững về độc lập chủ quyền dân tộc. Một dân tộc độc lập không chi là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Nhớ lại hơn một ngàn năm Bắc thuộc bọn phong kiến phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Truyền thống văn hiến đã tạo nên ý chí kiên cường bất khuất để dân tộc ta tồn tại và phát triển trong suốt đêm trường đen tối ấy. Và cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có.
Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc dược ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bát sống Toa Đồ,
Sồng Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên.
Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.