Kể về tấm gương bảo vệ tổ quốc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu " Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới." Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:
- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.
Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.
Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn.
Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta.
Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mới bốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.
Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:
- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.
Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.
Ví dụ như Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Lê Văn Tám, Lê Thị Pha, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Định, Võ Nguyên Giáp và không thể quên chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xưa hơn thì ví dụ như Hai Bà Trưng, Lê Chân, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan, Dương Đình Nghệ, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Trần Thủ Độ, Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quang Trung,...
Đó là Trịnh Công Thanh, Giám đốc Công ti Du lịch Rồng Việt, người đã được bình chọn là một trong 10 nhân vật Vinh quang Việt Nam năm 2008.
Anh chọn học ngành Luật kinh tế với dự định sau khi ra trường sẽ làm việc tại các trung tâm trợ giúp pháp lí cho những người dân ở các vùng nông thôn. Năm 2001, tốt nghiệp Đại học Luật, tương lai đang rộng mở bồng anh phát hiện ra mình bị ung thư xương. Theo kết luận của bác sĩ, căn bệnh của anh không có cơ hội chữa khỏi, chỉ sống được khoảng 2 năm nữa, cho dù anh đã phải phẫu thuật cắt chân phải. Cuộc sống dường như đã hết hi vọng!
Hai tháng sau ngày bị cưa chân, điều duy nhất anh bận tâm là mong sớm hồi phục sức khoẻ để làm việc và hoà nhập cuộc sống cộng đồng. Suy nghĩ về cuộc sống và công việc sẽ làm sau bước ngoặt không chờ đợi này, Thanh nhận ra sự cần thiết của công nghệ thông tin, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho người khuyết tật trong thời đại kĩ thuật số. Bắt đầu từ một chút kiến thức và kĩ năng tin học văn phòng, anh tận dụng thời gian phục hồi chức năng đọc ngấu nghiến hàng đống sách báo tin học, mon men bước vào lĩnh vực thiết kế đồ hoạ và thế giới mạng.
Đầu năm 2003, vừa rời khỏi bệnh viện, Trịnh Công Thanh tham gia cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tổ chức và lọt vào vòng chung kết với dự án Hà Nội dành cho mọi người - Du lịch không rào cản. Dự án nhằm vận động các công trình du lịch, các nhà hàng, khách sạn... dành lối đi riêng cho người khuyết tật. Sau khi dự án Hà Nội dành cho mọi người kết thúc, anh xin vào làm tại Tập đoàn Hi-Tek (Mĩ) và được đề bạt vào vị trí trưởng phòng kĩ thuật. Sau những giờ bận rộn tại công ti, ban đêm là thời gian anh dành cho những công việc của người “tình nguyện” thầm lặng trên mạng. Anh còn tham gia thành lập nhóm thiện nguyện “Ước mơ xanh Hà Nội” để hỗ trợ trẻ em nghèo, người khuyết tật và những nạn nhân chất độc da cam. Thanh bắt đầu tham gia xây dựng website Diễn đàn người khuyết tật. Website có địa chỉ ban đầu là http://www.nguoikhuyettat.net sau đổi thành http://www.vndisability.net. Đây là một diễn đàn được xây dựng nhằm mục đích tạo sân chơi cho người khuyết tật Việt Nam trên toàn quốc có thể trao đổi thông tin, chia sẻ tình cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng cảnh ngộ.
Từ sau khi thành lập đến nay, Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam đã thu hút được trên 3.000 cá nhân và hơn 100 tổ chức phi chính phủ quốc tế có hoạt động và dự án về vấn đề khuyết tật tại Việt Nam. Từ năm 2003 đến năm 2008, hơn 400 người khuyết tật đã tìm được việc làm thông qua Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam, có 5 Hội người khuyết tật cấp tỉnh và hơn 80 tổ chức tự lực của người khuyết tật Việt Nam được thành lập.
Tháng 4 - 2006, anh xin nghỉ việc tại công ti Hi-Tek, lập công ti Du lịch Rồng Việt, chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch, tổ chức sự kiện, hội thảo. Hiện nay, công ti của anh có 6 thành viên và anh mong muốn được mở rộng quy mô để thành công lớn hơn và hỗ trợ được nhiều người khuyết tật hơn.
Năm 2006, anh được nhận danh hiệu Anh hùng chiến thắng nỗi đau của Alaxan. Đây là giải thưởng dành cho những người đã sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra các cơ hội việc làm mới cho người khuyết tật. Tháng 2 - 2007, qua Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam, một lần nữa anh lại vinh dự nhận giải nhất cuộc thi ICT “Thắp sáng niềm tin” do Hội Tin học Việt Nam trao tặng với sản phẩm “Cổng thông tin điện tử của người khuyết tật”, đồng thời anh cũng được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Tháng 4 - 2007, anh được VTV bình chọn là “Người đương thời” và đến tháng 7 anh tham gia tuần lễ APEC Digital Opportunity Center Award 2007 tại Chinese Taipei. Tại đây, Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam được bình chọn là 1 trong 3 mạng thông tin có ý nghĩa xã hội nhất.
Tháng 8 - 2007, Trịnh Công Thanh được Microsoft chọn là anh hùng công nghệ thông tin (IT Hero) đầu tiên của Việt Nam. IT Hero là chương trình do Microsoft tố chức trên toàn cầu nhằm tìm ra những gương mặt anh hùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ông Danny Ong, Giám đốc tiếp thị, Microsoft Việt Nam đánh giá về anh: “Tuy là một người khuyết tật nhưng với ý chí phấn đấu kiên cường, anh đã không chịu khuất phục số phận và biết vươn lên để giúp mình và cộng đồng. Bằng cách sử dụng công nghệ thông tin, anh đã xây dựng được diễn đàn dành cho cộng đồng người khuyết tật để kết nối, chia sẻ, tạo công ăn việc làm cho những người có cùng hoàn cảnh như mình. Đó chính là lí do vì sao Microsoft đã chọn anh làm Anh hùng công nghệ thông tin”. Trịnh Công Thanh đã được Microsoft mời sang Xin-ga-po gặp gỡ IT Hero của một số' nước trong khu vực và phỏng vấn, chụp hình để đưa vào cuốn sách IT Hero Book sẽ được phát hành trên toàn cầu trong thời gian tới đây.
Qua câu chuyện trên, em đã học được ở anh Trịnh Công Thanh nghị lực, lòng dũng cảm vượt lên số phận, tinh thần say mê khoa học, ý chí và nghị lực của người thanh niên trong thời đại mới. Vượt qua nỗi đau của bản thân, vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học vì cuộc sông của mình và của những người cùng chung số phận.
Đó là Trịnh Công Thanh, Giám đốc Công ti Du lịch Rồng Việt, người đã được bình chọn là một trong 10 nhân vật Vinh quang Việt Nam năm 2008.
Anh chọn học ngành Luật kinh tế với dự định sau khi ra trường sẽ làm việc tại các trung tâm trợ giúp pháp lí cho những người dân ở các vùng nông thôn. Năm 2001, tốt nghiệp Đại học Luật, tương lai đang rộng mở bồng anh phát hiện ra mình bị ung thư xương. Theo kết luận của bác sĩ, căn bệnh của anh không có cơ hội chữa khỏi, chỉ sống được khoảng 2 năm nữa, cho dù anh đã phải phẫu thuật cắt chân phải. Cuộc sống dường như đã hết hi vọng!
Hai tháng sau ngày bị cưa chân, điều duy nhất anh bận tâm là mong sớm hồi phục sức khoẻ để làm việc và hoà nhập cuộc sống cộng đồng. Suy nghĩ về cuộc sống và công việc sẽ làm sau bước ngoặt không chờ đợi này, Thanh nhận ra sự cần thiết của công nghệ thông tin, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho người khuyết tật trong thời đại kĩ thuật số. Bắt đầu từ một chút kiến thức và kĩ năng tin học văn phòng, anh tận dụng thời gian phục hồi chức năng đọc ngấu nghiến hàng đống sách báo tin học, mon men bước vào lĩnh vực thiết kế đồ hoạ và thế giới mạng.
Đầu năm 2003, vừa rời khỏi bệnh viện, Trịnh Công Thanh tham gia cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tổ chức và lọt vào vòng chung kết với dự án Hà Nội dành cho mọi người - Du lịch không rào cản. Dự án nhằm vận động các công trình du lịch, các nhà hàng, khách sạn... dành lối đi riêng cho người khuyết tật. Sau khi dự án Hà Nội dành cho mọi người kết thúc, anh xin vào làm tại Tập đoàn Hi-Tek (Mĩ) và được đề bạt vào vị trí trưởng phòng kĩ thuật. Sau những giờ bận rộn tại công ti, ban đêm là thời gian anh dành cho những công việc của người “tình nguyện” thầm lặng trên mạng. Anh còn tham gia thành lập nhóm thiện nguyện “Ước mơ xanh Hà Nội” để hỗ trợ trẻ em nghèo, người khuyết tật và những nạn nhân chất độc da cam. Thanh bắt đầu tham gia xây dựng website Diễn đàn người khuyết tật. Website có địa chỉ ban đầu là http://www.nguoikhuyettat.net sau đổi thành http://www.vndisability.net. Đây là một diễn đàn được xây dựng nhằm mục đích tạo sân chơi cho người khuyết tật Việt Nam trên toàn quốc có thể trao đổi thông tin, chia sẻ tình cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng cảnh ngộ.
Từ sau khi thành lập đến nay, Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam đã thu hút được trên 3.000 cá nhân và hơn 100 tổ chức phi chính phủ quốc tế có hoạt động và dự án về vấn đề khuyết tật tại Việt Nam. Từ năm 2003 đến năm 2008, hơn 400 người khuyết tật đã tìm được việc làm thông qua Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam, có 5 Hội người khuyết tật cấp tỉnh và hơn 80 tổ chức tự lực của người khuyết tật Việt Nam được thành lập.
Tháng 4 - 2006, anh xin nghỉ việc tại công ti Hi-Tek, lập công ti Du lịch Rồng Việt, chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch, tổ chức sự kiện, hội thảo. Hiện nay, công ti của anh có 6 thành viên và anh mong muốn được mở rộng quy mô để thành công lớn hơn và hỗ trợ được nhiều người khuyết tật hơn.
Năm 2006, anh được nhận danh hiệu Anh hùng chiến thắng nỗi đau của Alaxan. Đây là giải thưởng dành cho những người đã sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra các cơ hội việc làm mới cho người khuyết tật. Tháng 2 - 2007, qua Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam, một lần nữa anh lại vinh dự nhận giải nhất cuộc thi ICT “Thắp sáng niềm tin” do Hội Tin học Việt Nam trao tặng với sản phẩm “Cổng thông tin điện tử của người khuyết tật”, đồng thời anh cũng được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Tháng 4 - 2007, anh được VTV bình chọn là “Người đương thời” và đến tháng 7 anh tham gia tuần lễ APEC Digital Opportunity Center Award 2007 tại Chinese Taipei. Tại đây, Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam được bình chọn là 1 trong 3 mạng thông tin có ý nghĩa xã hội nhất.
Tháng 8 - 2007, Trịnh Công Thanh được Microsoft chọn là anh hùng công nghệ thông tin (IT Hero) đầu tiên của Việt Nam. IT Hero là chương trình do Microsoft tố chức trên toàn cầu nhằm tìm ra những gương mặt anh hùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ông Danny Ong, Giám đốc tiếp thị, Microsoft Việt Nam đánh giá về anh: “Tuy là một người khuyết tật nhưng với ý chí phấn đấu kiên cường, anh đã không chịu khuất phục số phận và biết vươn lên để giúp mình và cộng đồng. Bằng cách sử dụng công nghệ thông tin, anh đã xây dựng được diễn đàn dành cho cộng đồng người khuyết tật để kết nối, chia sẻ, tạo công ăn việc làm cho những người có cùng hoàn cảnh như mình. Đó chính là lí do vì sao Microsoft đã chọn anh làm Anh hùng công nghệ thông tin”. Trịnh Công Thanh đã được Microsoft mời sang Xin-ga-po gặp gỡ IT Hero của một số' nước trong khu vực và phỏng vấn, chụp hình để đưa vào cuốn sách IT Hero Book sẽ được phát hành trên toàn cầu trong thời gian tới đây.
Qua câu chuyện trên, em đã học được ở anh Trịnh Công Thanh nghị lực, lòng dũng cảm vượt lên số phận, tinh thần say mê khoa học, ý chí và nghị lực của người thanh niên trong thời đại mới. Vượt qua nỗi đau của bản thân, vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học vì cuộc sông của mình và của những người cùng chung số phận.
bn tham khảo
Tấm gương chiến đấu hi sinh, bảo vệ tổ quốc: Cù Chính Lan (1930-1951) sinh ra ở Nghệ An. Năm 1946, anh gia nhập Vệ quốc đoàn. Ngày 13/12/1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, tiểu đội trưởng Cù Chính Lan dũng cảm đuổi theo, thả lựu đạn đã rút chốt vào xe tăng địch. Ngày 29/12/1951, trong trận đánh đồn Cô Tô, anh bị thương nặng nhưng vẫn phá mở hàng rào thép gai, dốc hết tinh thần chiến đấu và hy sinh ngay khi trận đánh kết thúc. Năm đó, anh vừa tròn 20 tuổi, là tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông qua tấm gương này, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm trong bảo vệ tổ quốc, cần phải cố gắng hơn nữa để học tốt hơn góp phần xây dựng đất nước.
TK---Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt Nam Sân chủ Cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để tiến tới giành độc lập cho dân tộc. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới”. Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo.