Khử 3,48g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344l khí H2(đktc). Toàn bộ lượng kim loại thu được cho tác dụng với dd HCl dư sinh ra 1,008l khí H2(đktc). Tìm kim loại M và oxit của nó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gọi công thức của oxit kim loại M là M2On
M2On + nH2\(\rightarrow\) 2M + nH2O (1)
2M + 2nHCl \(\rightarrow\) 2MCln + nH2 (2)
0,09/n.......................................0,045
nH2(1)= \(\frac{1,344}{22,4}\)= 0,06 (mol)= nH2O
\(\rightarrow\) mH2= 0,06.2=0,12 (g)
mH2O= 0,06.18= 1,08 (g)
BTKL \(\rightarrow\) mM= 3,48 + 0,12 - 1,08= 2,52 (g)
nH2(2)=\(\frac{1,008}{22,4}\)= 0,045 (mol)
\(\rightarrow\) MM = \(\frac{2,52}{\frac{0,09}{n}}\)= 28n
Vì M là kim loại nên hóa trị sẽ nằm trong khoảng từ 1 đến 3
Nếu n=1\(\rightarrow\)M=28 (Loại)
Nếu n=2 \(\rightarrow\) M=56 (Chọn, Fe)
Nếu n=3 \(\rightarrow\) M=84 (loại)
Vậy kim loại M là Fe và oxit là FeO
Đặt a là hoá trị kim loại M cần tìm (a: nguyên, dương)
\(M_2O_a+aH_2\rightarrow\left(t^o\right)2M+aH_2O\left(1\right)\\ 2M+2aHCl\rightarrow2MCl_a+aH_2\left(2\right)\\Ta.có:n_{H_2\left(2\right)}=\dfrac{1,008}{22,4}=0,045\left(mol\right)\\ n_{H_2\left(1\right)}=\dfrac{1,344}{22,4}=0,06\left(mol\right)\\ \Rightarrow n_{O\left(trong.oxit\right)}=n_{H_2O}=n_{H_2\left(1\right)}=0,06\left(mol\right)\\ \Rightarrow m_M=3,48-0,06.16=2,52\left(g\right)\\ n_{H_2\left(2\right)}=0,045\left(mol\right)\\ \Rightarrow n_{M\left(2\right)}=\dfrac{0,045.2}{a}=\dfrac{0,09}{a}\left(mol\right)\\ \Rightarrow M_M=\dfrac{2,52}{\dfrac{0,09}{a}}=28a\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
Xét các TH: a=1; a=2; a=3; a=8/3 thấy a=2 thoả mãn khi đó MM=56(g/mol), tức M là Sắt (Fe=56)
Đặt CTTQ của oxit sắt cần tìm là FemOn (m,n: nguyên, dương)
\(n_{Fe}=\dfrac{2,52}{56}=0,045\left(mol\right)\\n_O=0,06\left(mol\right)\)
=> m:n= 0,045:0,06=3:4
=>m=3;n=4
=> CTHH oxit: Fe3O4 (Sắt từ oxit)
-Em chỉ mới lập được phương trình hóa học tổng quát thôi, em chưa tính được.
Ta có : + H2 --> H2O
0,06-----0,06
--> m(R) = 3,48 - 0,06.16 = 2,52 gam
--> \(\frac{2,25n}{M}=\frac{1,008}{22,4}\)(n là hoá trị của R)
--> 28.n = M
--> n = 2 --> M = 56 (Fe)
nFe : nO = 0,045 : 0,06 = 3 : 4 --> oxit là :
Ta có bảng sau:
n |
1 |
2 |
3 |
4 |
M |
21 (loại) |
42 (loại) |
63 (loại) |
84 (loại) |
=> loại trường hợp này
Gọi CT oxit là M2Om
Mol H2 TN1=0,06 mol
Mol H2 TN2=0,045 mol
M2Om + mH2→ 2M + mH2O
0,06/m mol<=0,06 mol. =>0,12/m mol
=>0,06(2M+16m)/m=3,48
2M + 2nHCl→ 2MCln + nH2
0,12/m mol. 0,045 mol
⇒⇒0,045.2/n=0,12/m⇒⇒m=8/3; n=2 tm
Thay m=8/3 vào công thức tính m có M=56 FeFe
Oxit là Fe3O4 vì n=8/3
nH2 (khử)= 1,344/22,4= 0,06 mol
nH2 (axit)= 1,008/22,4= 0,045 mol
nH2(khử)= nO(bị khử)
=> mO (bị khử)= 0,06.16= 0,96g
=> mM= 3,48-0,96= 2,52g
2M+ 2nHCl -> 2MCln+ nH2
nH2 (axit)= 0,045 mol => nM= 0,09/n mol
=> MM= 28n
n=2 => M=56. Vậy M là Fe
Mặt khác:
nFe= nH2(axit)= 0,045 mol
nO (bị khử)= 0,06 mol
nFe : nO= 3:4
Vậy oxit sắt là Fe3O4