Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn:
"Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em cần đoạn văn hay bài văn?
Tham khảo đoạn văn nha em:
Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.
Tham Khảo
"Chiều Tối "giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục nhưng từng câu từng chữ đều như một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần Hồ Chí Minh: một tâm hồn nghệ sĩ dạt dào tình yêu với thiên nhiên, con người; một ý chí sắt đá vượt lên mọi hoàn cảnh, một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Bức chân dung ấy là sự hòa hợp giữa chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ, như trong bài “Đọc thơ Bác”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: “Vần thơ của Bác, vần thơ thép/ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.
Em tham khảo nhé:
Bài thơ Chiều tối cho ta những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn Hồ CHí Minh. Khung cảnh chiều tối bao giờ cũng gắn với nỗi buồn. Người tù nơi đất khách thì lại càng buồn hơn. Hình ảnh con chim mỏi mệt về rừng kia phải chăng cũng là người tù đang buồn đau nhớ thương quê hương xứ sở! Thiên nhiên, vạn vật cũng như nhuốm nỗi buồn, nhuỗn tâm trạng ưu tư của thi nhân lúc này. Nhưng không chỉ biết đến riêng mình, Bác còn lắng mình quan sát xung quanh. Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế ấy đã khám phá ra con người nơi xóm núi lao động vất vả. Người thương xót, cảm thông cho sự cực nhọc của họ. Nhưng đồng thời, trong màn đêm ấy, ta vẫn thấy một trái tim nhiệt huyết, một con người giàu tình yêu thương và tích cực, tích cực hướng về cuộc sống và tiếp tục hành trình cách mạng. Màu hồng của lửa đã thắp sáng niềm tin, sưởi ấm trái tim Người nơi đất khách. Đó quả là thú chất thép cao cả trong thơ Người.
Hình ảnh tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh chính là hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng
+ Sự sống của con người làm sáng bừng lên sự sống của cảnh vật
+ Con người trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống
+ Hình ảnh bếp lửa hồng xua đi những u ám của khung cảnh lạnh lẽo
+ Câu thơ thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, tình yêu thương của Người trước cuộc đời, cuộc sống
Hình ảnh tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh chính là hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng
+ Sự sống của con người làm sáng bừng lên sự sống của cảnh vật
+ Con người trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống
+ Hình ảnh bếp lửa hồng xua đi những u ám của khung cảnh lạnh lẽo
+ Câu thơ thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, tình yêu thương của Người trước cuộc đời, cuộc sống
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (Sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ) trích trong tập Nhật kí trong tù)
Thân bài
- Giới thiệu tác giả
- Giới thiệu tác phẩm: tập Nhật kí trong tù, bài thơ Chiều tối (Mộ)
- Bút pháp cổ điển và hiện đại
- Bút pháp cổ điển là bút pháp được sử dụng trong văn học thời xưa, văn học trung đại.
- Những bút pháp cổ điển thường gặp trong thơ trung đại như tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh,...Đây là sự kết hợp giữa tinh hoa của văn học dân tộc và sự tiếp thu từ văn học Trung Quốc.
- Bút pháp cổ điển thường biểu hiện qua thể thơ, chữ viết, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuât, xách miêu tả và xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình,...
- Bút pháp hiện đại:
- Đối lập với những niêm luật, quy ước nghiêm ngặt của bút pháp cổ điển, bút pháp hiện đại thoải mái, phóng khoáng hơn, bứt ra mọi rào cản khuôn mẫu của thơ xưa đề cao khả năng sáng tạo và cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ.
- Biểu hiện: những hình ảnh gắn với đời sống hiện thực, ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Bút pháp cổ điển là bút pháp được sử dụng trong văn học thời xưa, văn học trung đại.
- Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài Chiều tối (Mộ)
- Bút pháp cổ điển được sử dụng trong bài thơ:
- Thế thơ thất ngôn tứ tuyệt - thể thơ Đường đặc trưng của văn học cổ. Bài thơ cũng được viết bằng chữ Hán - loại chữ viết đã tồn tại hàng trăm năm ở nước ta.
- Đề tài: "thu sầu mộ oán" (thu buồn, chiều tối tủi hờn) là đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa. Đây cũng là khoảng thời gian con người nhạy cảm và dễ xúc động nhất.
- Thi liệu cổ điển, quen thuộc trong thơ xưa: cánh chim, chòm mây; lấy tứ từ những bài thơ nổi tiếng của các tác giả xưa
- Bút pháp cổ điển được sử dụng trong bài thơ:
"Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"
Rồi:
"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước buồn"
Hay
"Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay"
-
-
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình: miêu tả thiên nhiên, cảnh vật nhưng đằng sau đó là để khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình => chính là nỗi buồn nhớ quê hương, đất nước của người tù trên đất khách khi hoàng hôn buông xuống; cũng là sự mỏi mệt, rã rời của đôi chân sau một ngày đi bộ đằng đẵng.
- Bút pháp hiện đại
- Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của những con người tại miền sơn cước: bếp lửa hồng trong bếp mỗi nhà, công việc nhà nông nặng nhọc,...
- Con người trong thơ: không phải là những tao nhân, mặc khách nhưng trong thơ Bác lại là hình ảnh con người lao động, cô em gái miền sơn cước khỏe khoắn, chăm chỉ...
-
- Đánh giá