tìm từ láy trong dòng thơ thứ 3 của Tức cảnh Pác bó và nêu tác dụng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Từ láy : sẵn sằng :ở trạng thái có thể sử dụng hoặc hành động được ngay do đã được chuẩn bị đầy đủ
chông chênh :không vững chãi, không ổn định vì không có chỗ dựa chắc chắn
chúc bạn học tốt
Phần 1
Câu 1 chép đi heheheeheh
Câu 2
Tức cảnh Pác Bó " của Hồ Chí Minh được viết theo thể: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Câu: 4 câu
Chữ: 7 chữ (tiếng)
Có 28 chữ trong một bài
Vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 ,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối
Bốn câu theo thứ tự là: đề thực luận kết
Niêm: tính theo hàng dọc, các câu phải niêm với nhau.
Câu 3 Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
Tiếc quá, cô tôi không ghi tác dụng chỉ có để là
Phép đối: vế: sáng ra bờ suối><tối vào hang
+thời gian: sáng><tối
+không gian: bờ suối><hang
+hoạt động: ra><vào
=> hoạt động đều đặn, nhịp nhàng
=> tâm trạng thoải mái, hòa hợp với thiên nhiên.
Cô tôi chỉ cho ghi thế thôi.
Câu 2
Các biện pháp tu từ trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh là:
– So sánh:
+ Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng
+ Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã
– Nhân hóa:
+ cánh buồm: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
+ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
+ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Câu 3
Bài 1: Thực hiện yeu cầu.
a) Chép thuộc bài thơ " Tức cảnh Pác Bó"
- Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
b) Bài thơ viết theo thể thơ nao? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó
=> Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- 4 câu - 7 chữ , ngắn gọn, hàm súc
c) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Viết vào tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về để lãnh đạo cách mạng Việt Nam một cách trực tiếp với mục đích nhanh chóng giành được thắng lợi
d)Tìm cắp từ trái nghĩa? Nêu tác dụng của nó? Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào trong bài thơ?
- sáng - tối ; ra-vào ; suối-hang
=> Sử dụng Phép đối . Đối về thời gian, hoạt động, địa điểm .Thể hiện cuộc sống khắc khổ, giản gị nhưng chan hoà với thiên nhiên
e) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
=> Bài thơ Tức Cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình gị pha chút hóm hỉnh. Thể hiện tinh thần lạc quan và sự ung dung của Bác trong hoàn cảnh đầy khó khăn của người chiến sĩ cộng sản. Đối với Bác, không có niềm vui nào lớn hơn là niềm vui làm cách mạng, mang lại độc lập cho dân tộc và sống hòa hợp với thiên nhiên.
Trả lời:
a) Chép thuộc bài thơ " Tức cảnh Pác Bó"
Tức cảnh Pác Bó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
-Hồ Chí Minh-
b) Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó.
- Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Những hiểu biết của em về thể thơ: một bài có 7 câu, mỗi câu có 4 chữ, gieo vần ở các tiếng cuối cùng của các câu 1, 2, 4.
c) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
- Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được sáng tác vào tháng 2 năm 1941. Sau 30 năm bôn ba hoạt động Cách Mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về nước, sống và làm việc tại Pác Bó - Cao Bằng.
d)Tìm cắp từ trái nghĩa? Nêu tác dụng của nó? Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào trong bài thơ?
- Cặp từ trái nghĩa: sáng - tối; ra - vào.
- TD : giúp diễn tả nếp sống sinh hoạt đều đặn, quy củ của Bác. Qua đây, cho thấy sự hòa hợp của Bác với thiên nhiên.
e) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Nghệ thuật: Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, hình ảnh thơ chân thực, giàu sức gợi cảm.
- Nội dung: Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống Cách mạng đầy gian khổ. Với Người, được hoạt động Cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua biết bao bôn ba sóng gió. Nhiều năm hoạt động ở nước ngoài, trải qua nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng, cho đến tận năm 1941 Bác mới trở về Việt Nam tiếp tục hoạt động cách mạng. Cuộc sống ở Pác Bó, Cao Bằng lúc bấy giờ còn hết sức thiếu thốn, nhưng đã được con mắt luôn lạc quan, ung dung của Bác ghi lại hết sức hóm hỉnh trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sang
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Bài thơ không chỉ cho thấy quá trình hoạt động cách mạng của Bác mà còn phản ánh cuộc sống trong những thời gian đầu trở về nước hết sức khó khăn, gian khổ. Mở đầu bài thơ là bối cảnh nơi Bác ở:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cấu trúc câu sáng ra, tối vào cho thấy nhịp điệu sinh hoạt hết sức đều đặn của Bác. Nhưng sau đó còn hé lộ cuộc sống thiếu thốn, phải sống nơi rừng sâu, nơi hang, nơi suối. Mặc dù hoàn cảnh sống khó khăn là vậy, nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn rất ung dung, làm chủ cuộc sống của mình, ngày cơm vẫn ba bữa: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Ba chữ vẫn sẵn sàng đem đến những cách hiểu khác nhau. Có thể hiểu là cháo bẹ rau măng, những thức ăn rừng núi luôn sẵn sàng, phục vụ cho cuộc sống con người. Nhưng đằng sau đó là nụ cười, là tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh sống gian khổ. Điều này không chỉ được thể hiện riêng trong tác phẩm này, mà ở một bài thơ khác, Ngươi cũng nhắc lại ý thơ tương tự:
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say
(Cảnh rừng Việt Bắc)
Đó chính là tâm hồn của người chiến sĩ hóm hỉnh, yêu đời. Vượt lên trên hoàn cảnh đến sống cuộc đời an nhiên, phục vụ cống hiến cho đất nước. Đồng thời ba chữ vẫn sẵn sàng cũng có thể hiểu tuy hoàn cảnh sống, chiến đấu có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng tinh thần cách mạng không hề thuyên giảm, vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Không lánh đời, nhận lấy cái an nhàn vào mình, Bác sẵn sàng xông pha vào những nơi nguy hiểm, sẵn sàng lao mình vào cuộc sống khó khăn để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Bởi vậy, hoàn cảnh sống thiếu thốn, khó khăn kia đâu có nghĩa lí gì, Bác vẫn hàng ngày dịch sử Đảng phục vụ cho cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Bàn đá chông chênh vừa gợi lên cái thế chênh vênh, khó khăn chồng chất nhưng đồng thời cũng bộc lộ khí phách kiên cường của Người. Câu thơ cuối cùng có thể coi là điểm sáng của toàn bài: sang ở đây là sang trọng, cao sang. Cho thấy Bác vượt lên trên hoàn cảnh sống khó khăn, khắc nghiệt để sống một cuộc đời thật sang. Qua đó cho thấy tinh thần ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của cuộc cách mạng dân tộc.
Tức cảnh Pác Bó sử dụng lớp ngôn ngữ hết sức dung dị, gần gũi, thân thuộc như lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhưng qua những vần thơ đó cũng đả đủ để bộc lộ vẻ đẹp nhân cách của Người. Bác - một con người giản dị, mộc mạc nhưng lại có một ý chí sắt đá, kiên cường, lí tưởng sống cao đẹp cả đời cống hiến cho nhân dân, đất nước.
Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?
A. Tố Hữu
B. Chế Lan Viên
C. Phan Bội Châu
D. Hồ Chí Minh
Câu 2: ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó?
A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.
D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó ?
A. Giọng tha thiết, trìu mến.
B. Giọng vui đùa, dí dỏm.
C. Giọng nghiêm trang, chừng mực.
D. Giọng buồn thương, phiền muộn.
Từ láy là "chông chênh"
-Nơi làm việc của Bác là "bàn đá", từ láy "chông chênh" muốn nói là không vững chắc
-"dịch sử Đảng": dịch tài liệu hoạt động chủ đạo phong trào cách mạng
--> Tác dụng của từ láy: nói về điều kiện làm viêc của Bác vô cùng thiếu thốn nhưng công việc vô cùng quan trọng
( Em không bít đúng không nha chị:(( )
chông chênh thì đúng rồi còn dịch sử Đảng thì khong:")))