K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2022

tham khảo ở đây Nếu đúng https://khoahoc.com.vn/viet-bai-van-khoang-400-chu-thuyet-minh-lai-mot-su-kien-le-hoi-ma-em-da-tung-tham-du-hoac-34805

6 tháng 5 2023

 Tham khảo ở đây nhé https://download.vn/thuyet-minh-ve-buoi-le-chao-co-o-truong-em-66059

18 tháng 4 2022

I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về buổi lễ chào cờ diễn ra như thế nào

II. Thân bài

1. Tả khung cảnh của buổi lễ chào cờ ở trường em.

- Như thói quen tôi luôn đến trường sớm vào sáng thứ hai. Buổi sáng thứ hai tật đẹp.

- Không khí trong lành, mát mẻ.

- Bầu tời cao, trong xanh điểm những đảm mây trắng.

- Ông mặt trời lên cao tỏa những sợi nắng vàng nhạt xuống vạn vật.

- Một tuần mới bắt đầu mọi thứ như khoác một màu tươi mới.

- Ở cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay nhè nhẹ trong nắng ấm trông thật rực rỡ.

2. Tả các hoạt động trong giờ chào cờ

- Đầu tuần ai cũng đến sớm. Lớp trực tuần xếp ghế giáo viên, chuẩn bị các tiết mục.

- Sau khi mọi thứ chẩn bị xong, tiếng trống trường vang lên, học sinh trên sân đừng mọi hoạt động không ai bảo ai xếp thành những hàng ngay ngắn trong khu vực của lớp mình. Cả sân trường lợp một màu áo trắng khăn đỏ.

- Bạn liên đội trưởng hô dõng dạc: Nghiêm! Chào cờ! Chào! Tất cả học sinh và giáo viên đều nghiêm chỉnh đưa bàn tay phải lên đầu chào cờ.

- Sau giây phút trang nghiêm ấy, bài quốc ca hùng tráng vang lên thể hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc. 

- Sau đó là những tiết mục văn nghệ. Rồi đến lời nhận xét của lớp trực tuần về những ưu khuyết còn tồn tại trong tuần trước và đề ra mục tiêu trong tuần này.

- Buổi chào cờ kết thúc song vẫn để lại dư âm trong lòng nhiều người.

III. Kết bài . Cảm xúc của bản thân về buổi chào cờ

12 tháng 5 2023

Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại làng cổ Đường Lâm
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam, được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để mọi người tẩy tế bào, đuổi ma quỷ, và cầu mong sức khỏe, may mắn cho gia đình và cộng đồng. Trong số các lễ hội Tết Đoan Ngọ trên khắp đất nước, tôi đã từng tham dự một lễ hội đặc biệt tại làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.
Đường Lâm là một làng cổ nằm ở vùng ven thành phố Hà Nội, được xây dựng từ thế kỷ 11 và giữ được nhiều di sản văn hóa, kiến trúc cổ xưa. Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại Đường Lâm được tổ chức rất trang trọng và đông đảo. Trước khi lễ hội diễn ra, người dân trong làng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ việc trang hoàng nhà cửa, đón khách, đến việc chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh tro, bánh chưng, nem rán, và các loại hoa quả tươi ngon.
Vào ngày lễ, tôi đã được tham gia vào các hoạt động vui chơi, như đua gậy, đánh cầu, kéo co, và chơi những trò chơi dân gian khác. Tất cả đều rất thú vị và hấp dẫn. Sau đó, tôi đã được tham gia vào lễ cúng tế tại đền thờ Thành Hoàng, nơi được xem là linh thiêng nhất trong làng. Lễ cúng tế được diễn ra rất trang trọng, với các nghi thức cầu bình an, cầu phúc, và cầu cho một mùa màng bội thu.

17 tháng 12 2021

Tk:

 

“Tiến lên! Cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta... vững bền!!”
Là học sinh, chắc ai ai cũng đã quen thuộc với những ca từ trên. Mỗi giờ sinh hoạt dưới cờ sáng thứ hai, những lời ca ấy lại vang lên hùng hồn, tha thiết giữa sân trường tôi.

Đầu tuần, bạn học sinh nào cũng đến trường sớm hơn mọi ngày. Khi tôi bước qua cánh cổng sừng sững, mọi thứ vẫn như còn đang mơ màng say giấc. Hàng ghế đá lặng im. Hàng cây không một chút xao động. Những ô cửa lớp vẫn còn khép chặt. Chỉ có một vài cánh chim đang chao liệng giữa không trung. Vòm trời thu còn vấn vương cơn mưa đêm qua nên nó giữ lại cho mình vô vàn chòm mây xám bạc.

“Tùng! Tùng! Tùng!” Tiếng trống trường cất lên báo hiệu còn đôi mươi phút nữa giờ học sẽ bắt đầu. Tiếng trống đánh thức ngôi trường. Các bạn học sinh đến lúc một đông. Khán đài trên sân trường đã vang lên những khúc nhạc đến trường vui tươi. Lớp trực tuần đang miệt mài xếp những hàng ghế đỏ thẳng tắp. Các lớp xếp hàng đi xuống chỗ của lớp mình. Thầy cô giáo cũng ngồi vào vị trí của mình ở hai phía khán đài. Sau khi đã ổn định hàng lối, bạn Liên Đội trưởng hô vang “Chào cờ, chào!”. Ai nấy đều đưa bàn tay nho nhỏ của mình lên ngang vầng trán đề chào cờ. Đội trống bắt đầu dội lại những nhịp trống rền vang. Lúc này, những gương mặt ngộ nghĩnh, thơ ngây, đáng yêu thường ngày bỗng trở nên nghiêm túc. Bài hát “Quốc ca” được chúng tôi hát lớn, vang vọng. Sau bài hát ấy, chúng tôi lại đồng ca bài “Đội ca”. Chiếc khăn quàng đỏ trên vai như biết chúng tôi đang nghiêm trang nên cũng lặng lẽ đu đưa theo gió. Thời khắc của lễ chào cờ kết thúc, bạn Liên Đội trưởng tổng kết và nhận xét hoạt động của Liên Đội trong tuần vừa qua. Lớp tôi đã được tuyên dương nhờ dự án chăm sóc bồn hoa cây cảnh và được nhận cờ thi đua Nhất tuần. Tiếp sau đó, các bạn lớp 5A2 lên sinh hoạt theo chủ điểm. Các bạn đã diễn một vở kịch vô cùng hài hước kể về ước mơ một bạn nhỏ vùng sâu mong được cắp sách tới trường. Chúng tôi vỗ tay không ngớt để cổ vũ các bạn.

Lúc này, mặt trời đã lên cao hơn. Nắng hắt vào ô cửa lớp những tia sáng chói chang. Nắng đùa vui trên mái tóc, trên chiếc khăn quàng đỏ của các bạn học sinh. Một cánh chim vừa sà xuống sân rồi vụt bay cao lên không trung. Hi vọng rằng, cánh chim sẽ mang theo ước mơ của chúng tôi đi khắp mọi miền.

Bác trống lại cất vang lần nữa báo hiệu giờ sinh hoạt dưới cờ kết thúc. Giờ sinh hoạt ngắn ngủi nhưng đã đem đến cho tôi và các bạn học sinh nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Năm học cuối cấp đã bắt đầu, rồi mai kia, chúng tôi sẽ phải xa mái trường, tôi sẽ nhớ mãi ngôi trường thân thương này, nhớ mãi cô thầy, bè bạn và nhớ mãi những giờ chào cờ lí thú dưới “hàng cây xanh thắm”.

17 tháng 12 2021

Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, trường em đều tổ chức một buổi lễ chào cờ. Em rất thích lễ chào cờ này bởi sau mỗi buổi lễ, em thấy như có thêm nhiều năng lượng để bắt đầu một tuần học mới.

Sáng thứ hai là sáng đầu tiên của một tuần học và bởi cần chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ nên chúng em phải đến sớm hơn những ngày khác. Đúng bảy giờ kém mười chúng em đã có mặt tại trường để chuẩn bị ghế và xếp hàng ngay ngắn đợi hồi sống vào lớp vang lên cũng là lúc buổi lễ chào cờ bắt đầu. Thường khi trời mưa thì giờ chào cờ sẽ được hoãn lại còn những hôm trời đẹp, buổi lễ được tổ chức trong niềm hân hoan của cả thiên nhiên và con người.

 

Chúng em ngồi dưới sân trường với những hàng được xếp ngay ngắn khiến cho cả sân trường phủ một màu trắng áo học trò và phấp phới khăn quàng đỏ trên vai. Mở đầu buổi lễ là khẩu lệnh: “Chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị làm lễ chào cờ” được bạn liên đội trưởng hô vang dõng dạc sau lời nhắc nhở mọi người đứng đúng đội hình đội ngũ. Tiếng nhạc hùng tráng vang lên và chúng em bắt đầu hát quốc ca tay phải đưa ngang thái dương và đôi mắt luôn hướng về phía lá cờ tổ quốc đỏ tươi đang bay phấp phới trong gió.

 

Giây phút ấy trong em chỉ còn lại niềm tự hào và tình cảm không tên dội lên trong lòng về tổ quốc thân yêu. Những lúc ấy em có cảm giác như không chỉ có con người mà ngay cả lùm cây, ghế đá, lớp học cũng đang chìm vào không gian nghiêm trang ấy. Thời gian làm lễ rất nhanh trôi qua và phần thứ hai của buổi lễ cũng quan trọng không kém, phần tổng kết những ưu khuyết điểm trong suốt một tuần học đã qua. Khi ấy là lúc em có thể ngắm toàn cảnh trường mình trong buổi lễ.

 

Toàn cảnh sân trường bao trùm một không khí trang nghiêm nhưng không ngột ngạt mà rất dễ chịu. Những cá nhân, tập thể được biểu dương thì phấn khích reo hò, có thêm động lực để phấn đấu và phát huy, còn những lớp bị phê bình lấy đó làm lời nhắc nhở để sửa chữa. Em để ý thấy ngay cả những người bạn học bình thường rất nghịch ngợm thì đều trở nên vô cùng ngoan ngoãn, dễ mến trong những buổi chào cờ như vậy. Các bạn không hay chạy nhảy nô nghịch như mọi ngày mà ngồi rất nghiêm chỉnh lắng nghe những điều cô tổng phụ trách phổ biến trên sân khấu.

 

Điều làm em thấy thú vị nhất là cuối mỗi buổi chào cờ sẽ có tiết mục văn nghệ do đội văn nghệ của nhà trường biểu diễn. Các tiết mục hay làm cho ai nấy đều cảm thấy có tinh thần hơn cho một ngày mới. Buổi lễ chào cờ kết thúc luôn trong sự hân hoan trên từng nét mặt của mỗi học sinh và khi ấy, em cảm thấy mình như vừa được tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho một tuần học với nhiều những điều mới mẻ và thú vị đang chờ đón.

13 tháng 5 2022

M có nek nhưng đang dùng pc

 

13 tháng 5 2022

cs j:v?

6 tháng 5 2023

Lễ chào cờ chính là một nghi lễ mang ý nghĩa thiêng liêng và trang trọng. Ở các trường học, lễ chào cờ đã trở thành một nghi thức không thể thiếu mỗi sáng thứ hai hàng tuần hay một nghi lễ nào đó của đội.

Mỗi tuần, lễ chào cờ sẽ được diễn ra vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai. Ngoài ra, lễ chào cờ còn được thực hiện trong các buổi khai giảng, bế giảng, lễ mít tinh. Toàn bộ thầy cô và học sinh trong trường đều phải tham gia lễ chào cờ. Buổi lễ thường được diễn ra ở dưới sân trường.

Trước giờ chào cờ, các lớp sẽ phân công một số bạn xuống xếp ghế dưới sân trường. Cán bộ lớp có nhiệm vụ lấy cờ và bảng tên lớp. Khi tiếng trống báo hiệu vang lên, học sinh sẽ xuống sân trường, xếp thành hàng ngay ngắn. Đội nghi lễ gồm đội cờ và đội trống vào vị trí sẵn sàng.

Đầu tiên, liên đội trưởng sẽ hô: “Kính mời các thầy cô và toàn thể học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. Các thầy cô và học sinh toàn trường sẽ đứng dậy trong tư thế nghiêm trang và giữ trật tự. Sau đó, liên đội trưởng sẽ hô to “Chào cờ! Chào!”. Toàn bộ học sinh tiến hành chào cờ theo nghi thức quy định. Đội nghi thức sẽ đánh trống.

Tiếp đế là phần hát “Quốc ca” và “Đội ca”.Học sinh cần hát to và rõ ràng. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”. Học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Nghi thức chào cờ sẽ kết thúc.

Chào cờ là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân.

6 tháng 5 2023

Cảm ợn bn ạ