K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Xác định câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của câu đặc biệt trong những câu sau: a.                                Sắp mưa                                    Sắp mưa                                    Những con mối bay ra...                                                                   (Trần Đăng Khoa, Mưa)b. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa...
Đọc tiếp

Câu 1:

Xác định câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của câu đặc biệt trong những câu sau:

 a.                                Sắp mưa

                                    Sắp mưa

                                    Những con mối bay ra...

                                                                   (Trần Đăng Khoa, Mưa)

b. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.

                                                                     (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

Câu 2:

a. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong các câu văn sau:

-         Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã bé nhỏ này. (Lê Minh Khuê)

b. Câu văn nào có phép liệt kê? Xét về ý nghĩa thì đó là kiểu liệt kê nào?

Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.

 lại cầu mong câu trả lời từ mn?

1
15 tháng 4 2022

Câu 1:

a,Câu đặc biệt:Sắp mưa

TD:Báo hiệu sắp có mưa

b,Câu đặc biệt :Chiều,chiều rồi

TD:Xác định thời gian

Câu 2:

a.Câu đặc biệt:Mùa thu

b.Câu  Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. có phép liệt kê 

Ý nghĩa: Liệt kê không tăng tiến 

16 tháng 2 2022

Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về .

⇒Câu đặc biệt dùng để gọi đáp.( phần in đậm và gạch chân)

Có mưa!

⇒Câu đặc biệt dùng để liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.( phần in đậm và gạch chân)

16 tháng 2 2022

câu đặc biệt: mẹ ơi!chị ơi!

tác dụng: gọi đáp

câu đặc biệt :Có mưa!

tác dụng : liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

29 tháng 3 2022

á đù,điên à

Câu 1. a) Câu đặc biệt là gì? Tác dụng của câu đặc biệt? b) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong các đoạn trích sau:(1) Buổi hầu sáng hôm ấy.Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường.                                                                             ( Nguyễn Công Hoan)(2) Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ.Sân công đường chưa lúc nào kém tấp...
Đọc tiếp

Câu 1.

 a) Câu đặc biệt là gì? Tác dụng của câu đặc biệt?

 b) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong các đoạn trích sau:

(1) Buổi hầu sáng hôm ấy.Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường.

                                                                             ( Nguyễn Công Hoan)

(2) Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ.Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập.

                                                                              ( Nguyễn Thị Thu Hiền)

(3) Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà.

                                                                              ( giáo trình TV 3, ĐHSP)

d) Trong lòng tôi, tiếng lá lao xao như không bao giờ tắt. Giá buốt quá!

                                                                              (Nguyên Hồng)

1
27 tháng 3 2022

Câu 1 :

a, Câu đặc biệt là câu không theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

- Tác dụng : 

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc nói trong đoạn 

 + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

 + Bộc lộ cảm xúc

 + Gọi đáp

b, 

(1) Câu đặc biệt : Buổi hầu sáng hôm ấy

Tác dụng : Xác định thời gian

(2) Câu đặc biệt : Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ.

Tác dụng : xác định thời gian

(3) Câu đặc biệt : Đêm

Tác dụng : xác định thời gian

d, Câu đặc biệt : Giá buốt quá !

Tác dụng : bộc lộ cảm xúc

27 tháng 3 2022

cảm ơn

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?A. Trời mưa rả rích.                   B. Một hồi còi.C. Mùa xuân!                             D. Sài Gòn. 1972.Câu 10: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?A. Bộc lộ cảm xúc                     B. Gọi đápC. Làm cho lời nói được ngắn gọnD. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.E. Xác định thời...
Đọc tiếp

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?

A. Trời mưa rả rích.                   B. Một hồi còi.

C. Mùa xuân!                             D. Sài Gòn. 1972.

Câu 10: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?

A. Bộc lộ cảm xúc                     

B. Gọi đáp

C. Làm cho lời nói được ngắn gọn

D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

E. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Câu 11:  Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

A. Mưa rất to

B. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.

C. Hoa sim !

D. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.

Câu 12: Câu đặc biệt sau có tác dụng gì?

"Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào." ( Thạch Lam)

A. Liệt kê, thông báo                  B. Xác định thời gian, nơi chốn

C. Gọi đáp                                  D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 13:  Dòng nào giúp em nhận diện được dấu gạch nối một cách đầy đủ?

A. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu

B. Dấu gạch nối chỉ để dùng nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

C. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

D. Cả A,B và C

Câu 14: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của thành ngữ?

A. Từ ngữ có cấu tạo cố định               B. Có tính hình tượng

C. Có tính cá nhân                                D. Có tính biểu cảm

Câu 15: Dòng nào không nói lên công dụng của dấu gạch ngang?

A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

B. Để nối các tiếng trong những từ gồm nhiều tiếng

C. Để nối các từ cùng nằm trong một liên doanh

D. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

Câu 16: Thế nào là từ đồng âm?

A. Là những từ có cách phát âm giống nhau và có nghĩa giống nhau.

B. Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau.

C. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

D. Là những từ có nghĩa giống nhau.

Câu 17: Loại câu nào thường được dùng để miêu tả?

A. Câu cảm            B. Câu cầu khiến

C. Câu hỏi              D. Câu kể

Câu 18: Điệp ngữ là gì?

A. Là cách lặp lại một từ, một ngữ hoặc một câu trong khi nói và viết

B. Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại trong khi nói và viết

C. Là cách sắp xếp các từ trái nghĩa theo từng cặp trong khi nói hoặc viết

D. Là cách sử dụng các từ có thể thay thế cho nhau trong khi nói hoặc viết

Câu 19: Thế nào là từ đồng nghĩa?

A. Là những từ có cách phát âm giống nhau và có nghĩa giống nhau.

B. Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau.

C. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn

D. Là những từ có nghĩa giống nhau

Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây:

Dấu… được dùng để:

-Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

-Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.

(Ngữ văn 7, tập hai)

A. chấm phẩy         B. ba chấm             C. gạch ngang        D. gạch nối

Câu 21: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Thể điệu Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

A. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn

B. Nói lên sự ngập ngừng của người viết

C. Nói lên sự bí từ của người viết

D. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể ra hết của các thể điệu Huế

Câu 22: Dòng nào sau đây nhận định đúng về từ trái nghĩa?

A. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên một cơ sở nào đó

B. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

C. Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau

D. Là những từ có cách phát âm giống nhau và nghĩa giống nhau

3

9.A

10.C

11.C

12.B

13.D

14.C

15.B

16.B

17.D

18.A

19.D

20.A

21.D

22.A

25 tháng 4 2020

Trả lời : 

Câu đặc biệt : " Bố em đi cày về 

                            Đội sấm 

                            Đội chớp 

                            Đội cả trời mưa ... "

Tác dụng : Ca ngợi ng bố và cx làm cho chúng ta hiểu ng bố vất vả như thế nào .

~ Chúc bn hok tốt nha ~

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 3 2019

Câu đặc biệt: Lặng im. Chỉ có tiếng gió rì rào.

=> Tác dụng: Nhấn mạnh bầu không khí im lặng bao chùm.

Câu rút gọn: Cả tiếng hú của bầy vượn đen. (Câu đầy đủ là: Ca tiếng hú của bầy vượn đen cũng ngừng)

=> Tác dụng: giúp diễn đạt ngắn gọn, tránh lặp lại, thừa thãi. 

7 tháng 2 2021

2.1 - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

      - Câu đặc biệt thường dùng để:

       + Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn văn;

       + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;

       + Bộc lộ cảm xúc;

       + Gọi đáp.

2.2 -Câu đặc biệt: En-ri-cô của bố ạ!

​-Câu trên dùng để gọi đáp.

6 tháng 2 2018

Xuân! Xuân đến thật rồi.  Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.

Trạng ngữ : Trong vườn
Câu đặc biệt :  Xuân !
Câu rút gọn : Ôi ! thật là đẹp.

tk mk nha bn

6 tháng 2 2018

Đoạn văn tả mùa xuân:
Xuân! Xuân đến thật rồi.  Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.

Trạng ngữ : Trong vườn
Câu đặc biệt :  Xuân !
Câu rút gọn : Ôi ! thật là đẹp.