K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2022

Chính sách đó đã thúc đẩy việc nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.Và năm 1858,Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam

17 tháng 4 2022

Chính sách 'Bế quan tỏa cảng'

27 tháng 7 2016

c5:

Có hai giai cấp chính : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. 
 

27 tháng 7 2016

c4:

Vì theo lược đồ đoạn sông rạch gầm xoài mút có nhiều cồn, cù lao, có nhiều cây cối kín đáo để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc
 

29 tháng 11 2021

câu 1 là Bảo Đại , câu 2 là bộ luật Gia Long , câu 3em chưa biết , câu 4 là huế , câu 5 em chưa bít , câu6 là Lý Thường Kiệt , câu 7 em nghĩ là vì biết trước quân Tống sắp đánh sang nên Lý Thường Kiệt đánh để làm quân Tống hoảng loạn và làm tiêu bớt sức mạnh quân tống

19 tháng 3 2017

Chào bạn, bạn có thể tham khảo thêm ở đây bạn nhé http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngo%E1%BA%A1i_giao_Vi%E1%BB%87t_Nam_th%E1%BB%9Di_Nguy%E1%BB%85n

18 tháng 3 2016

* Những nét lớn về tình hình văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:

- Năm 1802, nhà Nguyễn được thành lập. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn ra sức củng cố quyền thống trị, phục hồi kinh tế, văn hóa.

- Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, tìm mọi cách hạn chế Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian nhưng Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian vẫn tiếp tục phát triển. Nhà Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đoán gắt gao, đàn áp Thiên chúa giáo.

- Giáo dục Nho giáo được củng cố. Năm 1807, triều Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiền. Năm 1822, Minh Mạng cho khôi phục lại quy chế thi Hội và thi Đình. Tuy nhiên, chất lượng và nội dung giáo dục ngày càng suy giảm.

- Cùng với sự phát triển của văn học chữ Hán,  văn học chữ Nôm cũng phát triển rực rỡ với nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các tập thơ của Hồ Xuân Hương...

- Thành tựu khoa học thời kì này chủ yếu là các bộ lịch sử, địa lí lịch sử, các bộ bách khoa toàn thư như Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú...

- Kiến trúc nổi bật với các công trình kiến trúc thành quách, lăng tẩm như kinh thành Huế, lăng Gia Long, Minh Mạng... Khuê văn các trở thành đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn.

- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển với các loại hình như vẽ tranh dân gian, ca hát, diễn xướng...

* Những nét lớn về tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

- Trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, nhiều chính sách tích cực của nhà Nguyễn đã không còn  tích cực, đời sống nhân dân lâm vào tình trạng khốn cùng.

- Nhà Nguyễn cố gắng hoàn chỉnh bộ máy nhà nước nhằm ổn định đất nước nhưng vẫn không ngăn chặn được sự phát triên của tệ nạn tham ô, bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu tha hóa.

- ở nông thôn, địa chủ tiếp tục hoành hành, ức hiếp nhân dân,

- Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, làm bùng lên làn sóng đấu tranh của nhân dân.

* Chính sách toàn diện của nhà Nguyễn đã để lại những hậu quả về nguy cơ mất nước.

- Thế kỉ XIX, vào lúc xã hội phong kiến Việt nam đang suy yếu, khủng hoảng trầm trọng thì chủ nghĩa phương Tây từ giai đoạn tự do cạnh tranh đến chuyển sang giai đoạn độc quyền. Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường ở các nước phương Tây ngày càng trở nên cần thiết. Đứng trước tình hình đó các nước tư bản chủ nghĩa đua nhau chạy sang Phương Đông biến các nước này thành thuộc địa.

- Do những đường lối sai lầm của nhà Nguyễn về chính trị còn mang tính bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và không mang tính dân tộc. Đường lối còn bảo thủ trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn đã tạo cớ cho phương tây xâm lược nước ta.

- Do chính sách về kinh tế - xã hội, chính sách bảo vệ công điền, doanh điền... không giải qyết được những mâu thuẫn trong xã hội, đời sống nhân dân rơi vào tình trạng khốn cùng.

- Góp phần làm cho đất nước trở nên suy kiệt, lòng dân li tán nên việc mất nước từ không tất yếu trở nên tất yếu. Lần đầu tiên, nước ta phải đối mặt với một kẻ thù mạnh đến từ phưong Tây với chế độ tư bản, có nhiều vũ khí, hỏa lực mạnh và hiện đại. Tra\ong khi đó, nước ta còn lạc hầu nên Việt nam đứng trước nguy cơ bị thực dân xâm lược.

 

17 tháng 5 2021

- Nhà Nguyễn dần thu hẹp các hoạt động của thương nhân phương Tây mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định.

- Về sau, Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây

-Tuy nhiên, sự bành trướng của châu âu ở đông nam á khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi nước Anh chiếm được Singapore . Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người Tây phương nhưng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào.Vua Minh Mạng không có cảm tình với những người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người Âu Châu là bọn man di, là quân xâm lược.

17 tháng 5 2021

Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với các nước phương Tây:

- Nhà Nguyễn dần thu hẹp các hoạt động của thương nhân phương Tây mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định.

- Về sau, Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

28 tháng 4 2016

4/ Nguyễn Nhạc lại giảng hòa với quân Trịnh mà không giảng hòa với quân Nguyễn vì: Do quân Trịnh lúc bấy giờ vẫn còn mạnh, trong khi đó quân Nguyễn đang suy yếu sau một thời gian giao chiến với quân Tây Sơn.

28 tháng 4 2016

mình trả lời câu 7 nha: đối nội:chèn ép ndân

đối ngoại: thuần phục nhà Thanh;học luât nhà Thanh( trong khi nhà Thanh đã thối nát; gần như sụp đổ)

khước từ mọi quan hệ với phương Tây

=> chính sách đối ngoại: mù quáng,đóng kín và bảo thủ