Mọi người cho mình hỏi,nghị luận về trầm cảm,áp lực học tập là nghị luận xã hội hay nghị luận chứng minh ạ ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
REFER
Ngày nay vấn đề về học tập của các bạn học sinh đang được mọi người quan tâm rất nhiều. Vì vậy đối với một học sinh trung học phổ thông như chúng tôi thì nó đang là một áp lực rất lớn. Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắc hẳn mọi câu trả lời đều là: “Không”. Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí của chúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là “Áp lực về học tập”. Trên thực tế, việc học tốt ở trường có rất nhiều áp lực, vì các bạn phải hoàn thành bài vở, dự án và báo cáo ở trường và học hành chăm chỉ cho các kỳ thi. Ngoài ra, còn có sự căng thẳng khi có một cuộc sống xã hội và được chấp nhận bởi các đồng nghiệp của họ trong các nhóm nổi tiếng cùng với sự căng thẳng về thể chất do một số thay đổi về cảm xúc và thể chất có thể khiến thanh thiếu niên bối rối và căng thẳng. Cuối cùng, chúng ta cũng có thể đề cập đến căng thẳng đến từ các vấn đề gia đình và sự cạnh tranh anh chị em. Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng rất nhiều lý do có thể khiến mình bị căng thẳng, có thể gây ra phản ứng bạo lực, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe.
Có 2 loại văn nghị luận đó là: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Nghị luận xã hội:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
Nội dung cần có:
Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
Cách viết cần đạt :
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài.
Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc.
Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
Nội dung cần có:
Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân.
Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
Cách diễn đạt :
Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt.
Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.
Nghị luận văn học:
Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…
Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…
Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:
Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…
Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…
xin lỗi chị,em mới học lớp 7 nhưng mún tl cho cj nên em copy mạng,nếu ko phù hợp thì thui ạ!!!
Các bước để viết đoạn văn về nghị luận xã hội
1.Nêu và giải thích ý kiến câu hỏi đề thi
2.Bàn luận mở rộng về ý kiến câu hỏi đề thi
3.Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân và mọi người
Học tập là quá trình con người tìm hiểu, tiếp thu thêm những kiến thức, hiểu biết về thế giới, học trở thành một quá trình tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người, nói về học tập chúng ta thường nghĩ đến những tri thức mênh mông, bao la vô tận và sự nhỏ bé của con người trước kho tàng tri thức của nhân loại. Làm thế nào để có thể tiến gần hơn, khám phá nhiều hơn kho tàng tri thức đó, nhà bác học Lê-nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi", đó là cách duy nhất và cũng là nhanh nhất để ta có được tri thức.
Không cần thiết phải có một khái niệm quá trừu tượng và phức tạp về việc học, nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu việc "học" là sự lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của con người, bằng cách học tập , con người đã chiếm lĩnh lấy kiến thức về mọi mặt của đời sống. "Học nữa" được hiểu như một lời thúc giục cần phải học nhiều hơn, sâu rộng hơn nữa, còn "học mãi" là lời nhắn nhủ rằng chúng ta phải học tập suốt đời, đừng bao giờ ngơi nghỉ việc học. Câu nói của Lê-nin đã nhắc nhở toàn nhân loại, tất cả mọi người phải học và phải học ngay hôm nay, học nhiều hơn, học mãi đến hết đời, bởi học không bao giờ là thừa. Có thể nói ngay từ khi sinh ra chúng ta đã phải học, học để tồn tại và thích nghi với cuộc sống, ví dụ như học ăn, học nói, học đọc, học viết, rồi lớn hơn ta học các tri thức về cuộc sống, khám phá thế giới, học cách làm người. Chính việc học giúp ta có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, dù cho xã hội ấy có biến động đổi thay cũng nhờ có việc học mà ta sẽ không bị lỡ nhịp. Tri thức là vô tận, chúng ta học càng nhiều thì tri thức thu được càng nhiều và ngược lại, việc không ngừng học tập giúp ta không ngừng tiến bộ và phát triển, giống như việc chúng ta lần lượt học hết các cấp Tiểu học, Trung học rồi Đại học, Cao học. Càng học lên cao ta càng có được nhiều tri thức trong tay, những tri thức đó là vốn liếng quý giá để ta sử dụng vào cuộc sống. Con người ta có trưởng thành, thành đạt và trở nên có ích với gia đình, xã hội cũng chính nhờ việc học tập, phải không ngừng học tập, tiếp thu tiến bộ và nâng cao vốn hiểu biết của mình mới giúp bản thân vững vàng trước mọi đổi thay, biến hóa của xã hội. Nếu không có học tập có lẽ xã hội sẽ mãi mãi là xã hội Nguyên thủy, không có tri thức sẽ không có sự tồn tại và phát triển như xã hội chúng ta ngày nay, không học tri thức sẽ không tự tìm đến, không có tri thức vô hình chung trở thành kẻ mù văn hóa, bị tụt hậu và xã hội bỏ lại phía sau. Có những người ham học, họ học bất cứ đâu, bất cứ điều gì và bất cứ ở độ tuổi nào, nhưng cũng có những người luôn tự đắc với trình độ học vấn nhất định của mình, vậy làm thế nào để "học nữa, học mãi"? Thứ nhất chúng ta phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu và lĩnh hội tri thức có thể là từ thầy cô, bạn bè hay đồng nghiệp, thứ hai là phải mở rộng môi trường học tập, không chỉ học trên trường lớp qua sách vở mà còn học ngoài xã hội, trong gia đình, trong cuộc sống. Điều quan trọng thứ ba là ta phải học có chọn lọc, không thể cái gì cũng học mà chỉ học cái hay, cái tốt, cái đẹp, không học theo hướng tiêu cực, chống đối.
Qua câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi", em nhận ra bản thân mình nói riêng và thế hệ học sinh ngày nay chưa thực sự xem trọng việc học, chúng em ham chơi hơn ham học và học một cách thụ động. Qua câu nói của Lê-nin, em rút ra được một bài học sâu sắc: Cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của việc học và không ngừng học tập, phấn đấu để không chỉ trau dồi bản thân mà còn để giúp ích cho cuộc đời, cho mọi người và cho xã hội.
tk
Trước hết bạn hiểu “Học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức từ thầy cô, sách vở, bạn bè hay thực tế cuộc sống. Học tập là quá trình tìm tòi, hỏi han để hiểu rõ và mở rộng những tri thức đỗ. thu nhập được. Vậy tại sao chúng ta cần phải học? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng có rất nhiều sẽ không trả lời được và xác định đúng việc học cho bản thân mình, còn theo tôi, kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người chỉ nhỏ như một giọt nước. Hơn nữa, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, những phát minh ra đời ngày càng nhiều phục vụ cho đời sống con người tốt hơn. Không học hỏi ta sẽ không bắt kịp nhịp độ của xã hội, ta sẽ bị lạc hậu. Chẳng hạn như người công nhân không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề cũng như năng suất. Người giáo viên cũng không ngừng học tập để truyền đạt cho học sinh những kiến thức mới về mọi lĩnh vực. Nhà bác học Đácuyn cũng đã từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”, hay Ka-li-ni đã từng phát biểu: “Việc học là cuốn sách không trang cuối cùng”. Gần gũi hơn là Bác Hồ của chúng ta với câu nói: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Ngoài ra, nếu không học tập, chúng ta sẽ không đủ khả năng đảm nhiệm những công việc ngày một khó khăn, phức tạp hơn và khi đó chính chúng ta sẽ bị đào thải.Mình rất muộn mọi người đưa ra ý kiến cá nhân và hãy đưa ra hệ thống luận cứ, luận chứng, lí lẽ thuyết phục để mọi người cảm thấy đó là một ý kiến TỐT.
Nói về mạng xã hội, một chủ đề khá thú vị và được dư luận quan tâm nhiều.Mạng xã hội khá dễ để sử dụng và cũng không dễ để từ bỏ chúng.Hiện tại chúng ta có thể thấy ngày nay, từ già đến trẻ đều có thể sử dụng và mang lại cả những mặt lợi mặt hại.Một phần để giải trí, để vui chơi, để thư giản, nhưng bên cạnh đó là đầy rẫy những mặt xấu, sẽ đc làm cụ thể phàn dưới đây.
Xét về mặt tốt, mạng xã hội giúp đời sống cải thiện hơn, nâng cao hơn, tinh thần đc thoải mái hơn.Nó mang đến cho ta những điều hay lí thú, là quyển sách dài về đủ các lĩnh vực khoa học như toán học, lí học, hóa học, sử học,...Nó được tổng hợp từ những gì tinh tế nhất trên thế giới về văn hóa, bản sắc dân tộc, truyền thống mỗi nước,..Mạng xã hội cho chúng ta biết cách làm đẹp, thay đổi bản thân trở nên tự tin hơn nhờ những video hướng dẫn làm đẹp.Hơn thế nữa, còn tiện lợi hơn trong việc buôn bán, ngoại giao khi ở xa.Nó mang đến những giây phút tuyệt vời khi chúng ta đang căng thẳng mà xem 1 vở hài kịch, hay là những cảm xúc thăng trầm của cuốn phim hoài cổ, những giai điệu nhẹ nhàng của các thánh bolero,..Với giới học sinh, có thể nghiên cứu những kiến thức hay và lí thú,..
Bên cạnh những mặt tốt thì mạng xã hội cũn không kém những mặt xấu.Đôi khi là sự ganh đua hơn kém nhau vì số lượng "like" mỗi lần đăng ảnh, hay những lời bình luận không hay ho, xúc phạm đến quyền riêng tư của người khác,những thông tin quảng cáo giả mạo, hàng nhái hàng giả.Ngày nay có rất nhiều ứng dụng khiến con người ta đắm mình vào thế giới ảo."Ôi thật nguy hiểm!"
Đó là toàn bộ quan điểm cá nhân tôi với mạng xã hội. Mạng xã hội đang được phổ biến hiện nay và khắp trên thế giới. Mỗi chúng ta cần viết sử dụng chúng sao cho đúng, sao cho hợp lí.Còn các bạn thì sao, hãy nói cho mọi người biết quan điểm của các bạn nhé?
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
tham khảo
“Phải sống như thế nào?” là một câu hỏi tự đặt ra, luôn luôn trăn trở với nhiều người trong cuộc sống hằng ngày. Đó là một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta từng phấn đấu thể hiện không mệt mỏi. Thi sĩ Tố Hữu đã từng viết: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?” Có thể nói đó là một câu thơ hay, một ý thơ đẹp, nhiều gợi mở, từng trở thành hành trang tâm hồn của bao bạn trẻ ngày nay.
Vậy thế nào là sống đẹp? Cách sống là cách làm người; sống đẹp là sống đúng đạo lí của dân tộc, sống đúng gia phong nếp nhà, biết “giấy rách phải giữ lấy lề”. Sống đẹp là cách sống có văn hóa, có học, từ cách ăn mặc đi đứng đến ngôn ngữ ứng xử từ hành động thái độ đến việc làm cụ thể đều đúng mực, có ích, được mọi người đồng tình và ngợi khen, cổ nhân lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm chuẩn mực để đánh giá nhân cách kẻ sĩ để phân biệt quân tử với tiểu nhân. Ngày nay, nhân dân ta lại lấy gương người tốt việc tốt, nêu cao những con người biết sống, học tập, lao động theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để hướng tới và vươn lên.
Sống đẹp phải tùy thuộc vào lứa tuổi, vị thế xã hội. Các em nhỏ chăm ngoan, vệ sinh sạch sẽ, học giỏi là sống đẹp. Các cụ già “tuổi xưa nay hiếm” lại nêu cao khẩu hiệu: “Sống khỏe, sống vui, sống có ích” để làm gương cho con cháu noi theo. Một em bé chăn trâu đã dũng cảm nhảy xuống dòng sông cứu bạn khỏi chết đuối là sống đẹp. Một cán bộ biên phòng dũng cảm băng qua dòng nước lũ để cứu dân là sống đẹp. Một Việt kiều, một cán bộ sứ quán Việt Nam đã nêu cao, làm nổi bật những nét bản sắc của nhân dân ta trước bạn bè năm châu bốn biển là sống đẹp.
Phải biết sống đẹp trong đời thường hằng ngày. Siêng năng làm ăn, cần cù lao động, sống giản dị khiêm tốn, học hành chăm chỉ… là sống đẹp. Tham ô, lãng phí, đè đầu cưỡi cổ nhân dân là kẻ tha hóa, bất lương. Cán bộ, công chức sống đẹp là phái thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm theo điều Bác Hồ dạy là sống đẹp.
Thầy, cô giáo thương yêu, chăm lo dạy bảo học sinh, coi học sinh như con em ruột thịt của mình, phấn đấu dạy tốt, dạy giỏi là sống đẹp. Thầy thuốc hết lòng săn sóc bệnh nhân, chữa bệnh giỏi, lương y như từ mẫu là sống đẹp.
Nhân ái là truyền thống đạo lí cao đẹp của nhân dân. Tình thương đã tỏa sáng tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Các câu ca, câu hát: “Lá lành đùm lá rách”, "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” luôn luôn được hàng triệu người nhắc đi nhắc lại và làm theo. Người có lòng nhân sống yêu thương săn sóc mọi người là sống đẹp.
Gia huấn ca tương truyền là của Nguyễn Trãi được các cụ già nhắc lại để khuyên bảo con cháu biết sống đẹp đế giữ lấy gia phong, giữ lấy nếp nhà:
Khi còn bé tại gia hầu hạ,
Dưới hai thân vâng dạ theo lời
Khi ăn, khi nói, khi cười,
Vào trong khuôn phép, ra ngoài đoan trang…
Thời kháng chiến chống Mĩ tuổi trẻ Việt Nam đã xả thân anh dũng chiến đấu để sống đẹp, nêu cao tâm thế và lí tưởng: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thẳng!”.
“Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” – Đó là một câu thơ, câu hỏi rất thú vị. Một anh bạn đã nói: “Chí hướng của mình là học giỏi hôm nay để làm giàu ngày mai”. Lại có một cô nữ sinh lớp 12 tâm sự: “Phấn đấu thi tốt nghiệp, thi đại học đạt điểm cao, thi đỗ vào trường mà mình mơ ước”.
NLXH
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI