Viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy trí tưởng tượng Viết tiếp kết thúc vui cho câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tôn lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả, vì thế, ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua. Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: Bệ hạ còn thơ ấu- mà Thủ Độ thì quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. TháiTông lập tức ra lệnh cho xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và kể hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời rằng : Quả có đúng như những lời hắn nói thật”. Xong, đem tiền, lụa mà thưởng cho.
Linh Từ Quốc Mẫu có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc với Thủ Độ rằng: “Mụ này làm vợ ông mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế ư?”. Thủ Độ tức giận liền sai người đi bắt người quân hiệu kia. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc là phải chết. Đến nơi Thủ Độ vặn hỏi trước mặt Linh Từ, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực mà trả lời. Thủ Độ nói: ”Ngươi ở chức thấp mà gia được luật pháp, ta còn trách gì được nữa”. Nói xong, đem vàng lụa thưởng cho.
Có lần Thủ Độ đi duyệt định hộ khẩu, bà Quốc Mẫu xin riêng cho một người được làm chức câu đương, Thủ Độ gật đầu rồi ghi rõ họ tên quê quán người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, liền hỏi tên nọ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến. Thủ Độ bảo hắn: Người vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác!”. Người đó van xin mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm Thủ Độ vì việc riêng nữa.
Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng, Thủ Độ tâu: An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần thì thần xin trát sĩ, còn nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao?”. Vua bèn thôi.
Thủ Độ tuy làm tể tướng nhưng mọi việc đều để ý chu tất, vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất”.
Lời bàn :
Chính quyền nhà Trần là chính quyền của quý tộc họ Trần. Chính quyền ấy cho phép con em quý tộc được quyền sống dựa vào uy danh và bổng lộc của cha ông. Song, đọc chuyện Trần Thủ Độ, ai dám bảo con cháu ông sẽ dựa hơi ông để ức hiếp người đời!
Chú thích
- Linh Từ Quốc Mẫu (gọi tắt là Quốc Mẫu) hay công chúa nói đến trong ghi chép trên chính là bà Trần Thị Dung vợ của Trần Thủ Độ. Bà vốn là con gái của Trần Lý, từng là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, nhà Lý đổ, bà bị giáng là Thiên Cực công chúa và đem gả cho Trần Thủ Độ. Do có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất, khi mất, bà được phong là Linh Từ Quốc Mẫu.
- Chức câu đương: chỉ là một chức dịch nhỏ ở xã
Sáng hôm sau, chim thần đến đưa người anh ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, hắn cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, người anh còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Sau cơn hoạn nạn, người anh trở về kể rõ sự tình cho vợ nghe. Hai vợ chồng người anh nhận ra lỗi lầm, tu chí làm ăn. Kể từ đó, anh em hòa thuận, cuộc sống hạnh phúc.
Tham khảo ạ:
Sáng hôm sau, chim thần đến đưa người anh ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, hắn cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, người anh còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Sau cơn hoạn nạn, người anh trở về kể rõ sự tình cho vợ nghe. Hai vợ chồng người anh nhận ra lỗi lầm, tu chí làm ăn. Kể từ đó, anh em hòa thuận, cuộc sống hạnh phúc.
Thái sư Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.
Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
- Ngươi có phu nhân xin cho chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi chơi chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi ông ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
- Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa!
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:
- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
- Kẻ này dám tâu xằng với Trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
- Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.
Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ
Cậu bé ôm lấy cây xanh và òa khóc, cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:
- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không ?
Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to :
- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.
tham khảo : Khi đến hòn đảo, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Sau khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ, được một người đánh cá cứu. Anh ta nhận ra sai lầm của bản thân, trở về nhà khuyên vợ tu chí làm ăn. Khi biết được anh mình thay đổi, người em ra sức giúp đỡ anh. Hai anh em ngày càng hòa thuận, yêu thương nhau hơn.