K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2022

thay thế từ ngữ:từ từ ông thay thế cho Vừ My 

4 tháng 4 2022

hay thế từ ngữ:từ từ ông thay thế cho Vừ My 

Bạn có nằm trong số 2% những người thông minh nhất trên thế giới không ? Bài toán đố dưới đây thực chất là toán logic. Chúc bạn may mắn và không nản chí ! 1. Có 5 ngôi nhà, mỗi nhà một màu khác nhau. 2. Trong mỗi nhà có một người ở, mỗi người có quốc tịch khác nhau. 3. Mỗi người thích uống một loại nước khác nhau, mỗi người hút một loại thuốc lá khác nhau và nuôi một loài vật...
Đọc tiếp

Bạn có nằm trong số 2% những người thông minh nhất trên thế giới không ? Bài toán đố dưới đây thực chất là toán logic. Chúc bạn may mắn và không nản chí ! 1. Có 5 ngôi nhà, mỗi nhà một màu khác nhau. 2. Trong mỗi nhà có một người ở, mỗi người có quốc tịch khác nhau. 3. Mỗi người thích uống một loại nước khác nhau, mỗi người hút một loại thuốc lá khác nhau và nuôi một loài vật khác nhau trong nhà của mình. Câu hỏi đặt ra là: Ai nuôi cá ? Biết rằng: a. Người Anh sống trong nhà màu đỏ. b. Người Thuỵ điển nuôi chó. c. Người Đan mạch thích uống chè. d. Người Đức hút thuốc lá nhãn Rothmanns. e. Người Nauy sống trong ngôi nhà đầu tiên. f. Người sống trong nhà xanh thích uống cà phê. g. Người hút thuốc lá Winfield thích uống bia. h. Người sống trong nhà vàng hút thuốc lá Dunhill. i. Người hút thuốc lá Pall Mall nuôi vẹt trong nhà của mình. j. Người sống trong ngôi nhà ở chính giữa thích uống sữa. k. Người hút thuốc lá Marlboro sống bên cạnh người nuôi mèo. l. Người hàng xóm của người hút Marlboro quen uống nước. m. Người hút thuốc lá Dunhill sống bên cạnh người nuôi ngựa. n. Ngôi nhà của người Nauy nằm bên cạnh nhà màu tím. o. Ngôi nhà màu xanh nằm kế và bên trái (phía trước) nhà màu trắng. Anhxtanh đã nghĩ ra bài toán trên ở thế kỷ trước. Ông khẳng định rằng 98% người trên thế giới không thể giải được bài toán đố này. Chúc bạn may mắn! From tớ: Xin trân trọng thông báo! Tớ nằm trong 2% số người mà ông í phân loại! cChắc là ông í nhầm hay sao í! bọn bạn tớ giải được hết! thế thì 98% người trên thế giới này ko giải được là những ai! chắc người ta càng ngày càng siêu! nhỉ? ^^ Chúc bạn nằm trong số 2%

9
27 tháng 3 2016

đồ khùng

27 tháng 3 2016

Ko hieu !!!

truyện không có gì đáng sợ vì nó là sự thật 100% em được chứng kiến và nghe mẹ em kể lại. mong mọi người ủng hộ ạ.1. chuyện hai cây xoan– giới thiệu sơ qua về nhà tôi: nhà tôi gồm 2 ngôi nhà thẳng nhau, một ngôi nhà nằm ở mặt đường ( gọi tạm là nhà trên) và một ngôi nhà nữa nằm ở phía sau ngôi nhà ấy ( gọi tạm là nhà dưới) và cách ngôi nhà ấy một đoạn tầm 10 mét. Bên...
Đọc tiếp

truyện không có gì đáng sợ vì nó là sự thật 100% em được chứng kiến và nghe mẹ em kể lại. mong mọi người ủng hộ ạ.
1. chuyện hai cây xoan
– giới thiệu sơ qua về nhà tôi: nhà tôi gồm 2 ngôi nhà thẳng nhau, một ngôi nhà nằm ở mặt đường ( gọi tạm là nhà trên) và một ngôi nhà nữa nằm ở phía sau ngôi nhà ấy ( gọi tạm là nhà dưới) và cách ngôi nhà ấy một đoạn tầm 10 mét. Bên phải nhà tôi là một mảnh đất bỏ hoang, vườn nhà tôi nằm giữa 2 ngôi khà, bên trái là 2 mảnh vườn khác để trồng rau. Vườn nhà tôi có rất nhiều cây nhưng trong đó có 2 cây xoan rất to mà tôi không biết nó có từ khi nào, 1 mảnh vườn khác cách nhà tôi 1 vườn rau cũng có 2 cây xoan. nếu bạn đứng ở 2 cây xoan chỗ cái vườn kia thì vừa đủ để nhìn thấy 2 cây xoan ở vườn nhà tôi. chuyện bắt đầu từ chính những cây xoan này :
chuyện xảy ra khá lâu rồi, một hôm, vào buổi trưa hè nắng nóng, mẹ tôi đứng ở cửa nhà dưới thì thấy 1 người mặc đồ giống nhà sư cứ đứng ở chỗ 2 cây xoan ở mảnh vườn kia mà nhìn chằm chằm vào 2 cây xoan nhà tôi. mẹ tôi thấy lạ bèn đi lên đường xem vị sư kia muốn tìm gì thì vị sư đó đã biến mất không dấu vết. Và rồi mẹ tôi di xem bói và được biết là chỗ 2 cây xoan đó nhà tôi ngày xưa có 1 vị quan bị chết oan ở đấy nhưng đây là vị quan tốt nên ông không làm ảnh hưởng đến nhà tôi. Và một điều lạ nữa là tất cả các cây xoan trong làng đều nở hoa cùng 1 khoảng thời gian chỉ riêng 2 cây xoan nhà tôi là nở hoa muộn hơn rất khiều
– Tiếp theo là nói về 2 cây xoan ở mảnh vườn kia: đó là mảnh vườn của ông T , khi ông có ý định xây nhà ở mảnh vườn đó thì ông đã chặt 2 cây xoan đó đi nhưng khi vừa về nhà ông đã bị ngã gãy chân ở sân giếng nhà ông. Ngày hôm sau, người ctrai út của ông ra đốt gốc xoan ý đi thì về nhà lại bị mất chiếc xe máy mới mua mà không biết lý do. Nhưng sau đó thì ông T đã xây nhà trên mảnh vườn đó và để cho 2 vợ chồng người con cả và đứa cgai của họ ra ở. sau khi ra đấy ở thì vợ của ctrai ông T mang thai và sinh ra 1 đứa bé bị tật từ nhỏ , mặt mũi đứa bé khá dị và đứa bé bị bệnh Đao. sau khi sinh đứa bé xong, vợ của ctrai ông còn bị bệnh về não và tốn rất nhiều tiền rồi cúng kiếng đủ thứ mới khỏi

1
12 tháng 1 2022

bạn kể hay thật (nể bạn luôn)

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.

Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.
Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.

Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.
Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.
Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.
Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.

1) Đọc tìm bố cục và tóm tắt văn bản trên

2) Hãy tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Theo em những chi tiết đó có ý nghĩa gì?

0
27 tháng 1 2016

thì cứ mở rộng còn cây dừa thì giữ lại  

27 tháng 1 2016

chặt lun cây dừ đi là khỏe

a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên...
Đọc tiếp
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
1
8 tháng 1 2018

Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:

- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Chương trình ngữ văn không có câu đố

b,

- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ

“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm

c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn

Chào mọi người . Mọi người chào lại mình cái cho có hứng vào truyện cái nào :))))Hầy.. đợi mình châm điếu thuốc rồi kể nào , các bạn có tin trên đời này có ma hay không , có bạn có có bạn lại nghĩ đó là do trí tưởng tượng của con người khi ở hoàn cảnh nào đó khi mà tâm trí ta gọi nó là sợ , mình lớn lên ở bình chánh nhưng mình ở giáp ranh với long an thôi , chỗ mình ở ngày...
Đọc tiếp

Chào mọi người . Mọi người chào lại mình cái cho có hứng vào truyện cái nào :))))
Hầy.. đợi mình châm điếu thuốc rồi kể nào , các bạn có tin trên đời này có ma hay không , có bạn có có bạn lại nghĩ đó là do trí tưởng tượng của con người khi ở hoàn cảnh nào đó khi mà tâm trí ta gọi nó là sợ , mình lớn lên ở bình chánh nhưng mình ở giáp ranh với long an thôi , chỗ mình ở ngày trước ở cũng ngần 50 hộ , à mà nói chính xác ra thì là 57 hộ do mình hay làm dùm bố mình mấy cái phát mời họp tổ dân phố ấy , nhưng bây giờ chổ này vắng và sợ lắm do người ta quy hoạch hết rồi để xây cao tốc long thành gì gì đó , bây giờ chỉ còn tầm 23 hộ thôi , càng vào sâu đổ nát càng hiện rõ , chuyện cũng chả có gì nghê rợn từ ngày con bồ mình đi làm nhà hàng về toàn 10h 11h , mình cái tính thì lo xa nên toàn chờ nó về tới nhà mới chiệu đi ngủ , chuyện cũng không có gì nếu hôm đó nhà không mất wifi nên đành lôi cái võng trong nhà ra sân bà nội nằm để hút wifi ké ( tới giờ vẫn sài chùa và nằm ngoài sân ahihi ) trước khoảng sân là một không gian rộng và tối om vì nó nằm sát mép đường nên làm mình cứ rờn rợn , các bác nào ở xã cũng biết đường trong xã về đêm cây cối um tùm không đèn nó dị cỡ nào rồi , nhưng vì tình yêu em cân tất các bác ạ , chiều hôm đó mưa cũng lớn và đến đêm nó vẫn lách tách không chịu dừng , em thì nằm đó lâu lâu lại có gió thổi qua với cái hơi sương đêm làm em dựng cả xương sống , hôm đó em cũng mệt lắm dự là nói nó tối nay em ngủ sớm nhưng mà nghĩ lại không bỏ được em mới xuống bếp pha 3 bịch cà phê để làm 1 ca uống , thì bỗng chó khắp sớm em sủa vang rền em cũng thấy hơi sợ sợ rồi nhưng vẫn quyết định là đi mang theo ca cà phê với gói thuốc em nằm mở coi tiếp one piece còn dang dở nhưng mà những ngọn gió lâu lại ùa tới kèm theo tiếng hú cũa gió làm em cứ bồn chồn trong người , rồi cũng  11h.30 hai đứa nói chuỵen cũng tầm 1h sáng em cúp máy đề về ngủ một phần nó sợ em lạnh , nhưng mà hôm nay em lại gạt ý định đó bì đang coi tập cao trào cũa one piece nên em nán lại coi nốt rồi về tầm cũng 2h sáng trời cũng lạnh hơn rất nhiều em cứ ôm điện thoại cho đến khi em nhìn ra phía đường có ông lão đang đạp xe đẹp cứ ngó em chằm chằm rồi cười , em mới lẩm bẩm lẻ nào ông tám chở củi ra ngoài quán sớm vậy mới 2h sáng chả lẽ nào h này đã nấu nước lèo , em châm điếu thuốc ngó lại thì không thấy nữa , em cũng bắt đầu lo sợ về thứ mình thấy , em rơi vào cảm giác lo sợ đến mức nhìn con đường tối om mà em sợ không dám chạy về nhà dù nhà em chỉ cách chỉ cách đó 7 căn thôi , em cứ nằm đó với hi vọng ông nội sẽ đi tè khuy để em có thể ngủ nhờ nhà nội , lúc đó em thật sự chỉ muốn đập cửa kêu cứu ông nội mà lại nghĩ nhà nội út mới sinh con nên không dám kêu , em đành cắn răng nằm lại tầm 3h trời bỗng nhiên trở mưa nặng hạt làm mọi thứ nặng nề nay trở nên quá ảm đạm , bỗng trong tiếng mưa là tiếng xe đạp cót két vọng lại chỗ em , chắc chắn không phải ông tám vì ông chỉ chở củi ra rồi ở ngoài quán với bà tám chứ về làm gì mà mưa gió người ta cũng đạp lẹ chứ sao lại đạp chậm rãi như vậy, chợt mình nghe tiếng ai đó rao rõ mồn một , bánh đây bánh bột bánh chuối đây , mình đảm bảo rằng nghe rất rõ vì tiếng rao chậm rãi và từ từ , ông ấy lại nhìn mình cười lúc ấy mình như chết lặng đi chỉ biết đứng như chết nhìn theo mà nước mắt tuôn ra vì đã sợ đến mức không còn bước nỗi nữa , trời xoẹt gầm thì mọi thứ mình nhìn thấy chỉ là màu đen , bỗng ông nội mở cữa ra đi tiểu thì mình chỉ biết cảm ơn trời vì lúc đó ông nội như cứu tinh cũa mình , mình mở cữa lao thẳng vào giường ông nội nằm co ro trong đó mà chưa hết bàng hoàng vì nhưng gì đã thấy , mình kể lại cho ông nội nghe , ông nói mình hên vì gặp ông đó hiền chỉ hù mình còn gặp vong khác nó cho ăn bùn ăn đất thì xong , dù gì giờ trong mùng mình cũnf đã đỡ hoảng hơn . Nên tối nay lại ra võng nằm viết cho các bạn xem bây giờ rút kinh ngiệm bỏ trong túi củ tỏi chà bá luôn :))) em cày phim tiếp đây , em vốn văn vẻ như lờ nên các bác đừng chê .

0
15 tháng 5 2020

Bởi vì đó là cây thật.

Không có cây nào mọc trong 5 ngày cả.

9 tháng 6 2020

Đáp án là hạt giống có thể đã bị luộc chín hoặc là không có một cái cây nào mọc trong năm ngày cả

Ông Cự là người không sợ ma. Cả làng tôi ai cũng khẳng định thế, bởi chẳng những đào mồ cuốc mả, bốc mộ mà đến thần phật gần nhà ông cũng coi cá mè một lứa. Nhà ông gần ngôi đền cuối làng, vườn miếu là đất thánh, cây cối um tùm, cỏ tranh rậm rạp nhưng ông vẫn hay lần mò khi thì bắt con rắn, con chim khi thì mò mẫm đào bới gốc cây, củ hoa. Người làng mỗi khi bắt gặp...
Đọc tiếp

Ông Cự là người không sợ ma. Cả làng tôi ai cũng khẳng định thế, bởi chẳng những đào mồ cuốc mả, bốc mộ mà đến thần phật gần nhà ông cũng coi cá mè một lứa. Nhà ông gần ngôi đền cuối làng, vườn miếu là đất thánh, cây cối um tùm, cỏ tranh rậm rạp nhưng ông vẫn hay lần mò khi thì bắt con rắn, con chim khi thì mò mẫm đào bới gốc cây, củ hoa. Người làng mỗi khi bắt gặp đều chép miệng, báng bổ vậy thánh quở chết. Mỗi lần có ai khuyên can hay có ý ngăn cản ông lại cười hềnh hệch, cháu có ăn trộm của ai đâu mà các bác phải sợ hay ông bổ thẳng vào mặt người ta, thần thì cũng chỉ là ông đất nung, ngày rằm không lễ thần cũng giống tôi mà thôi.
Có lẽ, ở mảnh đất bốn bề là ruộng, ngoài ruộng người ta không tìm được công việc gì có thể kiếm thêm thì sự chăm chỉ bỗng trở thành thảm họa. Người ta sẵn sàng vơ vóng bất cứ cái gì có thể mang lại giá trị kinh tế dù chỉ là phút chốc hay đơn thuần “chẳng nhẽ lại vứt bỏ”… Và vì lẽ ấy, ở mảnh đất quê tôi lễ nghĩa thần phật, ma quỷ chưa có nhiều đất để dung thân. Người dân nghèo quá, họ chưa lo đủ cho mâm cơm tươm tất nào đâu đoái hoài đến sự đủ đầy của tuần rằm, mồng một. Tín thánh, tin thần thì mâm lễ cũng vỏn vẹn chỉ có đĩa gạo sống, quả trứng gà luộc dở, ba que nhang cắm cho đoạn nỗi niềm thôn quê quạnh quẽ.
Ấy thế mà ông Cự cũng gặp ma. Có lần tôi lân la vào nhà ông chơi, thấy ông ốm nằm rên hừ hừ, hỏi thăm bà vợ, sau hồi sụt sùi bà kể chẳng là hôm qua ông nhà đi kéo chũm đoạn đồng Chuôi Gươm tầm gần 3 giờ sáng mới lật đật vác về. Cơn thèm thuốc lào của ông Cự không bao giờ cho ông đi được hết đêm mặc dù càng khuya kéo cá càng vào. Mà khổ nỗi, tay vác chũm kéo quanh, tay xách thùng, thắt lưng lại đeo giỏ nên có thèm thuốc lào nên lác đôi con mắt cũng không thể xách điếu đóm theo được. Tối hôm ấy, khi về phía cuối làng, cơn mưa vừa dứt, dãy bóng đèn cao áp đường làng tắt ngóm, cả làng cắt điện vì sấm sét, trong bóng tối đen kịt ông Cự lầm lũi vác chũm với cái thùng lúc lắc vừa cá vừa nước tới cầu ao xóm Đông Hạ tính xuống rửa chân, tiện giặt qua cái chũm trước khi về nhà. Mà nhà ông có mỗi cái bể nước mưa, giờ này cũng chẳng làm sao múc được khâu nước để rửa ráy. Bước thấp bước cao khi vừa tới mép cầu ao thì ông thấy cá trong thùng quẫy mạnh khiến ông lảo đảo vì nặng. Ông nghĩ ông lắc người hạ chũm nên cá thấy động thì quẫy. Nghĩ vậy, ông hạ cái thùng bên trên bờ rồi rón rén thò ngón chân cái dò dẫm từng bậc cầu ao kẻo trời tối trơn trượt. Thế rồi vừa mới tới bậc thứ 2 ông sững người khi thấy phía bên phải hướng ông đang nhìn có hình ảnh 2 người đàn bà ngồi nhổ tóc sâu cho nhau. Ông thều thào kể với tôi, mắt long lên. “Tôi chắc chú à. Hai người đàn bà xõa tóc, đen sì. Bóng đen như được khắc hẳn thành hình nên khối giữa đêm hè không trăng, không ánh điện. Mới ban đầu tôi tặc lưỡi, chắc mẹ con bà Hoa nửa đêm không chồng khó ngủ nên mang nhau ra bờ ao hóng gió. Nhưng quái lạ tôi không hề nghe tiếng động, mà bới tóc sâu sao lại bới lúc trời đêm như mực”. Người ông Cự khi kể tới ấy cũng toát mồ hôi, vẻ mặt vẫn đượm màu sợ hãi. “Rồi tôi đánh bạo hỏi to, mẹ con bà ngủ muộn thế?”. Câu hỏi ông Cự vừa thoát ra tan ngay vào màn đêm, vào bóng tối loãng toẹt. Tiếng cá trong thùng ông để trên bờ quẫy mạnh, mặt nước dập dềnh, lóng lánh. Ông Cự đứng sững, không gió, không mưa mà ông vẫn thấy lành lạnh. Câu hỏi của ông tan vào đêm không có hồi âm. Bóng đen vẫn ngồi đấy, ông Cự cũng đứng trân trân cố gắng xem cái tri giác của ông đúng hay na quỷ muốn chòng ghẹo ông. Cả hai bên chưa nhận ra nhau, hay ông Cự chưa xác định được ông đang tỉnh hay là mắt mờ vì thèm thuốc thì ngay phía dưới chân ông có tiếng trẻ em khóc oe oe. Tiếng khóc khi gần khi xa, lúc to lúc nhở khiến chính ông không nhận ra được nó phát ra từ hướng nào. Nhưng định thần lại, tiếng khóc ngay dưới chân ông, tức là dưới cầu ao nơi ông đang định bước xuống. Ông Cự run lẩy bẩy, tay chân ông dù có muốn vận đến mấy phần công lực như trong phim chưởng cũng không thể nhấc lên mà chạy. Ông bỗng rơi vào tình trạng, chạy không được mà ngất cũng không xong. Ông đứng như trời trồng, mắt vẫn rướn về phía trước nhưng khoảng không và đêm đen như bịt chặt đôi mắt không cho ông cảm nhận ngoài nỗi sợ hãi như từng sợi khói thuốc lào len lõi vào sâu trong từng thớ thịt làn da. Ông Cự từng nhiều năm làm nghề bốc mộ cho tới khi làng cho người chết đi hỏa thiêu. Khi bật nắp quan tài có những đám ông phải dùng đến con dao rựa róc từng lọn thịt còn bám dính vào hài cốt do chưa phân hủy hết ông cũng không cảm thấy ghê rợn như lúc này. Ông vẫn tin vào sự cứng bóng vía của mình bao lâu nay, tin vào sự trải nghiệm sương gió đêm hôm gần năm mươi năm ở mảnh đất làng Đăng này.
Ông Cự vẫn đang đối mặt với nỗi sợ chưa biết làm cách nào dứt ra được thì tiếng khóc im bặt, phía hai bóng đen lại phát ra tiếng cười khúc khích rồi xa xa có tiếng người nhảy xuống ao đánh “ùm” rõ to. Màn đêm như thau mực Tàu bị pha thêm nước, loãng dần, nhạt dần và ông Cự cũng chợt tỉnh. Biết là mình đã được diện kiến với những linh hồn mà còn bị chúng trêu đùa ít phút thì ba chân bốn cẳng ông bỏ cả cá, cả chũm nhảy lên bờ chạy một mạch về nhà và liệt giường cho tới tận bây giờ khi tôi vào thăm.
Làng tôi không biết tự khi nào ở giữa làng đã có một dãy liền tới 12 cái ao cá lớn nhỏ. Các cụ vẫn truyền dạy rằng đó là long mạch của làng, vận khí của làng có được để con cháu bình an khi xa nhà, người dân thì mạnh khỏe, đời sống được an ninh khang thái là do phong thủy bắt cội từ bố cục làng, dân sinh sống hai bên, ao hồ ở giữa chạy xuyên suốt cả dọc đường làng. Nhưng dãy ao cá đó cũng mang lại không ít những câu chuyện đau lòng. Cái ao phía cuối làng, nơi có cái cầu ao ông Cự gặp ma khi xưa làng còn những rặng cây bàng quanh ao cứ buổi trưa lũ trẻ nhỏ lại trốn ra đó tắm ao. Chỉ tắm thôi cũng chán nên chúng nghĩ ra trò trèo lên cành cây rồi nhảy xuống. Có đứa còn lộn nhào như các vận động viên nhảy cầu trên tivi vậy. Chính vì thế mà mùa hè năm ấy thằng cu Vũ với đám bạn của nó vừa mới ra tắm được ít phút thì thằng Vũ trèo lên nhảy lượt mở màn. Nó quá thành thuộc chỗ này, lại khỏe nên vẫn biểu diễn thường xuyên. Nhưng hôm nay vội vã trèo lên, chân nó còn ướt, chưa bám chắc vào cành cây, nó bị trượt khi cố nhún lên để bật người lộn nhào. Cú nhảy của nó bị hụt, nó ngã úp bụng xuống mặt nước, rồi thằng Xuân nhảy ngay sau đó cứ nghĩ rằng Vũ đã lặn ra xa mà không hiểu thằng Vũ bị ngạt nước vẫn chưa tỉnh. Cú nhảy liền sau đó, Vũ bị Xuân vô tình đạp vào đầu khiến nó chúi xuống nước bất tỉnh. Cả bọn tắm xong hồn nhiên kéo nhau về cho đến tận chiều tối cả làng ngỡ ngàng, tiếng người nhà thằng Vũ thất thanh khi thấy con mình được chiếc lưới kéo cá vóng lên từ đáy ao. Mồm miệng nó sặc bùn đất, mắt vẫn mở thao láo, sắc da còn tươi tỉnh lắm. Nhưng khi pháp y tới khám nghiệm thì kết luận nó chết đã được 4h đồng hồ. Câu chuyện diễn ra chóng vánh, kết thúc chóng vánh. Bố mẹ nó cũng làm lễ cầu hồn để nó nhập mộ nhưng có lẽ cái lễ mọn quá mà quỷ thần không thấu chăng. Thằng Vũ vẫn lởn vởn trên mặt ao. Những nhà gần ao kể lại nhưng đêm trăng sáng người ta vẫn thấy bóng người bơi bì bõm dưới ao, hay thi thoảng có người đi làm về khuya lại thấy có đứa trẻ ngồi bờ ao khóc.
Cũng cái ao ấy, trước khi thằng Vũ chết có con bé làng bên đi chợ theo mẹ về qua đây chẳng biết chơi đùa thế nào bị lộn cổ xuống, mẹ nó đi trước mải chuyện, cứ nghĩ con phía sau cho tới khi về gần tới nhà thì con đã ở dưới đáy ao no một bụng nước. Người đàn bà bị chồng đánh chửi, họ hàng ruồng ghét thì ít bữa sau cũng tìm gặp con ở dưới đáy ao luôn. Những cái chết oan nghiệt, những linh hồn ấm ức dù cách này hay cách khác họ cũng không có cơ hội được thanh thản bước qua cõi luân hồi để đến một thế giới khác. Họ không thành quỷ, nhưng vong hồn họ ẩn dật mỗi lần hiện lên như vẫn luyến lưu cõi trần gian ai oán.
Ông Cự ốm dạo đó mất khoảng mươi hôm. Thùng cá ông bỏ lại đến sáng ra vợ ông xách về thì không có con nào sống xót. Ông cũng bỏ luôn cảnh đêm hôm lần mò con cua con cá. Ông xin vào cái lò gạch trong làng phụ việc vặt, kiếm được đồng nào hay đồng đó, và cái được nhất là điếu thông, thuốc ngon, đóm cháy không khiến ông phải thèm thuốc lào đến lác cả mắt…

0