K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2022

Lối học hình thức: Học thuộc lòng từng câu từng chữ mà không hiểu nội dung, học máy móc, giáo diều.

Hậu quả: chúa tầm thường, thần nịnh hót→Nước mất, nhà tan.

Chúng ta cần:

Học đi đôi với hành

Bắt đầu từ tiểu học

Học rộng hiểu sâu

Tuỳ đâu tiện đó mà học

27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng một câu châm ngôn dễ hiểu : “Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”. Học để “biết rõ đạo”, nghĩa là học để làm người. Qua việc học, con người được tu dưỡng về đạo đức, có tri thức vừa giúp tự hoàn thiện mình, vừa góp phần phụng sự đất nước.

Câu hỏi 2, Tác giả đà phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học ấy là gì ?

Tác giả phê phán lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung), cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc). Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

Câu hỏi 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ?

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau :

- Mở rộng việc học : học ở mọi nơi (trong tất cả các phủ, huyện, trường tư), học ở mọi đối tượng (“con cháu các nhà văn võ, thuộc lại”...).

- Việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng.

Câu hỏi 4. Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào ? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ? Từ thực tế của việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất ? Vì sao?

Những phép học mà bài tấu nêu ra là :

- Học phải theo tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Phép học này có tác dụng nắm được kiến thức một cách chắc chắn trên nền tảng, cơ sở có trước.

- Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yêu (“học rộng rồi tóm lược cho gọn”).

- Học phải kết hợp với hành (“theo điều học mà làm”). Từ những phép học này em liên hệ với thực tế việc học của mình.

3. Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.

29 tháng 3 2018

Câu 1: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập 2

Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

  • Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học qua câu: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" và "Đạo là lẽ đối cử hàng ngày giữa mọi người"
  • Như vậy, với Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày.
10 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)
Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.
Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

10 tháng 5 2021

tk hơi dài nha bn chọ lọc hộ mình 

Trong văn bản "Bàn luận về phép học", tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đưa ra những biểu hiện học tập lệch lạc sai trái như: học chay, học vẹt, học vì danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Học chay chính là việc học những lý thuyết một cách bài bản nhưng không biết cách áp dụng vào thực tế, học làu làu lý thuyết nhưng chẳng hiểu được nó sẽ áp dụng trong đời sống như thế nào. Học vẹt chính là việc học máy móc thuộc lòng tất cả nhưng ta chẳng hiểu gì về những vấn đề đã học đó mà chỉ học như một con vẹt nhại lại mà thôi. Học vì danh lợi tức là học để có được danh lợi chứ không phải học để có được kiến thức. Theo em, đây đều là biểu hiện của những lối học nông cạn, làm sai lệch đi những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của việc học cũng như làm suy thoái đi những kỷ cương của triều đình, của quốc gia, của hệ thống giáo dục, làm nảy sinh ra những tiêu cực, gian lận trong xã hội. Hay như trong văn bản, tác giả đề cập đến hậu quả là "chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất, nhà tan". Vì nhân tài là xương cốt của quốc gia nên nếu như quốc gia chỉ còn toàn những kẻ dốt nát, nịnh hót thì đất nước chắc chắn sẽ đi đến sự bai vong một sớm một chiều. Tóm lại, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện của việc học lệch lạc, sai trái và hậu quả của những biểu hiện đó đối với quốc gia, dân tộc.

7 tháng 4 2018

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp bàn tới hình thức học và cách học:

    + Mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

    + Việc học phải được tiến hành tuần tự: bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử.

    + Học rộng rồi tóm lược.

    + Học đi đôi với thực hành.

    → Tầm nhìn chiến lược của bậc trung thần trong vấn đề giáo dục thực học, tạo ra hiền tài cho quốc gia.

14 tháng 7 2017

Chọn a

Câu 1: Trong bài thơ “ Ngắm trăng” a. Mở đầu bài thơ là "ngục trung" kết thúc là "thi gia". Chi tiết này nói lên điều gì? b. Sự hoán đổi vị trí giữa người (nhân, thi gia) và trăng (nguyệt) ở hai câu thơ kết bài có ý nghĩa gì? Câu 2: Có người cho rằng,“Nhật kí trong tù” là “cuộc vượt ngục về tinh thần” của Bác. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ “Ngắm trăng”? Câu 3: Văn bản “ Bàn...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong bài thơ “ Ngắm trăng” a. Mở đầu bài thơ là "ngục trung" kết thúc là "thi gia". Chi tiết này nói lên điều gì? b. Sự hoán đổi vị trí giữa người (nhân, thi gia) và trăng (nguyệt) ở hai câu thơ kết bài có ý nghĩa gì?

Câu 2: Có người cho rằng,“Nhật kí trong tù” là “cuộc vượt ngục về tinh thần” của Bác. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ “Ngắm trăng”?

Câu 3: Văn bản “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp được viết theo thể loại gì? Trình bày đặc điểm của thể loại đó? So sánh để thấy sự giống nhau và khác nhau giữa các thể loại: tấu, hịch, cáo.

Câu 4: Nêu xuất xứ của bài tấu. Nội dung bài “Tấu” Nguyễn Thiếp dâng vua gồm mấy phần?

Câu 5: Đọc đoạn văn từ “Cúi xin từ nay......chớ bỏ qua” và cho biết: a.Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? b.Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? c.Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”. Đó là những phép học nào? Trong số những phép học ấy, em tâm đắc nhất với phép học nào? Vì sao? d.Qua văn bản này, em hiểu gì về tác giả Nguyễn Thiếp? e.Theo em, những lời tấu trình của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì đối với việc học hôm nay?

PLS HELP MÌNH

0