K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2021

a. Đoạn văn trên trích trong vb " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " của tác giả Hồ Chí Minh

b.Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận

c.Trạng ngữ : " Từ xưa đến nay " xác định được hoàn cảnh , thời gian diễn ra sự việc để khẳng định lòng yêu nước được phát huy từ đời này sang đời khác 

Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:                   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 24)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Xác định luận điểm của đoạn văn trên.

Câu 4: Biện pháp điệp cấu trúc trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” có tác dụng như thế nào?

Câu 5: Với hai cụm từ «lướt qua».. «nhấn chìm», tác giả đã khẳng định điều gì về lòng yêu nước?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước

Câu 2: Chứng minh: Sách là người bạn lớn của con người

1
15 tháng 3 2022

Câu 1 :

`-` Trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

`-` Văn bản trích trong : Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II.
`-` Tác giả : Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 2 : PTBĐ chính : nghị luận

Câu 3 : Luận điểm : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Câu 4 : Tác dụng : thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta, nhờ tinh thần đó mà chúng ta mới giành lại được độc lập dân tộc. 

Câu 5 : Tác giả đã khẳng đinh :

`-` Lòng  yêu nước của nhân dân đủ mạnh mẽ và to lớn để lướt qua mọi sự nguy hiểm.

`-` Đủ can đảm và giàu tình yêu nước để nhấn chìm giặc ngoại xâm.

Phần II.

Câu 1 : Tham khảo:

Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

Câu 2 : Tham khảo:

* Tìm hiểu đề: sách là người bạn lớn của con người

- Cần tìm hiểu về sách

- Sách là gì ? Có lợi ích như nào ?

- Cần đưa ra những biểu hiện cụ thể

I> MỞ BÀI:

- Giới thiệu về sách: một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại chính là sách

- Dẫn dắt đi vào câu nói của M.Go-rơ-ki: '' sách là người bạn lớn của con người ''

II> THÂN BÀI:

1. Giải thích câu nói:

– Sách là gì ?

- Là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này

- Sách tốt là gì ?

- Sách tốt là đem lại cho chúng ta những kiến thức đúng đắn, hay và bổ ích

=> Đừng nên đọc những loại sách xấu mà nên chọn lựa sách tốt mà học

2. Đưa ra các biểu hiện: 

a. Tại sao sách là con đường sống?

– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.

–  Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.

– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?

– Sách giống như một người bạn, người thầy, dạy chúng ta những điều hay, nuôi dưỡng tâm hồn và làm giàu trí tuệ cho mỗi người. Chính vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện mỗi ngày giống như ăn uống, đọc nhiều, tích lũy nhiều, làm nền tảng cho trí thức và phát triển tâm hồn.

- Sách tốt thì chính là tài sản tri thức quý báu, nguồn tri thức vô tận của những người vĩ đại để lại. Sách tốt là sách mang tính giáo dục, chứa những nội dung có ích, có tác động tích cực đến cuộc đời, cách nghĩ và hành vi của mỗi người.

- Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.

- Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc. 

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.

– Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

III. Kết bài

– Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.

– Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

* Bài văn tham khảo:

 Câu nói của M. Go-rơ-ki: “sách là người bạn lớn của con người” gợi cho em nhiều suy nghĩ tích cực về sách.

    Sách chính là kho tàng tri thức, những cái nhìn từ tổng quát đến riêng biệt về nhiều lĩnh vực đời sống và tình cảm của con người. Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách. Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

    Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc. Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng. Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân. Nói tóm lại, đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức. Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

     Sách luôn có vai trò lớn trong lĩnh vực đời sống lẫn tinh thần của con người. Nó tạo cho con người cuộc sống đa dạng và phong phú hơn. Làm cho con người có cái nhìn nhận thế giới đặc sắc hơn.

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

c) Tìm và viết lại 1 câu rút gọn trong đoạn văn trên? Cho biết thành phần được rút gọn là gì?

d) Nội dung chính của đoạn văn là gì?

e) Em hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu nước ở hiện tại

 

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân, đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn,… (Ngữ văn 7, tập 2, trang 53)

a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

d) Tìm một trạng ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết công dụng của trạng ngữ?

e) Từ đoạn văn trên em suy nghĩ gì về đức tính của Bác?

 

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […]

a) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính?

b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

c) Lòng thương người ở xã hội ngày nay được biểu hiện như thế nào?

0
1 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước lại tiếp tục được kế thừa mạnh mẽ. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Mỗi người dân Việt Nam đều muốn cống hiến, dựng xây đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy.

1 tháng 3 2022

trích trong văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta 

tác văn giả: Hồ Chí Minh

phương thức biểu đoạn nghị luận

hoàng cảnh sáng tác , chắc là hồi kháng chiến chống pháp

 

1 tháng 3 2022

`-` Đoạn văn trên được trích từ văn bản : "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

`-` Tác giả : Hồ Chí Minh

`-` PTBĐ : nghị luận + biểu cảm

`-` Hoàn cảnh sáng tác : Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

Cho đoạn văn sau và  trả lời câu hỏi bên dưới:“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và  trả lời câu hỏi bên dưới:

“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?

2. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn?

3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

4. Chỉ ra các trạng ngữ và nêu tác dụng?

5. Từ nào trong đoạn văn sử dụng phép đảo trật tự từ? Nêu tác dụng?

 

0
GIÚP EM VỚI ;-;Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Trích "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ...
Đọc tiếp

GIÚP EM VỚI ;-;

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Trích "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ Chí Minh)

1. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?

2. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn?

3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

4. Chỉ ra các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?

5. Trong câu cuối của đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng?

6. Chỉ ra các động từ sử dụng trong câu cuối của đoạn văn? Giải nghĩa các động từ tìm được để thấy hiệu quả nghệ thuật trong việc sử dụng từ ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh.

1

1. nghị luận

2. Câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."

3. Nội dung chính của đoạn văn là nêu lên truyền thống yêu nước từ bao đời này của nhân dân ta.

4.- Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng.

- Bổ sung thông tin về thời gian trong câu văn

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:  "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu mước. Đó là một truyền thống qubáu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lsôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mesự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp mước."                        (Ngữ văn 7- tập 2, trang 24)Câu 1: Đoạn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
  "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu mước. Đó là một truyền thống qu
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy l
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua me
sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp mước."
                        (Ngữ văn 7- tập 2, trang 24)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác phẩt
nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được
Câu 3: Xác định luận điểm của doạn văn trên.
Câu 4: Biện pháp điệp cấu trúc trong câu: "Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùn
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm t
cả lũ bán nước và lũ cưop nưoc" có tác dụng như thế nào?
Cầu 5: Với hai cụm từ "lướt qua ". "nhấn chim", tác giả đã khẳng định điể
gì ve lòng yêu nước?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Hãy viết một doan văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước
Câu 2: Chứng minh: Sách là người bạn lớn của con người
                                          

2
12 tháng 3 2022

1. VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam, tác giả Hồ Chí Minh.

2. PTBĐ: nghị luận

3. LĐ: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

4. Biện pháp điệp cấu trúc có tác dụng thể hiện sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước.

5. Qua hai cụm từ, tác giả khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh ấy có thể vượt qua mọi khó khăn, đánh bại mọi kẻ thù.

12 tháng 3 2022

Câu 1:Tinh thần yêu nc của nhân dân ta-Hồ Chí Minh                                                             

Bài 1Cho đoạn văn sau v à trả lời câu hỏi bên dưới:“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là...
Đọc tiếp

Bài 1

Cho đoạn văn sau v à trả lời câu hỏi bên dưới:

“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?

2. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn?

3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

4. Chỉ ra các trạng ngữ và nêu tác dụng?

5. Từ nào trong đoạn văn sử dụng phép đảo trật tự từ? Nêu tác dụng?

6. Chỉ ra trường hợp dùng cụm ( c-v) mở rộng câu? Cụm C-V đó có gì đặc biệt?

7. Trong câu cuối của đoạn văn tác giả sử dụng hình ảnh nào?( biện pháp tu từ nào) để diễn tả sức mạnh tinh thần yêu nước? Nêu tác dụng?

8. Chỉ ra các động từ sử dụng trong câu cuối của đoạn văn? Nêu tác dụng của từng trường hợp?

9. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước

2
21 tháng 2 2022

tham khảo

C1 -Đoạn văn trên trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta .

- Tác giả : Hồ Chí Minh .

C2 -Luận điểm chính : dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của ta .

C3 - Nội dung chính của đoạn văn là : Khẳng định tình yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta trong đời sống trg quá khứ và hiện tại = những việc lm thực tế .

C4 => sử dụng biện pháp tu từ .

+ biện pháp so sánh .

+ điệp từ “nó” .

=> diễn tả và khẳng định một cách mạnh mẽ , nó là vũ khí , là hành trang để tiêu diệt kẻ thù . Bác mang niềm tin và sự tự hài về tinh thần yêu nước và chúng ta cần phát huy , bảo vệ để làm nên sự chiến thắng , hoà bình và ấm no của dân tộc .

C5 - Tinh thần ấy sôi nổi , nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi nguy hiểm , khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước .

- Phân tích : Khi nào thì nó kết thành một dòng nước voi cùng mạnh mẽ

Tinh thần ấy lại sôi nổi thì nó kết thành một dòng nước vô cùng mạnh mẽ

Điều đó nhằm cho nhấn mạnh , đưa câu đó đến chủ đề chính và thấy được tinh thần ấy rất mạnh mẽ .

C6 Tính thần ấy lại sôi nổi , nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm , khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước .

Đây là cuộc C-V Đặc biệt nhưng nó vẫn chỉ có 1 C-V. Trong CN tồn tại một câu hoàn chỉnh đó là : tinh thần ấy lại sôi nổi nó nhằm nhấn mạnh và đưa câu đó về chủ đề chính.

C7 tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “ một làn sóng .. “ . Cách liên tưởng độc đáo ấy không chỉ gợi lên sự mạnh mẽ , quân trào của lòng yêu nước mà còn thể hiện được đặc điểm liên hồi , ào ạt , dữ dội của lòng yêu nước mỗi khi đất nước có kẻ thù xâm lược . Bên cạnh đó , nhà văn cũng sử dụng phép điệp trong cấu trúc “ Nó kết thành ... nó lướt qua ... nó nhấn chìm ... “ , việc điệp từ “nó “ Là cách bác nhấn mạnh vào sức mạnh khủng khiếp của lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam , tạo nên một giọng điệu đanh thép, hùng hồn, Sự khẳng định một cách quả quyết . Ngoài ra , Chủ tịch Hồ Chí Minh Đã sử dụng phép liệt kê trong cả ba vị câu nhầm thể hiện tính chất nhấn mạnh đối với vấn đề được nói tới.

C8 Với hai cụm động từ “ lướt qua “ ... và “ nhấn chìm “..., tác giả. đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.

C9 BÀI LÀM

Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam . Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương , gắn bó sâu nặng và tinh thần , trách nhiệm bảo vệ, xây dựng đất nước của con người trên đất nước đó . Đối với dân tộc Việt Nam lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương , giàu lòng nhân ái , đoàn kết và biết ơn . Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng , chiến sĩ , thậm chí là nông dân dũng cảm , can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước . Không chỉ vậy , lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cũng hiến tri thức , tiền bạc để xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp . Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm , bằng những thành tựu khoa học công nghệ , giáo dục , ... mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay . Tuy nhiên , Không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước , Bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động , ích kỉ , vô trách nhiệm , thậm chí còn tuyên truyền phản động , châm ngồi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam . Trước những hành vi đó , chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn , Và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước .

C1 -Đoạn văn trên trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta .

- Tác giả : Hồ Chí Minh .

C2 -Luận điểm chính : dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của ta .

C3 - Nội dung chính của đoạn văn là : Khẳng định tình yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta trong đời sống trg quá khứ và hiện tại = những việc lm thực tế .

C4 => sử dụng biện pháp tu từ .

+ biện pháp so sánh .

+ điệp từ “nó” .

=> diễn tả và khẳng định một cách mạnh mẽ , nó là vũ khí , là hành trang để tiêu diệt kẻ thù . Bác mang niềm tin và sự tự hài về tinh thần yêu nước và chúng ta cần phát huy , bảo vệ để làm nên sự chiến thắng , hoà bình và ấm no của dân tộc .

C5 - Tinh thần ấy sôi nổi , nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi nguy hiểm , khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước .

- Phân tích : Khi nào thì nó kết thành một dòng nước voi cùng mạnh mẽ

Tinh thần ấy lại sôi nổi thì nó kết thành một dòng nước vô cùng mạnh mẽ

Điều đó nhằm cho nhấn mạnh , đưa câu đó đến chủ đề chính và thấy được tinh thần ấy rất mạnh mẽ .

C6 Tính thần ấy lại sôi nổi , nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm , khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước .

Đây là cuộc C-V Đặc biệt nhưng nó vẫn chỉ có 1 C-V. Trong CN tồn tại một câu hoàn chỉnh đó là : tinh thần ấy lại sôi nổi nó nhằm nhấn mạnh và đưa câu đó về chủ đề chính.

C7 tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “ một làn sóng .. “ . Cách liên tưởng độc đáo ấy không chỉ gợi lên sự mạnh mẽ , quân trào của lòng yêu nước mà còn thể hiện được đặc điểm liên hồi , ào ạt , dữ dội của lòng yêu nước mỗi khi đất nước có kẻ thù xâm lược . Bên cạnh đó , nhà văn cũng sử dụng phép điệp trong cấu trúc “ Nó kết thành ... nó lướt qua ... nó nhấn chìm ... “ , việc điệp từ “nó “ Là cách bác nhấn mạnh vào sức mạnh khủng khiếp của lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam , tạo nên một giọng điệu đanh thép, hùng hồn, Sự khẳng định một cách quả quyết . Ngoài ra , Chủ tịch Hồ Chí Minh Đã sử dụng phép liệt kê trong cả ba vị câu nhầm thể hiện tính chất nhấn mạnh đối với vấn đề được nói tới.

C8 Với hai cụm động từ “ lướt qua “ ... và “ nhấn chìm “..., tác giả. đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.

C9 BÀI LÀM

Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam . Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương , gắn bó sâu nặng và tinh thần , trách nhiệm bảo vệ, xây dựng đất nước của con người trên đất nước đó . Đối với dân tộc Việt Nam lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương , giàu lòng nhân ái , đoàn kết và biết ơn . Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng , chiến sĩ , thậm chí là nông dân dũng cảm , can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước . Không chỉ vậy , lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cũng hiến tri thức , tiền bạc để xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp . Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm , bằng những thành tựu khoa học công nghệ , giáo dục , ... mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay . Tuy nhiên , Không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước , Bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động , ích kỉ , vô trách nhiệm , thậm chí còn tuyên truyền phản động , châm ngồi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam . Trước những hành vi đó , chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn , Và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước .

Cho đoạn văn sau v à trả lời câu hỏi bên dưới:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 6. Chỉ ra trường hợp dùng cụm ( c-v) mở rộng câu?...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau v à trả lời câu hỏi bên dưới:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

 

6. Chỉ ra trường hợp dùng cụm ( c-v) mở rộng câu? Cụm C-V đó có gì đặc biệt?

7. Trong câu cuối của đoạn văn tác giả sử dụng hình ảnh nào?( biện pháp tu từ nào) để diễn tả sức mạnh tinh thần yêu nước? Nêu tác dụng?

8. Chỉ ra các động từ sử dụng trong câu cuối của đoạn văn? Nêu tác dụng của từng trường hợp?

9. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước

0