Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 16g NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là:
C. 23,0g A. 20,8g D. 25,2 gam B. 18,9 gam
Câu 10: Sục V lít CO2 (đktc) vào 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 19,7g kết tủa. Giá trị của V là:
A. 2,24 lít; 4,48 lít B. 2,24 lít; 3,36 lít C. 3,36 lít; 2,24 lít D. 22,4 lít; 3,36 lít
Câu 11: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 750ml dung dịch NaOH 0,2M. Số mol của Na2CO3 và NaHCO3 là:
D. 0,07 và 0,05 A. 0,05 và 0,05 B. 0,06 và 0,06 C. 0,05 và 0,06
Câu 12: Dẫn 10 lít hỗn hợp khí gồm N2 và CO2 (đktc) sục vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được 1g kết tủa. Tính phần trăm theo thể tích CO2 trong hỗn hợp khí:
C. 2,24% và 15,86% A. 2,24% và 15,68% B. 2,4% và 15,68% D. 2,8% và 16,68%
9
nSO2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol) ; nNaOH = 16: 40 = 0,4 (mol)
Ta thấy nNaOH/ nSO2 = 2 => chỉ tạo muối Na2SO3
=> mNa2SO3 = 0,2. 126 = 25, 2(g) =>D
10
nBa(OH) = 0,15.1 = 0,15mol; nBaCO3 = 19,7 : 197 = 0,1mol
Vì nBaCO3 < nBa(OH)2 → xét 2 trường hợp
Trường hợp 1: Ba(OH)2 dư, CO2 hết, phản ứng chỉ tạo muối cacbonat
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
0,1 0,1
Vậy V = VCO2 = 0,1.22,4 =2,24
Trường hợp 2: Phản ứng sinh ra 2 muối cacbonat và hiđrocacbonat
CO2 + Ba(OH)2→ BaCO3 + H2O (1)
0,1 0,1 0,1
2CO2+Ba(OH)2→Ba(HCO3)2
0,1 0,05
Theo phương trình (1): nBa(OH)2(1) = nBaCO3=0,1mol
Mà nBa(OH)2= 0,15mol →nBa(OH)2 (2) = 0,15−0,1 = 0,05mol
Theo (1) và (2): nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(OH)2 (2) = 0,1 + 2.0,05 = 0,2 mol
Vậy V = VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít
=>A