Tìm TỤC NGỮ có chứa từ địa phương Hà Tĩnh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bắc Cạn:
Bắc Cạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh.
Cao Bằng:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Bắc Giang:
Ai lên làng Quỷnh hái chè
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
Muốn ăn cơm trắng cá mè
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh
Muốn ăn cơm trắng cá rô
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
Hà Nội:
1.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
2.
Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà
Bườm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa...
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
3. Chùa Hương
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
4.
Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
5. Đường phố Hà Nội
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
Bắc Ninh:
Chiều trên cánh đồng Bắc Ninh
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Miền Trung
Thanh Hóa:
Ai về nhớ vải Đinh Hòa
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào
Nghệ An:
1.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô...
2.
Ra đi anh nhớ Nghệ An
Nhớ Thanh Chương ngon nhút
Nhớ Nam Đàn thơm tương...
"Tiếng đồn cá mát sông Găng
Dẻo thơm ba lá, ngon măng chợ Cồn."
Hà Tĩnh:
Ai về Nhượng Bạn thì về
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.
Quảng Bình:
" Yến sào Vinh Sơn
Cửu khổng cửa ròn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu quán Hàn
Rượu dâu Thuận Lý..."
Quảng Trị:
Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử
Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu
Bao giờ nguyệt xế, trăng lu
Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.
Cổng thành Quảng Trị
Thừa Thiên - Huế:
1.
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.
2.
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.
3. Sông Hương - Núi Ngự
"Quít giấy Hương Cần
Cam đường Mỹ Lợi
Vải trắng Cung Viên
Nhãn lồng phụng tiêu
Đào tiên Thế miếu
Thanh trà Nguyệt biếu
dâu da làng Truồi
Hạt sen Hồ Trịnh..."
Quảng Nam:
Nem chả Hòa Vang
Bánh tổ Hội An
Khoai lang Trà Kiệu
Rượu thơm Tam kỳ...
Cô gái làng Son
Không bằng tô don Vạn Tường.
Quảng Ngãi:
Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền
"Mứt gừng Đức Phổ
Bánh nổ Nghĩa Hành
Đậu xanh Sơn Tịnh".
Mạch nha Thi Phổ
Bánh nổ Thu Xà
Muốn ăn chà là
Lên núi Định Cương
Bình Định:
1.
"Gỏi chính Châu Trúc
Bánh tráng Tam quan
Nón lá Gò Găng
Nem chua chợ Huyện"
2.
Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan
3.
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi...
4.
Quảng Nam nổi tiếng bòn bon
Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành
Chín mùi da vẫn còn xanh
Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn...
5.
Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh
Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa
Phú Yên:
1.
"Xoài đá trắng
Sắn Phương lụa"
2.
Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai
Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.
Khánh Hòa:
Yến xào Hòn Nội
Vịt lộn Ninh Hòa
Tôm hùm Đinh Ba
Nai khô Diên Khánh
Cá tràu Võ cạnh
Sò huyết Thủy Triều...
Phan Rí, Phan Thiết (Bình Thuận) :
Cô kia bới tóc cánh tiên
Ghe bầu đi cưới một thiên cá mòi
Chẳng tin giở thử ra coi
Rau răm ở dưới cá mòi ở trên
Miền Nam
Sài Gòn:
1.
Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi
Hay là anh quyết ở đời với em?
2.
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò
3.
Đất Sài Gòn nam thanh nữ tú
Cột cờ Thủ Ngữ thật là cao
Vì thương anh em vàng võ má đào
Em tìm khắp chốn nhưng nào thấy anh.
Cột cờ Thủ Ngữ
4.
Đường Sài Gòn cong cong quẹo quẹo
Gái Sài Gòn khó ghẹo lắm anh ơi
5. Sài Gòn về đêm
Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.
6.
Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở Thủ Đức vốn nhà làm nem.
7.
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Biên Hòa có bưởi Thanh Trà
Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh.
8.
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
9.
Trúc mọc bờ ao kêu bằng trúc thủy
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em
10.
Chợ Sài Gòn đèn xanh đèn đỏ
Anh coi không tỏ anh ngỡ đèn tàu
Lấy anh em đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em.
11.
Anh ngồi quạt quán Bến Thành
Nghe em có chốn anh đành quăng om!
Anh ngồi quạt quán Bà Hom
Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.
Bình Dương:
Cây trái Bình Dương
Đất Bình Dương vốn thật quê chàng
Lánh nơi thành thị tìm đàng du sơn
Xuân xanh hai tám tuổi tròn
Hoa còn ẩn nhụy, chờ bình đơm bông.
Đồng Nai:
1.
Ăn bưởi thì hãy đến đây
Vào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cành
Ngọt hơn quít mật, cam sành
Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn
2.
Biên Hòa bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.
3.
Chim bay về núi Biên Hòa
Chồng đây vợ đó ai mà muốn xa
4.
Ai ơi về Đại Phố Châu
Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.
5.
Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về
6.
Đồng Nai nước ngọt gió hiền
Biên Hùng muôn thuở tiếng truyền an vui
7.
Ai qua Phú Hội, Phước Thiền (Thành)
Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành
8.
Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
9.
Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
10.
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
Long An:
1.
Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa
Con trai Thủ Thừa cưỡi ngựa xuống mua
2.
Đèn nào cao bằng đèn Ba Gác
Gái nào bạc bằng gái chợ Giồng
Anh thương em từ thuở mẹ bồng
Bây giờ em khôn lớn, em lấy chồng bỏ anh
(Bến Lức - Long An)
3.
Anh muốn về Long An, Vàm Cỏ
Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Núi kia hết đá, anh mới đành xa em.
Bến Tre:
1.
Bến tre dừa ngọt sông dài
Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh
Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo
Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?
2.
Bến Tre biển rộng sông dài
Ao trong nuôi cá, bãi ngoài thả nghêu
3.
Muối khô ở Gảnh mặn nồng
Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng
4.
Bến Tre trai lịch, gái thanh
Nói năng duyên dáng ai nhìn cũng ưa.
Tiền Giang:
1.
Gò Công giáp biển nổi tiếng mắm tôm chà
Mắm tôm chua ai ai cũng chắc lưỡi hít hà
Sài Gòn, chợ Mỹ ai mà không hay.
2.
Sông vàm Cỏ nước trong thấy đáy
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng
Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?
3.
Phượng hoàng đậu nhánh vông nem
Phải dè năm ngoái cưới em cho rồi
Ngã tư chợ Gạo nước hồi
Tui chồng mình vợ còn chờ đợi ai.
Đồng Tháp:
1.
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
2.
Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm
3.
Tháp Mười nước mặn đồng chua
Nửa mùa nắng cháy, nửa mùa nước dâng.
4.
Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng
5.
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn.
6.
Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc
Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân
Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần
Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.
7.
Nem Lai Vung vừa chua vừa ngọt
Quít Lai Vung võ đỏ ruột hồng
Cần Thơ:
1.
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về
2.
Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu
Quản chi nắng sớm mưa chiều
Lên voi xuống vịnh cũng trèo thăm em.
3.
Cần Thơ là tỉnh, Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề
Mãi lo buôn bán không về thăm em.
Bạc Liêu:
1.
Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày
Mâu Thìn vốn thiệt năm nay
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...
2.
Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu.
Kiên Giang:
1.
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Cám cảnh thương chồng đi thú Hà Tiên
2.
Trai nào khôn bằng trai Long Mỹ
Gái nào mũ mỹ bằng gái Hà Tiên.
3.
U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.
Cà Mau:
1.
Rau đắng nấu với cá trê
Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!
2.
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
3.
Cà Mau hãy đến mà coi
Muỗi kêu như sáo thổi
Đĩa lội lềnh như bánh canh
Theo sử sách và truyền ngôn, Hà Tĩnh vốn là đất cổ Việt Thường. Lúc đầu, Kinh Dương Vương chọn đóng đô tại đây, nhưng về sau, thấy vùng châu thổ sông Hồng thuận lợi, nên đã dời đô về nơi đó. Hà Tĩnh cũng là vùng biên trấn của quốc gia Đại Việt xưa. Núi Hồng cùng với sông La là hồn cốt, biểu tượng của vùng đất này, đã từng được nhà Nguyễn khắc vào Anh Đỉnh ở Huế.
Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy cho biết, Ngàn Hống xuất hiện từ kỷ đệ tứ, cách nay khoảng 1 triệu năm và có tới 7 tên gọi khác nhau, như Ngàn Hống, Núi Hồng, Rú Lớn, Rú Cao, Hương Tượng, Hồng Sơn, Hồng Lĩnh. Chiếm diện tích 30 km2, Ngàn Hống nằm trải dài trên địa bàn 3 huyện Nghi Xuân, Can Lộc và Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh.
Tương truyền, Ngàn Hống có 99 ngọn như 99 con chim phượng hoàng về chầu đất tổ. Ngàn Hống không chỉ lưu danh sử sách về vẻ đẹp hùng vĩ, hài hòa giữa trời, non, nước, mà còn vì nhiều huyền thoại và truyền thuyết được sinh ra ở đây. Từng trái núi choàng vai nhau thành dãy núi như cột xương sống bao đỡ, che chở cho các dải đồng bằng rộng lớn. Linh khí núi Hồng cùng với tên tuổi của nhiều danh nhân đã tạo nên vỉa tầng văn hóa sâu dày cho cả vùng đất Hà Tĩnh.
Thuộc địa phận huyện Can Lộc, Ngàn Hống có Chùa Hương Tích được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII và trùng tu tôn tạo ở thế kỷ thứ XIII. Nói đến Chùa Hương, người ta thường nghĩ ngay đến Chùa Hương Tích ở Hà Nội (Hà Tây trước đây), ít ai biết rằng, Chùa Hương ở Hà Nội chính là khởi phát của Chùa Hương ở Hà Tĩnh.
Tương truyền, Vua Sở Trang Vương ở Trung Quốc có nàng công chúa tên là Diệu Thiện, đẹp người, đẹp nết, nhưng bị vua cha ép gả cho một gia đình quyền quý. Không chấp nhận cuộc hôn nhân ngang trái đó, nàng đã trốn sang đất Việt Thường, tìm đến hang đá trong một ngọn núi cao nhất của dãy Hồng Lĩnh để lập am tu hành. Nhà vua cho quân lính đi tìm và đốt phá chùa, hòng đưa nàng về để gả bán. Nhờ lòng tốt của người dân, nàng trốn được. Sau này, biết tin vua cha bị bệnh nặng không thuốc gì chữa được, chỉ có một con mắt và một cánh tay của con gái làm thuốc mới chữa khỏi, nàng đã trở về tự nguyện chặt tay, móc mắt để cứu cha và cũng là cứu nạn cho chúng sinh.
Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của nàng, khi nàng viên tịch, Phật Tổ đã cho nàng hóa thành Phật Bà Quan Âm trăm tay ngàn mắt. Sau này, khi đã khỏi bệnh, Vua Sở Trang Vương tìm về nơi con gái đã tu hành, cho xây dựng một ngôi chùa để tưởng nhớ cô công chúa út hiếu thảo. Ngày nay, dấu tích nền ngôi chùa Trang Vương vẫn còn:
Trang Vương nền cũ tùng treo nguyệt
Thánh Mẫu am xưa đá ngậm mây
Tư liệu lịch sử cho thấy, vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh, nên các phi tần, mỹ nữ đa phần được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm, các cung phi, cung nữ Thanh Hóa- Nghệ An
thường trẩy hội Chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh. Mỗi lần những “người đẹp” đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân, do đó, chúa Trịnh đã gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình (nay là Hà Nội) để xây Chùa Hương Tích thứ hai để các “người đẹp” trẩy hội gần hơn.
Ở độ cao trên 550 m so với mặt nước biển, tọa lạc lưng chừng dãy núi Hồng Lĩnh kỳ vĩ, từ xưa, Chùa Hương đã được mệnh danh là chốn “Hoan Châu đệ nhất danh lam”. Chùa nằm yên tĩnh giữa những bóng cây cổ thụ sừng sững, lưng dựa vào những tảng đá lớn. Giống như những ngôi chùa cổ của nước ta, chùa có điện Tam Bảo, nhà Bái Đường, giếng Trời, nhà thờ Tổ và đặc biệt hơn, còn có am Diệu Thiện, am Bát Cảnh, thần Hổ Trắng, thác Giải oan, khe Quỷ Khốc…, gắn liền với những câu chuyện huyền bí được truyền lại trong dân gian.
Từ chân núi đến Chùa dài khoảng 4.000 m, có du khách đi bằng thuyền để tận hưởng ngọn gió lành trên mặt hồ Nhà Đường gợn sóng và tiếng vỗ cánh xào xạc của những đàn chim khi mặt nước bị khua động. Đi thuyền chừng 40 phút, sau đó, du khách đi bộ khoảng một cây số nữa là đến cáp treo lên Chùa. Những du khách muốn nhanh hơn, có thể đi “xe ôm” từ chân núi chạy thẳng lên đến Nhà ga cáp treo.
Còn có những người chọn cách đi bộ, vừa được chiêm ngưỡng phong cảnh hoang sơ của ngàn thông xanh mướt, hoa rừng đủ loại trong không khí huyền ảo của đất trời, vừa thả mình vào cõi Phật thanh tịnh. Đi bộ lên Chùa, phải lội qua hai đoạn suối nhỏ, tuy không khó đi, nhưng cũng dễ trơn trượt, bởi rêu phong của đá. Lên đến Chùa, du khách tiếp tục cuộc chinh phục lên đến đỉnh, với khoảng 500 bậc cấp. Nơi đây, di tích còn lại là nền Trang Vương, mà theo truyền thuyết, là nền ngôi chùa do Vua Trang Vương lập nên lần đầu tiên để thờ công chúa Diệu Thiện.
Từ trên nhìn xuống, bức tranh sơn thủy hữu tình trải rộng trước mắt. Xa xa là hồ Nhà Đường và hồ Cu Lây như những chiếc gương lớn phản chiếu mây trời và bóng núi. Phong cảnh đẹp và gió mát khiến bao mệt nhọc tan biến nơi du khách.
Bạn trịnh thủy tiên , cái đó đâu phải soạn đâu bạn mik không hiểu ?????!!!
MỘT SỐ CÂU CA DAO VỀ HÀ TĨNH
1.
Non Hồng ai đắp mà cao,
Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu?
2.
Hồng sơn cao ngất mấy trùng
Lam Giang mấy trượng thì lòng mấy nhiêu
3.
Đức Thọ gạo trắng nước trong
Ai về Đức Thọ thong dong con người
4.
Trèo lên chót vót Hai Vai
Ra tay khoát gió khoác vai ông Đùng.
5.
Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lục chợ Hạ, uống chè Hương Sơn.
6.
Ai về Hồng Lộc thì về
Ăn cơm cá Bàu Nậy,
Uống nước chè khe Yên
7.
Ai về Thạch Hạ mà coi
Bắc nồi lên bếp xách oi ra đồng.
8.
Ai hay mít ngọt, trám bùi
Có về Cát Ngạn với tui thì về.
9.
Bánh đa chợ Cày, bánh tày chợ Voi
Bánh đúc cháo kê là nghề làng Trại
10.
Lắm ló Xuân Viên, lắm tiền Hội Thống,
Lắm nống Do Nha, lắm cà Lộc Châu,
Lắm dâu Cẩm Mỹ, lắm bị Kẻ Giăng,
Lắm măng Kẻ Cừa, lắm bừa Trung Sơn,
Lắm cơn Yên Xứ.
11.
Kẻ Dặm đục đá nấu vôi
Miệng thì thổi lửa, tay lôi rành rành
12.
Trai Đông Thái gái Yên Hồ
Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên
13.
Đặng Sơn người đẹp nước trong
Dâu non xanh bại, tơ tằm vàng sân
14.
Xôi nếp cái, gái Tràng Lưu
15.
Bao giờ mống Mắt mống Mê
Thuyền câu thuyền lái chèo về cho mau
16.
Em về Ba Xã làm chi,
Đồng điền thì chật tứ vi chẳng còn.
17.Trèo đèo hai mái phân vân,
Đêm mơ Hà Tĩnh, dạ ái ân Quảng Bình.
18.Trèo lên hòn núi Ba Giang,
Nghe bao hồi trống trạm, thiếp thương chàng bấy nhiêu.
19.
Trèo lên Rú Bụt, trụt xuống Khe GiaoĐứng núi này trông núi nọ, núi mô cao em trèo!
20.
Em như con chim phượng hoàngĐỗ cao Thiên Nhẫn có mây vàng bao quanh
21.
Chè rú Mả, cá đồng SâuĐi mô xa ngái nhớ lâu lâu lại về
Ví dụ một số bài thơ của nhà thơ Tố Hữu.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng....
Em tham khảo:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh -> vào
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, -> này
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. -> kia
Tay bưng đĩa muối mà lầm
Vừa đi vừa húp té ầm xuống mương. -> ngã
Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi. -> bạn
Tay bưng dĩa muối dĩa gừng -> đĩa
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
=> Các câu này sử dụng từ ngữ ở các địa phương Trung và Nam Bộ
tham khảo "
Non Hồng ai đắp mà cao, Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu?Hồng sơn cao ngất mấy trùng. Lam Giang mấy trượng thì lòng mấy nhiêu.Đức Thọ gạo trắng nước trong. ...Trèo lên chót vót Hai Vai. ...Ai về Hà Tĩnh thì về ...Ai về Hồng Lộc thì về ...Ai về Thạch Hạ mà coi. ...Ai hay mít ngọt, trám bùi.Ăn cơm cá bàu Nậy, uống nước chè khe Yên.