Nêu nhận xét của em về đoạn văn miêu tả sau. Từ đó rút ra bài học gì cho mình khi làm văn miêu tả ?
Cô giáo em năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tóc cô dài , đen mượt. Cô để tóc xõa ngang vai. Đôi mắt cô đen như hai hạt nhãn. Mũ dọc dừa, miệng cô hình trái tim. Mỗi khi cô cười để lộ ra hàm răng trắng bóng. Bàn tay cô hình búp măng rất đẹp.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
Câu 1:
Đối tượng được miêu tả trong đoạn văn là :bà ngoại
Câu 2: các đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của đối tượng được miêu ta trong đoạn văn trên là:
+Đôi mắt ,khuôn mặt,mái tóc,tiếng nói
Câu 3:
Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biết bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.
Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.
Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.
Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.
Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.
(Chúc bạn học tốt )
Nhận xét :Văn bản''Bài học đường đời đầu tiên'' cho thấy Tô Hoài có tài quan sát, nghệ thuật miêu tả hình dáng, tính tình của Dế Mèn rất độc đáo. Ông viết truyện này khi mới 16 tuổi, thật tài ba và chững chạc. Bài học về sự khao khát sống tự do, độc lập, tinh thần lao động để sống, không nên ngông cuồng mà làm điều ngu dại, biết ăn năn, hối hận về những khuyết điểm của mình. Cách kể chuyện giản dị, tự nhiên mà chân thành, tạo được nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.Bằng tài năng nghệ thuật của mình, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
Rút ra : Cần phải bt quan sát loài vật tỉ mỉ.,chi tiết , miêu tả một cách sinh động cụ thể. phải bt kết hợp vs 1 số phương thức biểu đạt để lm cho bài văn trở nên hay hơn.
học tốt
Nhận xét: Thông qua nghệ thuật so sánh, nhân hóa, Tô Hoài đã được tác giả gắn cho một tính cách và 1 cá tính riêng. Dế Mèn trở thành 1 chàng dế cường tráng và tự nhận mình nổi trội hơn tất cả mọi người .
Rút ra: Cần phải biết quan sát loài vật tỉ mỉ, chi tiết, miêu tả một cách sinh động cụ thể. Phải kết hợp phương thức biểu đạt để làm cho bài văn thêm hay hơn!
Sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn:
* Quang cảnh làng mạc ngày mùa:
- Giới thiệu màu sắc bao trùm làng mạc ngày mùa là màu vàng.
- Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
- Tả thời tiết, con người.
→ Tóm lại: Bài văn này tả từng bộ phận của cảnh.
* Hoàng hôn trên sông Hương:
- Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
- Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
- Tả hoạt động của con người trên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
→ Tóm lại: Bài này tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Từ hai bài văn đã phân tích, học sinh tự rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.